Đánh giá hiệu quả sử dụng và huy động vốn của ngân hàng giai đoạn

Một phần của tài liệu phân tích tình hình huy động vốn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện châu thành, tỉnh hậu giang (Trang 77 - 80)

giai đoạn 2010-2013

Thông qua các chỉ tiêu tài chính chúng ta có thể thấy đƣợc mối quan hệ chặt chẽ giữa hoạt động huy động và sử dụng vốn của NH, đánh giá chính xác hơn tính hợp lý và hiệu quả của các hoạt động này.

Bảng 4.9 Các chỉ tiêu tài chính đánh giá hiệu quả huy động và sử dụng vốn của NHN0&PTNT Châu Thành, Hậu Giang giai đoạn 2010-2012

Đơn vị tính: %

Nguồn: Tác giả thu thập và tính toán

a. Các chỉ tiêu đánh giá cơ cấu nguồn vốn của ngân hàng giai đoạn 2010-2012

Các chỉ tiêu VHĐ/Tổng nguồn vốn, VHĐCKH/Tổng VHĐ, VHĐKKH/Tổng VHĐ là những chỉ tiêu giúp ta đánh giá tình hình nguồn vốn của NH.

Qua chỉ tiêu VHĐ/Tổng nguồn vốn, chúng ta có thể thấy VHĐ chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng nguồn vốn của NH, trung bình chiếm hơn 70% tổng nguồn vốn. Điều này cho thấy NH luôn chủ động trong việc tìm kiếm nguồn vốn phục vụ cho hoạt động kinh doanh, không phụ thuộc nhiều vào nguồn vốn điều chuyển từ NH cấp trên. Chỉ tiêu này tăng cao nhất vào năm 2011, đạt 81,66%, tăng 16,9 đơn vị so với năm 2010. Đến năm 2012, chỉ tiêu này lại giảm xuống chỉ đạt 73,84% (giảm 7,82 đơn vị). Năm 2010 là năm

Chỉ tiêu Năm 2010 2011 2012 VHĐ/ Tổng nguồn vốn 64,76 81,66 73,84 VHĐCKH/ Tổng VHĐ 97,77 97,87 94,41 VHĐKKH/ Tổng VHĐ 2,23 2,13 5,59 Chi phí HĐV/ VHĐ 15,17 15,81 13,98 Chi phí HĐV/ Tổng chi phí 83,57 87,52 84,53 Tổng dƣ nợ/ Tổng nguồn vốn 93,00 94,59 95,96 VHĐ/ Tổng dƣ nợ 69,64 86,33 76,95 Hệ số NIM 2,79 3,41 3,78

67

nhiều khó khăn nói chung cho cả nền kinh tế nƣớc nhà sau khủng hoảng kinh tế thế giới 2008-2009, chỉ tiêu VHĐ/Tổng nguồn vốn thấp nhất trong 3 năm. Tuy nhiên, hoạt động HĐV của NH vẫn đảm bảo phục vụ đa số nhu cầu trong hoạt động kinh doanh của NH. Nguyên nhân là ngoài tác động của chính sách cơ chế lãi suất thỏa thuận do NHNN ban hành còn nhờ các chƣơng trình khuyến mãi hấp dẫn, thu hút đƣợc sự quan tâm của khách hàng mà NH đã tổ chức thực hiện. Lãi suất huy động tăng mạnh và đạt kỷ lục cao nhất trong nhiều năm gần đây đã giúp lƣợng VHĐ của NH tăng cao vào năm 2011, do đó chỉ tiêu VHĐ/Tổng nguồn vốn của NH đạt giá trị cao nhất trong 3 năm. Tuy nhiên điều này cũng đồng nghĩa với việc chi phí của NH cũng leo dốc nhanh chóng. Năm 2012, hoạt động huy động của NH gặp nhiều khó khăn, không chỉ do lãi suất huy động giảm nhiều so với các năm trƣớc mà bên cạnh đó tình trạng một số NH khác chƣa chấp hành nghiêm túc chính sách giảm lãi suất huy động của NHNN đã khiến nhiều khách hàng rút vốn tại NH để chuyển sang gửi vào các NH này, vì vậy mà VHĐ/Tổng nguồn vốn của NH sụt giảm so với năm trƣớc.

