CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN THEO MÔ

Một phần của tài liệu phân tích tình hình huy động vốn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện châu thành, tỉnh hậu giang (Trang 87)

HÌNH MA TRẬN SWOT

Bảng 5.1 Ma Trận SWOT tình hình huy động vốn của NHNo&PTNT Châu Thành, Hậu Giang

Điểm mạnh (S)

1. Thƣơng hiệu lớn, uy tín đƣợc khách hàng trong và ngoài nƣớc biết đến.

2. Tiềm lực tài chính vững mạnh tạo niềm tin cho khách hàng.

3. Ban giám đốc chi nhánh có kinh nghiệm dày dặn, chuyên môn sâu, năng lực điều hành cao. 4. Tổ chức nhân sự hợp lý, cán bộ

có thâm niên cao nhiều, trình độ cán bộ nhân viên ngày càng đƣợc nâng cao.

5. Thái độ phục vụ ân cần, chu đáo, có chính sách chăm sóc khách hàng tốt. Tạo dựng đƣợc vị trí trong lòng khách hàng cũng nhƣ trong hệ thống TCTD trên địa bàn.

6. Ƣu tiên đầu tƣ công nghệ thông tin. Do đó, có khả năng quản lý tốt thông tin khách hàng, cung cấp nhiều dịch vụ hiện đại, thuận lợi cho khách hàng.

7. Hệ thống các sản phẩm, dịch vụ đa dạng, đang đƣợc cập nhật, cải tiến.

8. Phƣơng thức giao dịch một cửa, tác phong làm việc nhanh nhẹn tiết kiệm thời gian cho khách hàng.

9. Cơ sở vật chất khang trang, địa điểm giao dịch thuận lợi.

10. Phƣơng châm hoạt động ƣu tiên đầu tƣ “tam nông” phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế huyện nhà, nên đƣợc các cấp chính quyền ủng hộ.

Điểm yếu (W)

1. Chƣa có sản phẩm, dịch vụ khác biệt, nổi trội so với các NH khác trên địa bàn.

2. Hoạt động marketing còn yếu, chƣa có chuyên viên marketing. 3. Số lƣợng máy ATM rất ít, không

đáp ứng đƣợc nhu cầu của khách hàng.

4. Tốc độ tăng trƣởng VHĐ giảm mạnh, không đáp ứng đƣợc nhu cầu của hoạt động tín dụng. 5. Sử dụng vốn điều chuyển ngày

càng nhiều hơn, mất đi tính độc lập trong hoạt động kinh doanh.

6. Vốn huy động ngoại tệ và VHĐ

từ các TCKT còn quá thấp. 7. Toàn huyện chỉ có một trụ sở chi

nhánh cấp 3, không có phòng giao dịch nào khác.

77

Cơ hội (O)

1. Hội nhập kinh tế quốc tế giúp NH có nhiều cơ hội hợp tác, học tập các TCTD nƣớc ngoài, thúc đẩy thanh toán quốc tế, mua bán ngoại tệ…phát triển.

2. Tình hình kinh tế đang dần hồi phục, lạm phát giảm mạnh, các kênh đầu tƣ khác lợi nhuận thấp, rủi ro cao. 3. Tận dụng vị trí địa lý thuận

lợi, dƣới sự dẫn dắt, ủng hộ của các cấp chíh quyền huyện, tỉnh Hậu Giang, Thành phố Cần Thơ, kinh tế huyện nhà đang dần hồi phục và phát triển.

4. Xuất khẩu lao động phát triển tạo việc làm, thu nhập cho ngƣời dân đồng thời mang đến cơ hội cho NH thực hiện các dịch vụ giao dịch quốc tế.

5. Các khu, cụm công nghiệp mọc lên ngày càng nhiều mang đến việc làm, thu nhập cho ngƣời dân, thúc đẩy kinh tế huyện phát triển.

6. Cơ sở vật chất, giao thông đƣợc quan tâm xây dựng. 7. Nông nghiệp đƣợc chính

quyền địa phƣơng ƣu tiên đầu tƣ, nông dân đƣợc quan tâm chia sẽ khó khăn, nên thu nhập ổn định và tăng lên.

Giải pháp SO

 (S1, S2, S5, S8, O5) Giữ vững mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng cũ, tăng cƣờng tìm kiếm khách hàng tiềm năng, mở rộng đối tƣợng khách hàng.

