CÁC NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI

Một phần của tài liệu Các nhân tố tác động đến khả năng tự cân đối ngân sách cấp xã: trường hợp tỉnh vĩnh long (Trang 25 - 32)

Liên quan đến đề tài có nhiều công trình. Ở đây luận văn lược khảo một số công trình tiêu biểu như sau.

Đầu tiên là công trình của Lê Toàn Thắng (2013), “Phân cấp quản lý ngân sách nhà nước ở Việt Nam hiện nay”.

Tác giả sử dụng phương pháp phân tích thống kê, so sánh, dự báo và phương pháp chuyên gia để nghiên cứu. Nội dung nghiên cứu tập trung về phân cấp quản lý nhà nước trong hoạt động quản lý NSNN ở Việt Nam giai đoạn 2002 - 2012.

(1) Phân cấp thẩm quyền ban hành luật pháp, chính sách, tiêu chuẩn và định mức NSNN; (2) Phân cấp quản lý nguồn thu, nhiệm vụ chi NSNN; (3) Phân cấp quản lý thực hiện chu trình NSNN; (4) Phân cấp trong giám sát, thanh tra, kiểm toán NSNN.Từ đó đề xuất các giải pháp phân cấp quản lý NSNN ở Việt Nam. Nhóm giải pháp tập trung vào: (1) Sửa đổi những quy định của pháp luật có liên quan đến phân cấp quản lý NSNN; (2) Phân cấp quản lý NSNN theo hướng kết quả đầu ra trong kế hoạch ngân sách trung hạn; (3) Phân cấp thẩm quyền ban hành định mức NSNN; (4) Phân cấp quản lý nguồn thu, nhiệm vụ chi NSNN; (5) Phân cấp quản lý thực hiện chu trình NSNN; (6) Nâng cao năng lực của Quốc hội và Hội đồng nhân dân; (7) Đổi mới tổ chức, nâng cao chất lượng kiểm toán nhà nước; (8) Tăng cường tính công khai minh bạch và trách nhiệm giải trình trong phân cấp quản lý NSNN.

Thứ hai là công trình của Tô Thiện Hiền (2012), “Nâng cao hiệu quả quản lý ngân sách nhà nước tỉnh An Giang giai đoạn 2011 – 2015 và tầm nhìn đến 2020”.

Tác giả đã tổng hợp các cơ sở lý thuyết liên quan đến hệ thống NSNN, nguyên tắc phân cấp NSNN, quản lý quy trình phân cấp NSNN; kinh nghiệm của các quốc gia Nhật Bản, Singapore, Trung Quốc, Hoa Kỳ và một số tỉnh ĐBSCL để rút ra bài học kinh nghiệm cho việc quản lý NSNN cấp tỉnh. Sau đó nghiên cứu đi sâu phân tích thực trạng về hiệu quả quản lý NSNN tỉnh An Giang giai đoạn 2006 – 2010 với trọng tâm là phân tích thu, chi và cân đối ngân sách; phân cấp thu chi ngân sách địa phương; công tác kiểm tra, thanh tra về quản lý NSNN tỉnh An Giang. Kết quả nghiên cứu cho thấy kết quả thu, chi ngân sách và phân cấp nhiệm vụ chi ngân sách các cấp ở địa phương (tỉnh, huyện, xã) có sự tiến bộ và phù hợp với ngân sách địa phương. Nguồn thu và khoản chi đều tăng, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương. Cân đối ngân sách địa phương ngày càng được đảm bảo hơn chi chi thường xuyên và chi đầu tư phát triển ở các cấp. Tuy nhiên, vẫn còn chồng chéo trong việc lập và phê duyệt dự toán, phê chuẩn quyết toán ở mỗi cấp ngân sách do cấp trên can thiệp quá sâu vào việc quản lý, điều hành của ngân sách cấp dưới mà nguyên nhân cơ bản là do hệ thống pháp luật chưa hoàn chỉnh, tổ chức hệ thống ngân sách và cơ chế phân cấp quản lý điều hành ngân sách chưa phù hợp với thực

tiến, đội ngũ cán bộ còn hạn chế về trình độ và năng lực trong quản lý, điều hành NSNN.

