Tình hình huy động vốn theo đối tƣợng khách hàng

Một phần của tài liệu phân tích tình hình huy động vốn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện châu thành, tỉnh hậu giang (Trang 62 - 68)

ấn tƣợng tốt với khách hàng và tận dụng thế mạnh là thƣơng hiệu có uy tín, thân thiết với khách hàng để vƣợt qua khó khăn cải thiện tình hình HĐV.

c. Phân tích tình hình tiền gửi có kỳ hạn từ 12 tháng trở lên của ngân hàng 6 tháng đầu năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013

TGCKH từ 12 tháng trở lên đạt tốc độ tăng trƣởng vũ bảo, chƣa từng có trong những năm gần đây, tăng 269,39% (hay tăng 132 triệu đồng) so với cùng kỳ năm 2012. Nguyên nhân là do nền kinh tế trong nƣớc cũng nhƣ địa phƣơng đã phần nào phục hồi sau khủng hoảng kinh tế, quá trình cơ cấu lại các tổ chức tín dụng (TCTD) đã đạt đƣợc một số thành quả nhất định tạo dựng đƣợc lòng tin nơi khách hàng vào hệ thống NH, hơn nữa lạm phát đã giảm mạnh, đang đƣợc kiểm soát chặt chẽ và các TCTD đƣợc tự quyết định lãi suất huy động trung và dài hạn, dựa vào quan hệ cung cầu nên hiện tại, lãi suất huy động trung và dài hạn tại NH cao hơn so với ngắn hạn đã khiến cho khách hàng quan tâm nhiều hơn đến TGCKH từ 12 tháng trở lên.

Tuy chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ, chƣa tới một phần trăm trong tổng VHĐ nhƣng là một thành phần vốn không thể thiếu của NH. Nhất là nhu cầu vay vốn trung và dài hạn tại NH ngày càng tăng lên. NH nên chú trọng, đầu tƣ cách phù hợp đối với nguồn vốn có tính ổn định cao này.

4.2.2 Tình hình huy động vốn theo đối tƣợng khách hàng của ngân hàng hàng

4.2.2.1 Tình hình huy động vốn theo đối tượng khách hàng của ngân hàng giai đoạn 2010-2012

Cách phân loại VHĐ thứ hai là phân theo thành phần kinh tế (hay theo đối tƣợng khách hàng) giúp chúng ta biết đƣợc tiềm năng gửi tiền của từng đối tƣợng khách hàng, biết đƣợc đối tƣợng nào là nguồn huy động chủ yếu của NH, đối tƣợng nào NH chƣa khai thác hết tiềm năng của họ. VHĐ của ngân hàng theo cách phân loại này gồm: VHĐ từ các tổ chức kinh tế (TCKT) và từ dân cƣ.

52 0 50.000 100.000 150.000 200.000 250.000 300.000 2010 2011 2012 TCKT Dân cƣ Tổng VHĐ

Bảng 4.5 Tình hình huy động vốn theo đối tƣợng khách hàngcủa NHNo&PTNT Châu Thành, Hậu Giang giai đoạn 2010-2012

Đơn vị tính: Triệu đồng

Nguồn: Phòng Kế toán-ngân quỹ NHNo&PTNT Châu Thành, Hậu Giang Ghi chú: TCKT- Tổ chức kinh tế

Hình 4.5 Biểu đồ tình hình huy động vốn theo thành phần kinh tế của NHNo&PTNT Châu Thành, Hậu Giang giai đoạn 2010-2012

a. Phân tích tình hình huy động vốn từ tổ chức kinh tế của ngân hàng giai đoạn 2010-2012

VHĐ từ các TCKT chỉ chiếm một tỷ trọng rất nhỏ trong tổng VHĐ, trung bình hơn 1% tuy nhiên tỷ trọng cũng nhƣ tốc độ tăng trƣởng của thành phần vốn này tăng liên tục trong những năm gần đây. Năm 2010, tiền gửi từ các

Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 2010 2011 2012 2011/2010 2012/2011 Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) TCKT 1.299 0,91 2.314 1,07 5.692 2,31 1.015 78,14 3.378 145,98 Dân cƣ 141.766 99,09 213.432 98,93 240.459 97,69 71.666 50,55 27.027 12,66 Tổng VHĐ 143.065 100 215.746 100 246.151 100 72.681 50,80 30.405 14,09