 (S5, S7, O2) Có những hình thức khuyến mãi đúng dịp, hấp dẫn tăng cƣờng thu hút khách hàng trong bối cảnh các kênh đầu tƣ khác mang nhiều rủi ro, lợi nhuận bấp bênh.

 (S10, O8) Có các sản phẩm huy động, chính sách ƣu đãi đặc biệt phù hợp với đối tƣợng nông dân.

 (S5, O3, O5) Tạo dựng niềm tin, ấn tƣợng tốt với khách hàng huy động vốn từ hoạt động tín dụng, xây dựng mối quan hệ 2 chiều gắn bó, thân thiết giữa NH với khách hàng thông qua hoạt động huy động và tín dụng.

 (S6, S7, S9, O1, O4) Ứng dụng, cập nhật kịp thời các sản phẩm giao dịch quốc tế hiện đại nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng.

 (S5, S6, S7, O2, O3, O5) Tƣ vấn, khuyến khích các doanh nghiệp trả lƣơng qua thẻ tạo nguồn vốn ngắn hạn chi phí rẻ cho NH đồng thời để khách hàng tiếp cận với các dịch vụ tiện ích hiện đại, giảm thanh toán bằng tiền mặt.

 (S10, O3, O6, O7) Tăng cƣờng quảng bá thƣơng hiệu thông qua các cơ quan đoàn thể, các cấp chính quyền địa phƣơng.

Giải pháp WO

 (W1, W6, O1, O4) Nghiên cứu, đề xuất NH cấp trên cung cấp các sản phẩm huy động mới, đặc biệt không quên cải thiện tình hình huy động thành phần vốn nhỏ nhƣng quan trọng – VHĐ ngoại tệ và đối tƣợng khách hàng tiềm năng là các TCKT, doanh nghiệp.

 (W4, W5, O2, O3, O5) Tiếp tục duy trì chƣơng trình chăm sóc khách hàng phù hợp.

 (W2, O2, O3, O5, O6) Kết hợp giữa khuyến mãi và quảng cáo dƣới hình thức quà tặng có in logo NH. Thay đổi các băng rôn, tờ bƣớm giới thiệu sản phẩm, dịch vụ của NH.

 (W3, O2, O3, O5, O6) Đề xuất với NH cấp trên đầu tƣ lắp đặt thêm máy ATM phục vụ nhu cầu khách hàng.

 (W7, O2, O3, O5, O6) Nghiên cứu, đề ngị NH cấp trên mở thêm chi nhánh tại các địa điểm trung tâm, đông dân cƣ.

78

Nguồn: Tác giả nghiên cứu và thực hiện

Nhƣ vậy theo mô hình ma trận SWOT chúng ta sẽ có một số giải pháp cho hoạt động huy động vốn của NH nhƣ sau:

a. Giải pháp SO

 Tận dụng uy tín thƣơng hiệu, phát huy điểm mạnh đã đạt đƣợc nhƣ mạng lƣới cán bộ nhân viên chuyên trách từng địa bàn trong huyện, thái độ phục vụ nhiệt tình, tác phong làm việc nhanh chóng, có chính sách chăm sóc khách hàng phù hợp để giữ vững mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng cũ. Mặt khác kinh tế huyện nhà ngày càng phát triển,

Thách thức (T)

1. Mặt trái của hội nhập kinh tế thế giới chính là cạnh tranh trở nên khốc liệt hơn, phải nhanh chóng nâng cao năng lực, sẵn sàng cạnh tranh lâu dài.

2. Các chính sách tài chính, tiền tệ hiện tại của Chính phủ, NHNN khiến hoạt động HĐV của ngân hàng gặp không ít khó khăn. 3. Một số NH chƣa thực hiện

nghiêm túc chính sách giảm lãi suất huy động đã hấp dẫn số lƣợng lớn khách hàng.

4. Nông nghiệp chiếm tỷ trọng cao trong hoạt động kinh tế của địa phƣơng, thƣờng xuyên bị ảnh hƣởng bởi thiên tai, hỏa hoạn. Thu nhập của ngƣời dân không cao, lƣợng tiền nhàn rỗi thấp.