Từ đó, tác giả đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý NSNN tỉnh An Giang bao gồm: (1) Tăng cường quản lý, bồi dưỡng, khuyến khích tăng thu; (2) Quản lý nguồn thu tập trung; (3) Quản lý và sử dụng có hiệu quả các khoản chi NSNN; (4) Hoàn thiện cơ chế tự chủ và tự chịu trách nhiệm về tài chính đối với cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp; (5) Hoàn thiện, đổi mới cơ chế phân cấp và quản lý điều hành NSNN các cấp theo hướng mở rộng quyền tự chủ cho ngân sách cấp dưới; (6) Đổi mới quy trình lập và quyết toán NSNN; (7) Tăng cường kiểm tra, thanh tra quản lý NSNN; (8) Nâng cao trình độ cán bộ quản lý NSNN.

Thứ ba là công trình của Vũ Minh Thông (2012), “Quản lý nguồn thu chi ngân sách nhà nước tại chính quyền cấp xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng giai đoạn hiện nay”.

Tác giả tập trung phân tích đánh giá thực trạng quản lý ngân sách xã tại tỉnh Lâm Đồng. Đề xuất một số giải pháp để đổi mới công tác quản lý ngân sách xã nhằm nâng cao hiệu quả và hiệu lực quản lý ngân sách nhà nước tại cấp xã. Phạm vi nghiên cứu: Luận văn tập trung vào nghiên cứu về thực trạng quản lý nguồn thu ngân sách nhà nước tại chính quyền cấp cơ sở xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Lâm đồng trong thời gian từ 2007 đến 2011. Phương pháp nghiên cứu được sử dụng: thống kê, phân tích, so sánh, tổng hợp, kết hợp lý luận với thực tiễn để xác định và giải quyết những vấn đề đặt ra.

Kết quả nghiên cứu cho thấy, trong giai đoạn từ năm 2007 đến năm 2011, công tác quản lý ngân sách xã ở tỉnh Lâm Đồng có nhiều chuyển biến tích cực, kỷ luật tài chính được tăng cường, sự công khai, minh bạch và phân định rõ trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân trong quản lý, điều hành ngân sách, gia tăng hiệu quả sử dụng các nguồn lực tài chính, thúc đẩy kinh tế tăng trưởng và góp phần ổn định an ninh - trật tự ở địa phương. Việc phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi giữa các cấp ngân sách địa phương đã là cơ sở cho chính quyền cấp xã chủ động nguồn tài

chính, tích cực khai thác nguồn thu để đáp ứng cho các nhiệm vụ chi. Công tác quản lý thu chi ngân sách được chặt chẽ và hiệu quả hơn; Mọi khoản thu, chi ngân sách xã được phân bổ và phản ánh qua Kho bạc Nhà nước (KBNN); UBND xã điều hành, quản lý ngân sách theo dự toán và theo các quy định, tiêu chuẩn, định mức, từ đó giúp hạn chế và ngăn ngừa tiêu cực. Việc ban hành chế độ kế toán ngân sách xã mới giúp cho công tác kế toán Ngân sách xã ngày càng hoàn thiện và đi vào chuẩn mực. Công tác thanh tra, kiểm tra ngân sách xã ngày càng được các cấp chính quyền địa phương quan tâm, chú trọng. Qua đó đã phát hiện xử lý chấn chỉnh nhiều trường hợp vi phạm chế độ, chính sách tài chính.