53

TCKT đạt 1.299 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 0,91% trên tổng VHĐ. Nhu cầu thanh toán là nhu cầu chính của các TCKT khi gửi tiền vào NH. Trong bối cảnh kinh tế thế giới, trong nƣớc nói chung và thị trƣờng tài chính tiền tệ, ngân hàng nói riêng có nhiều diễn biến phức tạp về lãi suất huy động và cho vay, tỷ giá,…Mặc dù NHNN đã ra sức giúp đỡ các doanh nghiệp, TCKT qua các chính sách nhƣ chƣơng trình cho vay hỗ trợ lãi suất đối với 5 nhóm ngành kinh doanh-sản xuất ƣu tiên trọng điểm, ban hành các thông tƣ điều chỉnh trần lãi suất huy động mục đích giảm lãi suất cho vay tuy nhiên lãi suất cho vay không giảm đi nhiều trong hoàn cảnh áp dụng cơ chế lãi suất thỏa thuận, thậm chí còn tăng cao vào cuối năm do NHNN điều chỉnh tăng lãi suất cơ bản dƣới sức ép của lạm phát nên hoạt động kinh doanh của các TCKT, doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn về tiếp cận vốn, tiêu thụ hàng hóa…do đó nhu cầu thanh toán giảm sút. Vì vậy, lƣợng tiền gửi của các TCKT tại NH năm nay khá thấp.

Năm 2011, VHĐ từ các TCKT đạt 2.314 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 1,07%, tăng nhanh với tốc độ 78,14% (hay tăng 1.015 triệu đồng) so với năm trƣớc. Mặc dù nền kinh tế vẫn còn nhiều bất ổn nhƣng tình trạng đô la hóa đã phần nào đƣợc giải quyết nhờ các chính sách can thiệp kịp thời của NHNN nhƣ giảm lãi suất huy động đồng USD, xử lý một loạt các giao dịch ngoại hối bất hợp pháp trên thị trƣờng tự do, giúp bình ổn thị trƣờng ngoại hối… tạo môi trƣờng kinh doanh ổn định hơn cho các doanh nghiệp. Do đó, nhu cầu thanh toán của các TCKT tăng lên. Bên cạnh đó cũng cho ta thấy NH đã có những hình thức huy động, sản phẩm dịch vụ thu hút đƣợc quan tâm của các TCKT nhƣ dịch vụ thu ngân sách Nhà Nƣớc (Agri-tax), dịch vụ ngân quỹ, dịch vụ chuyển tiền trong nƣớc và quốc tế, dịch vụ thanh toán tiền điện… gíup NH tăng lƣợng VHĐ từ các TCKT mặt khác còn giúp giảm lƣợng tiền lƣu thông trong nền kinh tế , giảm chỉ số lạm phát.

Cùng với sự phục hồi của nền kinh tế trong nƣớc, các hoạt động sản xuất kinh doanh của các TCKT trên địa bàn từngbƣớc tăng trƣởng trở lại. Thêm vào đó, Agribank luôn là NH đi đầu trong chấp hành các chính sách giảm lãi suất cho vay, cung cấp các gói cho vay hỗ trợ lãi suất nhằm góp phần tháo gỡ khó khăn cho các TCKT ; chủ động tiếp cận và làm việc với khách hàng để nắm bắt và đáp ứng kịp thời nhu cầu vay vốn, chia sẻ và xử lý khó khăn cùng khách hàng vì vậy tạo dựng đƣợc mối quan hệ tốt, sự tin tƣởng nơi các doanh nghiệp. Nhờ đó lƣợng tiền gửi của các TCKT tại NH tiếp tục tăng lên với tốc độ nhanh chóng. Năm 2012,tiền gửi của các TCKT tiếp tục tăng trƣởng nhanh, tăng 145,98% (hay tăng 3.378 triệu đồng) so với năm 2011, đạt 5.692 triệu, chiếm tỷ trọng 2,31% trong tổng VHĐ

54

b. Phân tích tình hình huy động vốn từ dân cư của ngân hàng giai đoạn 2010-2012

Tiền gửi của khu vực dân cƣ tại NH luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tiền gửi cùa các thành phần kinh tế, trung bình chiếm gần 99% tổng VHĐ và tăng liên tục qua các năm. Nhƣ chúng ta đã biết, NHNN ban hành cơ chế lãi suất thỏa thuận năm 2010 đã giúp các NH có thể chủ động trong xác định lãi suất huy động đối với các đối tƣợng khách hàng khác nhau, có điều kiện mở rộng mạng lƣới huy động vốn với các mức lãi suất phù hợp đã giúp tình hình huy động vốn tại các NH trong toàn hệ thống cũng nhƣ tại NHNo&PTNT Châu Thành cải thiện rõ rệt so với năm trƣớc. Lãi suất huy động năm 2010 tăng cao, đặc biệt là giai đoạn cuối năm và đảm bảo đƣợc lợi ích cho ngƣời gửi tiền trong bối cảnh lạm phát gia tăng. Những điều kiện trên đã giúp cho lƣợng VHĐ từ dân cƣ của NH năm này cao hơn so với năm trƣớc. . Nên năm 2010, tiền gửi của dân cƣ tại NH đạt 141.766 triệu đồng, có tỷ trọng trên VHĐ cao nhất trong 3 năm, bằng 99,09%.