5. Ngƣời dân nông thôn còn xa lạ với các hoạt động NH nên có tâm lý e ngại, lo sợ, chƣa tin tƣởng đối với các giao dịch tại NH, thói quen sử dụng tiền mặt lớn. Tín dụng đen phát triển mạnh.

Giải pháp ST

 (T1, S1, S2, S4, S6, S7, S8, S9) Phát huy những điểm mạnh sẵn có về thƣơng hiệu, công nghệ, đội ngũ nhân viên, sử ủng hộ của chính quyền địa phƣơng nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh.

 (T2, S3, S4) Ban Giám đốc và các trƣởng bộ phận cần thƣờng xuyên nghiên cứu biến động kinh tế, lãi suất tại địa phƣơng để kịp thời có giải pháp đối đầu khó khăn.

 (T3, S3, S4) Kịp thời báo cáo với NHNN các trƣờng hợp chƣa nghiêm túc thực hiện các thông tƣ, chính sách của Chính phủ, NHNN.

 (T4, S5, S10) Chủ động tìm hiểu, chia sẻ khó khăn với nông dân. Kết hợp với chính quyền địa phƣơng mở các lớp đào tạo, nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp.

 (T5, S5, S8, S9) Thiết kế chi tiết các bảng hƣớng dẫn phục vụ khách hàng khi tham gia giao dịch, tận tình chỉ dẫn khi khách hàng gặp khó khăn.

Giải pháp WT

 (W2, W4, W5, W6, T1, T2, T3) Phát huy thế mạnh, tận dụng cơ hội trong hoạt động huy động vốn nhằm tạo đƣợc nguồn vốn huy động vững mạnh, chi phí hợp lý, phục vụ tốt nhu cầu kinh doanh, để hạn chế tối đa những đe dọa, thách thức bên ngoài tấn công vào những điểm yếu, gây bất lợi cho hoạt động của NH.

79

thu nhập ngƣời dân tăng lên, NH cần tích cực tìm kiếm các khách hàng tiềm năng nhƣ doanh nghiệp vừa và nhỏ, các hộ kinh doanh buôn bán nhỏ, cán bộ, công nhân, viên chức nhà nƣớc... nhằm mở rộng đối tƣợng khách hàng.

 Tình hình kinh tế đã có nhiều điểm khả quan nhƣ lạm phát giảm mạnh và đƣợc kiểm soát chặt chẽ, lãi suất cho vay đƣợc hạ thấp giúp nhiều doanh nghiệp tiếp cận đƣợc nguồn vốn, tỷ giá ổn định…tuy nhiên các kênh đầu tƣ nhƣ vàng, ngoại tệ không còn mang đến lợi nhuận hấp dẫn cho nhà đầu tƣ; bất động sản, chứng khoán vẫn còn chƣa hồi phục sau khủng hoảng. Do đó, đây là thời điểm khách hàng ƣu tiên lựa chọn gửi tiền vào NH nhƣ một kênh đầu tƣ an toàn, hiệu quả nhất. Vì vậy NH cần có hình thức khuyến mãi, chăm sóc khách hàng đúng dịp, hấp dẫn nhƣ tiết kiệm dự thƣởng, chứng chỉ tiền gửi dự thƣởng, thƣởng cho các chủ thẻ có lƣợng tiền gửi nhiều và ổn định tới một mốc thời gian nhất định…nhằm thu hút hiệu quả nguồn vốn nhàn rỗi trên địa bàn.

 Nông dân là những đối tƣợng ƣu tiên hàng đầu của các cấp chính quyền địa phƣơng và cũng là đối tƣợng khách hàng quan trọng nhất của NH. Theo tốc độ phát triển của nền kinh tế huyện nhà và dƣới sự quan tâm, dẫn dắt của lãnh đạo địa phƣơng, nông nghiệp huyện nhà ngày càng tiến bộ, thu nhập nông dân đƣợc nâng lên đáng kể. Vì vậy, NH cần có các sản phẩm huy động, chính sách ƣu đãi đặc biệt phù hợp với đối tƣợng khách hàng này nhƣ tiếp tục duy trì các chƣơng trình bốc thăm trúng thƣởng nhằm vào các dịp cuối mùa vụ nhằm thu hút lƣợng tiền nhàn rỗi từ lợi nhuận sau thu hoạch của ngƣời dân với các quà tặng phù hợp nhƣ xe máy, có thể là máy tính để phục vụ quá trình tiếp cận khoa học kĩ thuật của nông dân,…Hợp tác với chính quyền địa phƣơng tài trợ các khóa học nhằm nâng cao kiến thức sản suất nông nghiệp, tiếp cận công nghệ mới cho ngƣời dân để thƣơng hiệu của NH đến đƣợc với nhiều nông dân hơn.