Tuy nhiên, công tác quản lý ngân sách cấp xã ở tỉnh Lâm Đồng vẫn còn một số hạn chế. Việc phân cấp nguồn thu cho xã, thị trấn chưa thực sự tạo động lực thúc đẩy trong việc khai thác nguồn thu ngân sách trên địa bàn; hiện đang tạo khoảng cách nguồn thu khá xa giữa xã và thị trấn. Với tỷ lệ phân chia hiện tại, còn tình trạng một số xã, thị trấn thừa nguồn nhưng UBND huyện không thể điều chuyển cho các xã khó khăn, từ đó ảnh hưởng đến cân đối ngân sách huyện và ngân sách xã. Về định mức phân bổ chi ngân sách: chưa tính hết tính chất đặc thù một số vùng, địa phương, phần nào còn mang tính cào bằng, chưa phù hợp với thực tế làm cho việc triển khai thực hiện nhiệm vụ của xã gặp khó khăn. Công tác lập và phân bổ dự toán thu, chi ngân sách hàng năm của cấp xã còn mang tính áp đặt, mang tính hình thức, HĐND cấp xã chưa có thể phát huy hết vai trò là cơ quan quyết định và giám sát hoạt động của ngân sách xã. Việc tin học hóa công tác kế toán ngân sách của Bộ Tài chính còn nhiều bất cập, hiệu quả không cao. KBNN chủ yếu chỉ mới dừng ở mức kiểm soát khoản chi có trong dự toán được duyệt và có chứng từ kèm theo hay không, còn khoản chi đó thực tế có đảm bảo đúng tiêu chuẩn định mức, có hợp lý, chi đúng nhiệm vụ, đúng phân cấp hay không thì chưa kiểm soát hết được. Trình độ nghiệp vụ của cán bộ tài chính và kế toán xã chưa thực sự nâng cao để tương xứng với yêu cầu nhiệm vụ.

Từ đó tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm củng cố và nâng cao hiệu quả hiệu lực quản lý ngân sách xã, đưa hoạt động quản lý điều hành thu chi ngân sách

của chính quyền xã đi vào nề nếp như: (1) Đổi mới trong quản lý khai thác nguồn thu ngân sách xã; (2) Đổi mới trong quản lý điều hành chi ngân sách xã; (3) Đổi mới trong quản lý chu trình ngân sách xã; (4) Củng cố bộ máy chính quyền cấp xã, nâng cao năng lực quản lý, điều hành ngân sách xã; (5) Tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động ngân sách xã; (6) Đẩy mạnh và tiếp tục hoàn thiện phân cấp quản lý ngân sách nhà nước.

Tiếp theo là công trình của Trần Quốc Vinh (2009), “Đổi mới quản lý ngân sách địa phương các tỉnh vùng Đồng bằng sông Hồng”.

Tác giả sử dụng phương pháp thống kê, phương pháp so sánh để phân tích thực trạng quản lý ngân sách địa phương các tỉnh vùng Đồng bằng sông Hồng. Kết quả nghiên cứu cho thấy thu NSNN của các tỉnh vùng Đồng bằng sông Hồng có sự tăng trưởng cao, cơ bản đáp ứng được nhu cầu điều hành của chính quyền và phát triển kinh tế của địa phương. Dự toán ngân sách địa phương được HĐND các cấp quyết định cơ bản đảm bảo theo quy định của Luật NSNN năm 2002 và các văn bản hướng dẫn.KBNN khẳng định tốt vai trò của mình trong việc thực hiện kiểm soát chi NSNN, giám sát các đơn vị trong việc thực hiện và chấp hành dự toán ngân sách, kiểm soát chi về điều kiện chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi tiêu.

Đề tài cũng chỉ ra những hạn chế trong quản lý ngân sách của các tỉnh vùng Đồng bằng song Hồng như Kinh tế vùng đồng bằng sông Hồng còn thiếu vững chắc, tính liên kết vùng còn thấp. Quản lý ngân sách địa phương chưa được đổi mới, chưa bao quát hết các khoản thu, chi ngân sách cấp tỉnh, huyện và xã; chưa bao quát hết đối tượng thu và thụ hưởng ngân sách; phương pháp quản lý thủ công, nặng về hành chính, thủ tục chưa cải tiến, vẫn còn phiền hà cho đối tượng bị quản lý. Vẫn còn thất thoát, lãng phí khá lớn, hiệu quả quản lý ngân sách chưa cao.

