Các biến trong nghiên cứu

Một phần của tài liệu Các nhân tố tác động đến khả năng tự cân đối ngân sách cấp xã: trường hợp tỉnh vĩnh long (Trang 32 - 33)

Trên cơ sở lược khảo các tài liệu có liên quan và nghiên cứu của Nguyễn Ngọc Tuấn (2010), đề tài xác định có 14 biến là 14 yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tự cân đối ngân sách cấp xã tại tỉnh Vĩnh Long được phân vào 5 nhóm nhân tố (bảng 2.1).

Bảng 2.1: Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tự cân đối ngân sách cấp xã

Stt Yếu tố Kỳ vọng

về dấu

A Yếu tố bên ngoài

1 Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên +

2 Tăng trưởng kinh tế +

3 Chính sách thuế đa dạng, phù hợp

B Tổ chức quản lý người nộp thuế

4 Tổ chức bộ máy thu, nộp thuế +

5 Công tác quản lý đối tượng nộp thuế +

6 Quy trình, thủ tục hành chính thu, nộp thuế +

C Năng lực quản lý ngân sách của cấp xã

7 Sự chủ động của cấp xã trong thu, chi ngân sách +

8 Sự phối hợp giữa các cơ quan thu, chi ngân sách +

9 Năng lực cán bộ tài chính cấp xã +

D Yếu tố phân cấp nguồn thu

10 Số lượng các khoản thu phân chia giữa cấp xã và cấp trên + 11 Tỷ lệ điều tiết (tỷ lệ (%) phân chia các khoản thu phân chia

cho ngân sách cấp xã do Bộ Tài chính quy định

+ 12 Tỷ lệ điều tiết (tỷ lệ (%) phân chia các khoản thu phân chia

cho ngân sách cấp xã do HĐND cấp tỉnh quy định

+

E Chính sách động viên, khen thưởng

13 Chính sách khen thưởng thu vượt kế hoạch +

14 Chính sách khai thác, động viên nguồn thu +

Nguồn: Tổng hợp cơ sở lý thuyết và đề xuất của tác giả

Các biến này kỳ vọng mang dấu dương (+) có nghĩa là khi các biến quan sát này được cải thiện thì khả năng tự cân đối ngân sách cấp xã càng cao.

Một phần của tài liệu Các nhân tố tác động đến khả năng tự cân đối ngân sách cấp xã: trường hợp tỉnh vĩnh long (Trang 32 - 33)