 Hoạt động huy động và tín dụng luôn có mối quan hệ gắn bó chặt chẽ. Do đó, để nâng cao hiệu quả HĐV, NH cần kết hợp với hoạt động tín dụng. NH nên tạo mối quan hệ thân thiết với khách hàng qua hoạt động tín dụng, cùng khách hàng kịp thời chia sẽ khó khăn thông qua các hình thức nhƣ gia hạn nợ, cho vay mới trả nợ cũ khi lãi suất cho vay giảm…Nhƣ vậy sẽ giúp NH có đƣợc niềm tin, ấn tƣợng tốt với NH, nâng cao khả năng lựa chọn đầu tƣ vào NH. Vì các TCKT, doanh nghiệp ngoài vay vốn họ có thể mở tài khoản phục vụ thanh toán trong và ngoài nƣớc, mua bán ngoại tệ, trả lƣơng nhân

80

viên qua NH. Mặt khác, vì sản xuất mang tính mùa vụ của nông dân, đầu mùa vụ họ cần vốn và là khách hàng tín dụng nhƣng cuối mùa vụ họ lại thừa vốn và trở thành nguồn huy động vốn cho NH.

 Hội nhập kinh tế thế giới mang đến nhiều cơ hội cho nền kinh tế địa phƣơng. Số lƣợng giao dịch quốc tế của các doanh nghiệp địa phƣơng tăng lên, xuất khẩu lao động phát triển. Do đó, NH cần tận dụng quan hệ hợp tác ngày càng rộng mở của Agribank với các TCTD nƣớc ngoài để cập nhật, ứng dụng kịp thời các sản phẩm, dịch vụ giao dịch quốc tế hiện đại nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng.

 Khuyến khích các doanh nghiệp trả lƣơng qua thẻ bằng các hình thức ƣu tiên phù hợp nhƣ thƣởng hoa hồng cho doanh nghiệp trên số lƣợng thẻ đƣợc lập và sử dụng, giúp đỡ doanh nghiệp khi gặp khó khăn về vốn không thể hoàn trả nợ vay đúng hạn, giảm giá dịch vụ thanh toán ….tạo nguồn vốn ngắn hạn chi phí rẻ cho NH đồng thời để khách hàng tiếp cận với các dịch vụ tiện ích hiện đại nhƣ thanh toán tiền điện, nƣớc, phí điện thoại qua thẻ, truy vấn thông tin tài khoản bất cứ lúc nào qua SMS, chuyển khoản bằng tin nhắn (ATransfer), dịch vụ internet banking…. giảm thanh toán bằng tiền mặt. Đây cũng là một phƣơng thức quảng bá thƣơng hiệu của NH đến với các khách hàng cá nhân.

 Tận dụng ƣu thế từ sự ủng hộ, giúp đỡ của các cấp chính quyền, cơ quan đoàn thể địa phƣơng để tăng cƣờng quảng bá thƣơng hiệu của NH, tìm hiểu tình hình kinh tế địa phƣơng phục vụ cho hoạt động kinh doanh của NH.

b. Giải pháp WO

 Kinh tế huyện nhà đang phát triển theo xu hƣớng toàn cầu hóa chung của nền kinh tế, ngày càng nhiều các doanh nghiệp địa phƣơng có quan hệ mua bán với các TCKT nƣớc ngoài. Vì vậy thu nhập của họ nói chung, thu nhập ngoại tệ nói riêng ngày một tăng lên. Do đó, NH nên nghiên cứu, đề xuất NH cấp trên cung cấp các sản phẩm huy động mới cũng nhƣ các chƣơng trình ƣu đãi phù hợp nhƣ chƣơng trình khuyến mại “Sử dụng thẻ và nhận quà cùng Visa”, chƣơng trình khuyến mại “CÙNG AGRIBANK ĐÓN TẾT VÀNG, LỘC BIẾC” đối với mọi chủ thẻ do Agribank phát hành và các đơn vị chấp nhận thẻ tham gia mạng lƣới chấp nhận thanh toán thẻ của Agribank, tạo điều kiện thuận lợi cho họ tiếp cận vốn vay và chia sẽ khó khăn trong quá trình hoàn trả nợ… nhằm thu hút nguồn vốn chi

