Phân tích nhân tố

Một phần của tài liệu Các nhân tố tác động đến khả năng tự cân đối ngân sách cấp xã: trường hợp tỉnh vĩnh long (Trang 60 - 63)

3.4.2.1. Kiểm định KMO và kiểm định Bartlett

Kết quả tại bảng 3.10 cho thấy giá trị kiểm định 0,5 < KMO = 0,766 < 1: Phân tích yếu tố là thích hợp với dữ liệu thực tế.

Kiểm định Bartlett với độ tự do 91 cho Sig. = 0,00 < 0,05: Các biến quan sát có tương quan trong mỗi nhân tố.

Bảng 3.10: Kết quả kiểm định KMO và kiểm định Bartlett

Kiểm định Kaiser-Meyer-Olkin (KMO) 0,766

Kiểm định Bartlett's Hệ số Chi bình phương 2.285,00

Độ tự do 91

Sig. 0,00

Nguồn: Tổng hợp kết quả phân tích số liệu phỏng vấn năm 2015

3.4.2.2. Phương sai trích các yếu tố

Bảng 3.11: Bảng tính phương sai trích các yếu tố

Yếu tố

Initial Eigenvalues

Extraction Sums of Squared Loadings

Rotation Sums of Squared Loadings

Total

% of

Variance Cumulative % Total

% of Variance Cumulative % Total % of Variance Cumulative % 1 5,030 35,929 35,929 5,030 35,929 35,929 2,773 19,805 19,805 2 1,685 12,032 47,962 1,685 12,032 47,962 2,302 16,445 36,250 3 1,419 10,135 58,097 1,419 10,135 58,097 2,088 14,914 51,163 4 1,220 8,716 66,813 1,220 8,716 66,813 1,732 12,369 63,532 5 1,100 7,859 74,672 1,100 7,859 74,672 1,560 11,140 74,672

Nguồn: Tổng hợp kết quả phân tích số liệu phỏng vấn năm 2014

Kết quả phân tích phương sai trích từ bảng 3.11 cho thấy phương sai trích bằng 74,67% > 50,00%. Điều này có nghĩa là, có 74,67% thay đổi của các nhân tố trong mô hình được giải thích bởi 14 biến quan sát thành phần.

3.4.2.3. Nhóm nhân tố

14 yếu tố (biến quan sát) được sử dụng vào phân tích nhân tố (factor analysis) được trình bày tại bảng 3.12. Các biến và nhóm nhân tố được đặt lại tên như sau:

Nhóm 1 gồm các biến: Sự chủ động của cấp xã trong thu, chi ngân sách (A01); Sự phối hợp giữa các cơ quan thu, chi ngân sách (A02); Năng lực cán bộ tài chính cấp xã (A03); Đặt tên cho nhóm nhân tố này là F1 – Quản lý ngân sách của cấp xã.

Nhóm 2 gồm các biến: Số lượng các khoản thu phân chia giữa cấp xã và cấp trên (B01); Tỷ lệ điều tiết (tỷ lệ (%) phân chia các khoản thu phân chia cho ngân

sách cấp xã do Bộ Tài chính quy định (B02); Tỷ lệ điều tiết (tỷ lệ (%) phân chia các khoản thu phân chia cho ngân sách cấp xã do HĐND cấp tỉnh quy định (B03). Đặt lại tên cho nhóm nhân tố này là F2 – Phân cấp nguồn thu.

Nhóm 3 gồm các biến: Tổ chức bộ máy thu, nộp thuế (C01); Công tác quản lý đối tượng nộp thuế (C02); Quy trình, thủ tục hành chính thu, nộp thuế (C03). Đặt tên cho nhóm nhân tố này là F3 – Quản lý đối tượng nộp thuế.

Nhóm 4 gồm các biến: Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên (D01); Tăng trưởng kinh tế (D02); Chính sách thuế đa dạng, phù hợp (D03). Đặt tên cho nhóm nhân tố này là F4 – Yếu tố bên ngoài.

Nhóm 5 gồm các biến: Chính sách khen thưởng thu vượt kế hoạch (E01); Chính sách khai thác, động viên nguồn thu (E02). Đặt tên cho nhóm nhân tố này là F5 – Chính sách động viên, khen thưởng.

Bảng 3.12: Kết quả phân tích nhân tố (Factor analysis)

Biến Nhân tố 1 2 3 4 5 A01 0,927 A02 0,739 A03 0,929 B01 0,700 B02 0,830 B03 0,893 C01 0,693 C02 0,819 C03 0,782 D01 0,660 D02 0,745 D03 0,729 E01 0,849 E02 0,790

Một phần của tài liệu Các nhân tố tác động đến khả năng tự cân đối ngân sách cấp xã: trường hợp tỉnh vĩnh long (Trang 60 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)