Tuy nền kinh tế trong nƣớc vẫn còn nhiều điểm tối nhƣ thị trƣờng chứng khoán vẫn xám xịt, bất động sản tiếp tục đóng băng, vàng liên tục tăng giá do hiện tƣơng đầu cơ, vỡ nợ tín dụng đen dây chuyền, lạm phát vẫn cao ở mức 2 con số… nhƣng cũng vì vậy mà khách hàng tin tƣởng hơn vào lĩnh vực đầu tƣ an toàn là gửi tiền vào NH. Mà thƣơng hiệu của Agribank đã ngày càng trở nên thân thiết hơn với ngƣời dân huyện nhà, NH có đội ngũ cán bộ nhân viên nhiệt tình với nhiệm vụ chuyên trách tìm hiểu tình hình kinh tế-xã hội, nhu cầu tín dụng, gửi tiền của ngƣời dân ở từng xã, thị trấn, nhờ đó mà NH có thể nắm bắt triển khai nhiều hình thức huy động vốn thích hợp nhằm thu hút khách hàng, tiếp cận địa bàn một cách triệt để. Nhờ vậy mà năm 2011, VHĐ từ khu vực dân cƣ tiếp tục tăng và tăng khá nhanh so với năm 2010, đạt tốc độ tăng trƣởng 50,55% (tức tăng 71.666 triệu đồng), bằng 213.432 triệu đồng, chiếm 98,93% tổng VHĐ.

Năm 2012, tiền gửi của khu vực dân cƣ đạt 240.459 triệu đồng, chiếm 97,69% trong tổng VHĐ. Ngày 1/8 Agribank ban hành văn bản quy định chỉ tiêu huy động vốn cho tất cả các cấp cán bộ nhân viên toàn hệ thống. Vì vậy, toàn thể cán bộ nhân viên chi nhánh năm này đều ra sức cố gắng thúc đẩy hoạt động HĐV tăng trƣởng qua nhiều hình thức khác nhau nhƣ tổ chức chƣơng trình tiết kiệm dự thƣởng “Kỉ niệm 24 năm thành lập Agribank” với nhiều kỳ hạn khác nhau và đặc biệt tập trung huy động nguồn tiền từ bồi hoàn giải tỏa của các khu dân dƣ trên địa bàn nhờ đó tiền gửi của khu vực dân cƣ tại NH tiếp tục tăng lên so với năm trƣớc.Tuy nhiên tốc độ tăng trƣởng có phần sụt giảm chỉ tăng 12,66% (hay tăng 27.027 triệu đồng) so với 2011. Do tác động

55 0 50.000 100.000 150.000 200.000 250.000 6T/2012 6T/2013 TCKT Dân cƣ Tổng VHĐ

của các thông tƣ nhằm giảm lãi suất huy động và lãi suất cho vay mà NHNN nhiều lần ban hành trong năm với mục đích góp phần tháo gở khó khăn cho các doanh nghiệp, tính đến cuối năm 2012 lãi suất huy động vốn của NH đã giảm từ 0,5%-6% so với năm 2011 tùy theo từng kỳ hạn. Hơn nữa trong khi đó một số TCTD khác trên địa bàn chƣa thực sự chấp hành nghiêm túc các thông tƣ trên của NHNN, áp dụng mức lãi suất huy động cao đã thu hút một lƣợng lớn tiền gửi từ khu vực dân cƣ.

4.2.2.2 Tình hình huy động vốn theo đối tượng khách hàngcủa ngân hàng 6 tháng đầu năm 2012 và 6 tháng đầu 2013

Chúng ta cùng tiếp tục tìm hiểu tình hình huy động vốn theo thành phần kinh tế thời gian gần đây nhất 6 tháng đầu năm 2013 và cùng kỳ năm trƣớc để hiểu rõ hơn hoạt động HĐV hiện tại của NH.

Bảng 4.6 Tình hình huy động vốn theo đối tƣợng khách hàngcủa NHNo&PTNT Châu Thành, Hậu Giang 6 tháng đầu năm 2012 và 2013

Đơn vị tính: Triệu đồng

Nguồn: Phòng Kế toán-ngân quỹ NHNo&PTNT Châu Thành, Hậu Giang Ghi chú: TCKT- Tổ chức kinh tế (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hình 4.6 Biều đồ thể hiện tình hình huy động vốn theo thành phần kinh tế của NHNo&PTNT 6 tháng đầu năm 2012 và 2013

Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 6T/2012 6T/2013 6T 2013/6T 2012 Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) TCKT 2.314 1,08 3.947 1,78 1.633 70,57 Dân cƣ 211.407 98,92 217.729 98,22 6.322 2,99 Tổng VHĐ 213.721 100 221.676 100 7.955 3,72