Hai chỉ tiêu VHĐCKH/Tổng VHĐ và VHĐKKH/Tổng VHĐ cho ta thấy đƣợc tính ổn định của nguồn VHĐ cũng nhƣ phần nào phản ánh đƣợc mức chi phí mà NH bỏ ra cho nguồn vốn này. Qua bảng 4.9 chúng ta có thể thấy VHĐCKH chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng VHĐ, trung bình chiếm trên 96%. Điều này thể hiện VHĐ của NH có tính ổn định cao đồng thời kéo theo chi phí huy động vốn cũng sẽ lớn. Chỉ tiêu này không thay đổi nhiều qua 2 năm 2010 và 2011, ở mức gần 98%, năm 2012 chỉ tiêu này giảm xuống còn 94,41%. Nguyên nhân của sự sụt giảm này là do lãi suất huy động liên tục đƣợc hạ thấp theo thông tƣ của NHNN nhằm giúp đỡ các doanh nghiệp nhanh chóng phục hồi. Thêm vào đó, tốc độ tăng trƣởng của VHĐKKH năm này cao hơn nhiều so với VHĐCKH cũng khiến tỷ trọng VHĐCKH giảm xuống.

Tiếp theo, chỉ tiêu VHĐKKH/Tổng VHĐ cũng chỉ ra rằng VHĐKKH chỉ chiếm một tỷ trọng rất nhỏ trong tổng VHĐ, trung bình chiếm khoảng 3%, một lần nữa khẳng định tính an toàn của nguồn VHĐ của NH. Thành phần vốn rủi ro cao nhƣng chi phí rẻ này không chỉ góp phần giúp NH giải quyết nhu cầu tín dụng mà còn đóng vai trò rất quan trọng đối với tính thanh khoản của NH. Tuy nhiên chỉ tiêu VHĐKKH/Tổng VHĐ còn quá thấp chứng tỏ hoạt động HĐV của NH chƣa khai thác tốt nhu cầu thanh toán của các TCKT, doanh nghiệp trên địa bàn. Ý thức đƣợc điều này, NH đã kịp thời thực hiện nhiều biện pháp nhằm thúc đẩy TGKKH tăng trƣởng nhƣ tích cực quảng bá, tổ chức các chƣơng trình khuyến mại về thẻ, tƣ vấn kịp thời, tận tình các sản phẩm, dịch vụ tiện ích đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng. Nhờ đó mà năm

68

2012, VHĐKKH đã tăng cao, chỉ tiêu VHĐKKH/Tổng VHĐ đạt 5,59 % gần gấp 3 lần mức 2,23% và 2,13% lần lƣợt vào các năm 2010 và 2011.

b. Các chỉ tiêu đánh giá chi phí của hoạt động huy động vốn tại ngân hàng giai đoạn 2010-2012

Tính hợp lý của chi phí huy động vốn đƣợc đánh giá bởi 2 chỉ tiêu Chi phí HĐV/VHĐ và Chi phí HĐV/ Tổng chi phí.

Chỉ tiêu Chi phí HĐV/VHĐ của NH cho ta biết để có đƣợc 100 đồng VHĐ trung bình NH cần phải chi gần 15 đồng. Một mức chi phí khá cao. Chỉ tiêu này đạt giá trị 15,17% năm 2010 và tăng lên cao nhất bằng 15,81% năm 2011 do lãi suất huy động năm này tăng cao theo mặt bằng lãi suất của thị trƣờng hơn nữa cũng để cạnh tranh với các NH khác trên địa bàn. Tiếp đến chỉ tiêu này có xu hƣớng giảm xuống vào năm 2012, còn 13,98%. Nhƣng nguyên nhân giảm xuống là do lƣợng VHĐ năm này tăng trƣởng rất chậm, không phản ánh đƣợc hiệu quả quản lý chi phí của NH. Do đó, NH cần kịp thời đề ra các giải pháp HĐV thích hợp nhằm tăng lƣợng VHĐ đồng thời quản lý chi phí ở mức hợp lý nhất có thể.