Từ đó đề xuất các giải pháp nhằm đổi mới quản lý ngân sách địa phương. Nhóm giải pháp tập trung vào: (1) Đổi mới nhận thức của địa phương, trách nhiệm và phương pháp quản lý ngân sách; (2) Đổi mới tổ chức bộ máy quản lý ngân sách địa phương; (3) Hoàn thiện hệ thống thông tin, phương tiện quản lý; (4) Nâng cao

chất lượng, hiệu quả thanh tra, kiểm tra và giám sát ở các cấp; (5) Tuyên truyền, nâng cao nhận thức và trách nhiệm của các đối tượng quản lý.

Tiếp theo là công trình của Nguyễn Hà Phương (2011), “Nghiên cứu công tác quản lý ngân sách xã, phường ở thành phố Việt Trì”. Nội dung nghiên cứu tập trung ở đánh giá thực trạng công tác quản lý ngân sách xã, phường thuộc thành phố Việt Trì tỉnh Phú Thọ trong giai đoạn từ 2008 - 2010.

Đề tài sử dụng phương pháp thống kê mô tả, phương pháp phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức, phương pháp phỏng vấn đối với cán bộ làm công tác tài chính kế toán của các xã phường và cán bộ phụ trách ngân sách xã thuộc Phòng Tài chính - kế hoạch của thành phố Việt Trì để thực hiện đánh giá công tác quản lý ngân sách xã gồm lập dự toán, chấp hành dự toán, quyết toán ngân sách, công tác kiểm tra và giám sát ngân sách của 23 xã, phường thuộc thành phố Việt Trì.

Kết quả nghiên cứu cho thấy 74% xã, phường thuộc địa bàn nghiên cứu thực hiện đúng quy trình lập dự toán; 26% xã, phường chưa thực hiện tốt quản lý nguồn thu, còn tình trạng bỏ sót nguồn thu, lợi dụng khe hở trong quản lý để tư lợi. Các xã phường khi xây dựng dự toán vẫn còn tâm lý trông chờ, ỷ lại và sự bao cấp của ngân sách thành phố, chưa phát huy hết tiềm năng thu của địa phương.

Hạn chế lớn nhất trong quản lý ngân sách xã phường ở thành phố Việt Trì là chưa thực hiện công khai tài chính rộng rãi đến người dân (chỉ thực hiện công khai tại các kỳ họp của HĐND). Chưa thực hiện tốt các biểu mẫu kế toán, báo cáo thống kê theo quy định. Vẫn còn thất thoát, lãng phí lớn, hiệu quả quản lý chưa cao.

Từ đó đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý ngân sách xã phường ở thành phố Việt Trì. Nhóm giải pháp tập trung vào: (1) Tăng cường tập huấn nâng cao trình độ quản lý cán bộ lãnh đạo và nhiệm vụ các xã phường; (2) Ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý ngân sách xã, phường; (3) Hoàn thiện hệ thống biểu mẫu báo cáo thống kê, kế toán.

thu trong cân đối ngân sách trên địa bàn huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình”.

Tác giả tiến hành điều tra bằng bảng câu hỏi đối với 60 cán bộ giữ chức vụ chủ chốt tại 28/30 xã, thị trấn và các đơn vị cấp huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình có liên quan đến công tác thu ngân sách để đánh giá ảnh hưởng của các yếu tố đến chất lượng thu ngân sách cấp xã.