56

a. Phân tích tình hình huy động vốn từ các tổ chức kinh tế tại ngân hàng 6 tháng đầu năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013

Tiếp tục đà tăng trƣớc của các năm trƣớc, 6 tháng đầu năm 2013 tiền gửi của các TCKT tại NH tăng với tốc độ 70,57% (tức tăng 1.633 triệu đồng) so với cùng ký năm trƣớc, đạt 3.947 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 1,78% tổng VHĐ. Bƣớc sang năm 2013, NHNN đã liên tục ban hành các thông tƣ nhằm giảm lãi suất huy động và cho vay cụ thể là các thông tƣ 08/2013/TT-NHNN, 14/2013/TT-NHNN, 15/2013/TT-NHNN về giảm trần lãi suất huy động đồng USD và VND, các thông tƣ 09/2013/TT-NHNN,10/2013/TT-NHNN 16/2013/TT-NHNN về giảm lãi suất cho vay ngắn hạn đối với một số ngành kinh tế trọng điểm. Nhờ các NH giảm lãi suất, cho vay ở mức thấp đã góp phần không nhỏ trong việc tạo điều kiện giảm chi phí sản xuất - kinh doanh, góp phần tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp, duy trì tăng trƣởng kinh tế, bảo đảm an toàn cho hệ thống ngân hàng. Nhờ đó, tính thanh khoản của các TCTD tiếp tục đƣợc cải thiện và ngày càng ổn định, nền kinh tế trong nƣớc cũng nhƣ địa phƣơng dần phục hồi, lạm phát giảm xuống còn dƣới 7% và đƣợc kiểm soát chặt chẽ. Nhờ vậy mà nhu cầu thanh toán cũng nhƣ gửi tiền vào NH của các TCKT cũng tăng lên nên tiền gửi của các TCKT tại NHNo&PTNT Châu Thành 6 tháng đầu năm mới có đƣợc tốc độ tăng trƣởng cao nhƣ trên. Thành phần VHĐ này đa phần là tiền gửi thanh toán – nguốn vốn giá rẻ cho NH phục vụ hoạt động tín dụng ngắn hạn và đảm bào tính thanh khoản hàng ngày.

b. Phân tích tình hình huy động vốn từ khu vực dân cư tại ngân hàng 6 tháng đầu năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013

Sáu tháng đầu năm 2013, tiền gửi của khu vực dân cƣ tại NH vẫn tăng so với cùng ký năm trƣớc. Tuy nhiên, tốc độ tăng trƣởng lại tiếp tục giảm xuống còn rất thấp, bằng 2,99% (tức tăng 6.322 triệu đồng) so với cùng kỳ năm 2012, đạt 217.729 triệu đồng, chiếm 98,22% trên tổng VHĐ. Tiền gửi dân cƣ tăng trƣởng thấp cũng đã kéo tốc độ tăng của VHĐ xuống rất nhiều. Nguyên nhân chủ yếu là do thu nhập của ngƣời dân trong huyện giảm đi đồng thời nhu cầu gửi tiền cũng rất ít vì thiên tai liên tiếp xảy ra trên địa bàn huyện trong thời gian này, nhiều cơn bão, các đợt áp thấp nhiệt đới, mƣa lũ, sạt lỡ đất tại hơn 34 điểm trong huyện gây thiệt hại lớn đến diện tich gieo trồng cũng nhƣ ảnh hƣởng đến đời sống sinh hoạt của ngƣời dân. Hơn nữa các tháng đầu năm nay giá cả hàng hóa trên địa bàn huyện tăng cao, nhất lả các hàng hóa thiết yếu nhƣ gas, thực phẩm, giá điện… đẩy chi phí sản suất kinh doanh, chi phí sinh hoạt lên cao trong khi đó giá lúa lại bấp bênh.

57

Tiền gửi của khu vực dân cƣ luôn chiến hơn 90% tổng VHĐ, do đó là nguồn vốn rất quan trọng đối với NH.Tuy nhiên, do thiên tai, bão lũ ảnh ƣởng đến sản xuất kinh doanh của ngƣời dân huyện nhà nên lƣợng tiền gửi này tăng ngày càng chậm. NH cần tiếp tục phát triển hoạt động tiếp cận khách hàng, nhằm nắm bắt , triển khai đúng lúc những sản phẩm huy động thích hợp giúp cho NH tăng lƣợng VHĐ từ dân cƣ, mặt khác còn giúp ngƣời dân có thêm thu nhập một cách an toàn từ lãi tiền gửi.

Một phần của tài liệu phân tích tình hình huy động vốn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện châu thành, tỉnh hậu giang (Trang 62 - 68)