81

phí rẻ từ các doanh nghiệp, mặc khác còn có thể gia tăng lƣợng VHĐ ngoại tệ. Tất nhiên cũng không quên tìm hiểu, tiếp cận những khách hàng cá nhân thƣờng xuyên nhận đƣợc lƣợng kiều hối lớn, gia đình có ngƣời đi xuất khẩu lao động khuyến khích họ đầu tƣ vào NH.

 Duy trì các chƣơng trình khuyến mãi, chăm sóc khách hàng phù hợp nhƣ tặng quà cho các khách hàng có lƣợng tiền gửi cao, ổn định vào các dịp lễ tết, tổ chức các chƣơng trình tiền gửi dự thƣởng vào cuối các mùa vụ…Thêm vào đó NH cũng cần quan tâm đến khác hàng tín dụng, tạo điều kiện san sẻ khó khăn giúp hoạt động sản xuất kinh doanh của họ đạt hiệu quả. Vì tính chất mùa vụ trong sản xuất nông nghiệp, đầu mùa vụ họ là khách hàng tín dụng nhƣng cuối mùa vụ họ lại có thể trở thành khách hàng huy động vốn của NH.

 Hoạt động marketing của NH còn khá đơn giản, do đó để nhiều khách hàng biết đến thƣơng hiệu của mình hơn, NH cần cải thiện các hình thức quảng cáo nhƣ: kết hợp giữa khuyến mãi và quảng cáo bằng cách tặng quà khuyến mãi là các sản phẩm có in logo của NH, cải thiện các tờ bƣớm, băng rôn quảng cáo sản phẩm dịch vụ của NH sao cho bắt mắt hơn, đồng thời cũng rõ ràng hơn, chi tiết hơn để khách hàng dễ dàng nắm bắt thông tin về loại hình khuyến mãi, quà tặng, lãi suất… và lựa chọn tham gia.

 Lƣợng thẻ NH phát hành ngày càng nhiều tuy nhiên số lƣợng máy ATM trên địa bàn quá ít chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu của khách hàng. Do đó, NH nên kiến nghị với NH cấp trên về việc lắp đặt thêm máy ATM, đồng thời cũng nên có nhân viên chuyên phụ trách về việc bảo dƣỡng máy, để tránh tình trạng máy ít lại hay hƣ hỏng gay cản trở cho hoạt động thanh toán, rút tiền của khách hàng, tạo ấn tƣợng không tốt về dịch vụ của NH.

 Hiện trên địa bàn huyện chỉ có một trụ sở của chi nhánh cấp 3, không có một phòng giao dịch nào khác. Điều này gây bất lợi cho các khách hàng ở xa, đồng thời cụng tạo ra nguy cơ quá tải cho NH vào những dịp đặc biệt đồng khách nhƣ đầu tuần, cuối năm…Vì vậy NH nên đề nghị NH cấp trên xây dựng thêm phòng giao dịch tại các địa điểm trung tâm, đông dân cƣ. Trƣớc mắt, nên đặt thêm một phòng giao dịch tạo Thị Trấn thứ hai của huyện, Thị Trấn Mái Dầm. Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các khách hành ở xa có nhu cầu giao dịch với NH đồng thời cũng san sẻ bớt nguy cơ quá tải cho NH.

82

c. Giải pháp ST

 Tiếp tục phát huy các thế mạnh sẵn có nhƣ: thƣơng hiệu lớn đƣợc nhiều khách hàng biết đến; đầu tƣ phát triển cơ sở vật chất, công nghệ thông tin nhằm phục vụ nhiều hơn, chất lƣợng hơn các sản phẩm dịch vụ, tiện ích hiện đại; thƣờng xuyên đƣa cán bộ nhân viên đi học các lớp nâng cao nghiệp vụ, trình độ chuyên môn; Tăng cƣờng tiếp cận

Một phần của tài liệu phân tích tình hình huy động vốn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện châu thành, tỉnh hậu giang (Trang 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)