Đối với hầu hết các NHTM, chi phí HĐV luôn là thành phần chi phí lớn nhất. Đối với NHNo&PTNT Châu Thành, Hậu Giang – chi nhánh loại 3, tỷ trọng chi phí HĐV càng chiếm cao hơn bởi hoạt động HĐV là nguồn cung cấp vốn chính cho NH. Trong khi chỉ tiêu VHĐ/Tổng nguồn vốn trung bình đạt trên 70%, chỉ tiêu Chi phí HĐV/Tổng chi phí trung bình hơn 80% một lần nữa cho ta thấy chi phí HĐV của NH qua 3 năm là khá cao. Tƣơng tự với chỉ tiêu Chi phí HĐV/VHĐ, chỉ tiêu này đạt mức thấp nhất bằng 83,57% năm 2010, tăng lên cao nhất trong ba năm đạt 87,52% vào năm 2011 và cuối cùng giảm xuống còn 84,53% vào năm 2012.

Nhƣ vậy qua việc phân tích 2 chỉ tiêu trên chúng ta có thể thấy, thứ nhất, chi phí HĐV là chi phí lớn nhất trong tổng chi phí của NH và giảm xuống vào năm 2012 tuy nhiên nguyên nhân sụt giảm chính lại là do lƣợng VHĐ tăng trƣởng quá chậm. Thứ hai, chi phí HĐV trên mỗi đồng VHĐ của NH tuy đang có xu hƣớng giảm nhƣng vẫn còn khá cao.

c. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của ngân hàng giai đoạn 2010-2012

Để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của NH chúng ta có các chỉ tiêu Tổng dƣ nợ/Tổng nguồn vốn, VHĐ/Tổng dƣ nợ, hệ số chênh lệch lãi NIM.

Chỉ tiêu Tổng dƣ nợ/Tổng nguồn vốn của NH luôn đạt trên 90% và có xu hƣớng tăng dần qua 3 năm. Cụ thể hơn, ngoài phần vốn để đảm bảo thanh

69

khoản, dự phòng rủi ro,… thì NH gần nhƣ sử dụng toàn bộ cho hoạt động tín dụng, rất ít khi thực hiện các hoạt động đầu tƣ khác. Và dƣ nợ của NH ngày càng tăng cao, chiếm phần lớn trong tổng nguồn vốn, có khả năng ảnh hƣởng đến tính thanh khoản của NH. Vì thế, NH nên xem xét đến các hoạt động đầu tƣ khác nhằm phân tán rủi ro, trích lập dự phòng rủi ro tín dụng, dự phòng thanh toán chính xác, giảm chỉ tiêu này xuống mức phù hợp đảm bảo an toàn cho hoạt động của NH.

Chỉ tiêu VHĐ/Tổng dƣ nợ của NH cho ta biết VHĐ trung bình chỉ chiếm khoảng 77,64% tổng dƣ nợ, tức 100 đồng dƣ nợ thì chỉ có 77,64 đồng từ nguồn VHĐ còn lại là từ vốn điều chuyển. Hay nói cách khác, tỷ lệ Tổng dƣ nợ/VHĐ trung bình đạt 128,80% , lớn hơn nhiều so với tỷ lệ 80% do NHNN quy định. Điều này cho chúng ta thấy hoạt động HĐV của NH còn tăng trƣởng chậm, chƣa thật sự phục vụ tốt hoạt động tín dụng.

Tiếp theo chúng ta cùng xem xét hệ số chênh lệch lãi NIM. Chỉ tiêu này tăng liên tục qua ba năm và đến năm 2012 đã đạt mức 3,78%. Đây là một tỷ lệ khá tốt trong hoàn cảnh NIM của toàn hệ thống đang ngày càng thu hẹp do các chính sách giảm lãi suất, kích cầu của NHNN. Chứng tỏ NH đã có những thành công nhất định trong quản lý tài sản nợ - có. Hoạt động tín dụng đáp ứng tốt nhu cầu của ngƣời dân huyện nhà, đặc biệt là nông dân, bên cạnh đó các bƣớc thẩm định, kiểm soát đƣợc thực hiện nghiêm túc, cẩn thận, quá trình trả nợ đƣợc đôn đốc tốt đã tạo ra hiệu quả sử dụng vốn cao cho NH.

Một phần của tài liệu phân tích tình hình huy động vốn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện châu thành, tỉnh hậu giang (Trang 77 - 80)