Mô hình phân tích nhân tố gồm 14 yếu tố: (1) Thúc đẩy phát triển sản xuất, kinh doanh trên địa bàn; (2) Công tác quản lý đối tượng nộp; (3) Công tác giáo dục tuyên truyền; (4) Chính sách khen thưởng; (5) Công tác thanh tra, kiểm tra; (6) Tổ chức bộ máy thu nộp; (7) Sự phối hợp trong công tác quản lý; (8) Công tác ủy nhiệm thu ở cấp xã; (9) Công khai số nộp của các đối tượng sản xuất kinh doanh; (10) Chất lượng công tác lập và giao kế hoạch; (11) Xử lý vi phạm các quy định về thuế; (12) Ứng dụng tin học trong quản lý thu; (13) Tư vấn hỗ trợ đối tượng nộp; (14) Năng lực và ứng xử của cán bộ thu.

Kết quả phân tích nhân tố cho thấy có 3 nhóm nhân tố ảnh hưởng đến nguồn thu ngân sách cấp xã gồm:

Nhân tố đối tượng nộp ngân sách bao gồm: (1) quản lý đối tượng nộp thuế; (2) công tác giáo dục tuyên truyền; (3) công khai sổ nộp của các đối tượng SXKD; (4) xử lý vi phạm các quy định về thuế; (5) dịch vụ tư vấn hỗ trợ đối tượng nộp; (6) năng lực và ứng xử của cán bộ thu. 37,7% thay đổi biến chất lượng của công tác thu ngân sách do nhân tố đối tượng nộp ngân sách.

Nhân tố Công tác quản lý nhà nước bao gồm: (1) công tác thanh kiểm tra; (2) tổ chức bộ máy thu nộp; (3) sự phối hợp giữa các cấp chính quyền; (4) công tác uỷ nhiệm thu ở cấp xã; (5) chất lượng công tác lập và giao kế hoạch; (6) ứng dụng tin học trong quản lý thu. Công tác quản lý Nhà nước giải thích 74,1% thay đổi biến chất lượng của công tác thu ngân sách.

Nhân tố các chính sách riêng của huyện bao gồm: (1) chính sách của huyện về phát triển sản xuất kinh doanh; (2) chế độ khen thưởng. 86,9% thay đổi biến chất lượng của công tác thu ngân sách do nhân tố các chính sách riêng của huyện gây ra.

Trên cơ sở lược khảo các nghiên cứu có liên quan, có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm trong quản lý ngân sách cấp xã như sau:

Một là, các quy định của nhà nước về quản lý ngân sách phải đồng bộ, chặt chẽ, phù hợp là cơ sở quan trọng để chính quyền địa phương thực hiện tốt quản lý thu, chi ngân sách.

Hai là, phải cải cách thể chế, cơ chế quản lý thu, chi cho phù hợp với tiến trình phát triển kinh tế - xã hội; cải tiến các quy trình, thủ tục hành chính và tinh giản bộ máy; khai thác có hiệu quả nguồn thu ngân sách, bồi dưỡng nguồn thu; chú trọng quản lý ngân sách theo kết quả đầu ra.

Ba là, thực hiện tốt phân cấp quản lý thu, chi ngân sách cho chính quyền địa phương, tạo điều kiện cho địa phương, đặc biệt là cấp xã phát huy quyền tự chủ, tự chịu trách n hiệm theo quy định của pháp luật, thực hiện quản lý tài chính và sử dụng linh hoạt nguồn tài chính cho phù hợp với tình hình thực tế của địa phương.

Thực hiện quản lý, giám sát chặt chẽ thu, chi ngân sách trên toàn bộ các khâu của chu trình ngân sách, từ lập dự toán, chấp hành dự toán đến quyết toán. Chú trọng vai trò của KBNN trong việc kiểm soát tập trung các khoản chi theo dự toán đã được phê duyệt.

Trong vòng 10 năm trở lại đây, trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long chưa có nghiên cứu nào liên quan đến khả năng tự cân đối ngân sách cấp xã, đặc biệt là nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tự cân đối ngân sách cấp xã. Có thể khẳng định đây chính là điểm mới của đề tài.

Một phần của tài liệu Các nhân tố tác động đến khả năng tự cân đối ngân sách cấp xã: trường hợp tỉnh vĩnh long (Trang 25 - 32)