Lịch sử hình thành

Một phần của tài liệu phân tích tình hình huy động vốn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện châu thành, tỉnh hậu giang (Trang 29 - 31)

Huyện Châu Thành có vị trí địa lý thuận lợi cho buôn bán giao lƣa hàng hóa và phát triển nông nghiệp. Phía bắc huyện giáp quận Cái Răng, thành phố Cần Thơ; phía nam giáp với thị xã Ngã Bảy; phía đông giáp với sông Hậu ngăn cách với tỉnh Vĩnh Long; phía tây giáp với huyện Châu Thành A và huyện Phụng Hiệp. Thêm vào đó Châu Thành có hệ thống giao thông đƣờng bộ, đƣờng thủy thông suốt, thuận tiện. Quốc lộ 1A bao bọc phía tây nối liến với thành phố Cần Thơ và thị xã Ngã Bảy. Phía đông có đƣờng Nam sông Hậu chạy dọc theo bờ sông Hậu. Phía đông nam có Kênh Xáng Quản Lộ - Phụng Hiệp, là tuyến giao thông thủy từ sông Hậu kéo dài đến Cà Mau. Chính nhờ những điều kiện thuận lợi này cộng với thế mạnh nông nghiệp là nơi cung cấp những loại trái cây đặc sản nhƣ: bƣởi năm roi, bƣởi Phú Hữu, bƣởi ruột đỏ, sầu riêng…nên nơi đây thu hút rất nhiều thƣơng lái đến mua bán trái cây để mang đi các chợ nỗi Cái Răng, Phụng Hiệp, Ngã tƣ Cây Dƣơng, Lái Thiêu (Sài Gòn), Bạc Liêu, Vĩnh Kim (Tiền Giang) , Cần Thơ,...bán lại cho các vựa trái cây. Có thể nói, trồng trọt là ngành kinh tế trọng điểm của huyện. Tuy

19

nhiên bên cạnh đó, chăn nuôi và cũng là ngành mang lại nguồn thu nhập lớn cho ngƣời dân trong huyện. Nơi này nhà nào cũng nuôi một vài con heo, một số gia đình chuyên nuôi vịt chạy đồng, hiện này một số nông dân bắt đầu đầu tƣ nuôi bò sữa. Mặt khác, ngành ngề thủ công, mỹ nghệ trên địa bàn cũng có những bƣớc phát triển mới trong nhƣng năm gần đây. Hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu với nguyên liệu là lục bình cũng đang phát triển mạnh, xuất khẩu ra nhiều nƣớc trên thế giới và là những mặt hàng lƣu niệm rất quí ở một số hãng dịch vụ du lịch của đồng bằng sông Cửu Long.Bên cạnh đó cùng với định hƣớng phát triển của đất nƣớc, của tỉnh nhà, dƣới sự lãnh đạo của Ủy ban nhân dân huyện, công nghiệp đang ngày càng chiếm tỷ trọng cao trong tổng GDP của huyện. Nhiều khu, cụm công nghiệp trọng điểm của tỉnh đã và đang đƣợc xây dựng: khu công nghiệp tập trung Đông Phú, cụm công nghiệp Phú Hữu A,…thu hút hơn 10 nhà đầu tƣ trong và ngoài nƣớc nhƣ: tập đoàn hải sản Minh Phú, khu Caximex, nhà máy giấy Lee&Man… Qua đó, ta có thể thấy nền kinh tế đầy tiềm năng của huyện đang phát triển mạnh mẽ và sẽ còn có những bƣớc tiến nhảy vọt hơn nữa trong tƣơng lai. Do đó việc tìm kiếm và cung cấp nguồn vốn ổn định với chi phí hợp lý cho ngƣời dân là vấn đề quan trọng và cấp thiết, mang tính quyết định đối với sự phát triển kinh tế huyên nhà. Vì vậy chi nhánh NHNo & PTNT huyện Châu Thành là chi nhánh loại 3, trực thuộc NHNo & PTNT tỉnh Hậu Giang đã đƣợc thành lập theo quyết định số 64/QĐ/HĐQT-TCCB của Chủ tịch hội đồng quản trị NHNo & PTNT Việt Nam ngày 01/03/2004 về việc mở chi nhánh NHNo & PTNT huyện Châu Thành và chính thức đi vào hoạt động kể từ ngày 13/01/2005. Trụ sở đặt tại khu thƣơng mại Thị Trấn Ngã Sáu, huyện Châu Thành và đƣa vào hoạt động nhằm mục đích phục vụ cho nhân dân trong việc cải thiện đời sống và phát triển kinh tề xã hội ở địa phƣơng. Từ đó đóng góp vào sự ổn định, phát triển kinh tế của đất nƣớc.

NHNo & PTNT huyện Châu Thành hiện đang hoạt động với phƣơng châm hợp tác, hỗ trợ lẫn nhau với các ngân hàng khác trên địa bàn nhƣ: Ngân hàng chính sách xã hội, Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Sài Gòn Thƣơng Tín, Ngân hàng đầu tƣ và phát triển Việt Nam,… nhằm thực hiện tốt các chủ trƣơng của Đảng và Nhà nƣớc về phát triển kinh tế, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế của địa phƣơng. Riêng NHNo & PTNT huyện Châu Thành vẫn luôn giữ vững mục tiêu tập trung đầu tƣ vào nông nghiệp, nông thôn , tạo điều kiện cho “tam nông” phát triển. Do đó, NH luôn đi đầu trong thực hiện các chủ trƣơng, đƣờng lối phát triền nông nghiệp địa phƣơng, nhƣ các chƣơng trình: khuyến công, khuyến ngƣ và khuyến nông; quyết định 67 của Chính phủ về chính sách tính dụng phục vụ nông nghiệp và nông thôn;…

20

Tình hình hoạt động kinh doanh của chi nhánh ngày càng ổn định và phát triển qua từng năm về huy động cũng nhƣ sử dụng vốn, đạt hiệu quả kinh tế ngày càng cao. Do đó chi nhánh NHNo và PTNT huyện Châu Thành cần tiếp tục phát huy những thành tựu đã đạt đƣợc cũng nhƣ cần nổ lực hơn nữa trong hoạt động phục vụ khách hàng, nâng cao trình độ chuyên môn của đội ngũ công nhân viên, đầu tƣ vào trang thiết bị, công nghệ và cần có địa thế tốt nhằm tạo ấn tƣợng , duy trì niềm tin, thu hút khách hàng.

Một phần của tài liệu phân tích tình hình huy động vốn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện châu thành, tỉnh hậu giang (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)