kinh tế bền vững nhằm tăng nguồn thu
Do đặc thù kinh tế của cấp xã tại tỉnh Vĩnh Long chủ yếu là nông nghiệp và thương mại dịch vụ nên đề tài chỉ đề xuất các giải pháp liên quan đến 2 ngành này.
4.2.2.1. Đối với ngành nông nghiệp
Ngoài sản xuất lương thực, ưu tiên phát triển một số loại cây có giá trị kinh tế cao đưa ra thị trường ngoại vùng và xuất khẩu như: cây ăn quả, rau các loại. Gắn sản xuất với chế biến, tạo những lô hàng lớn có giá trị kinh tế cao. Tạo thu nhập và tiết kiệm để tái đầu tư vào khu vực nông thôn, phát triển khu vực phi nông nghiệp. Đẩy mạnh công tác khuyến nông, củng cố mạng lưới khuyến nông huyện, xã vững mạnh, mở rộng mạng lưới khuyến nông đến tận thôn bản. Đây là cơ sở truyền thông chuyển giao tiến bộ kỹ thuật và công nghệ đến người nông dân tại địa bàn dân cư. Coi trọng công tác tập huấn, truyền thông chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mới vào sản xuất; đặc biệt là thường xuyên đổi mới công tác giống, kỹ thuật thâm canh, biện pháp tưới tiêu hợp lý…
Hoàn thiện mạng lưới dịch vụ cung ứng vật tư cho nông nghiệp và nông dân, tạo điều kiện cho nông nghiệp và nông thôn phát triển.
Quy hoạch và phát triển diện tích nuôi trồng thủy hải sản ở các xã vùng ven sông, đầm phá. Khai thác tốt tiềm năng mặt nước, mặt cát để nuôi trồng thuỷ sản các loại. Phát triển các cơ sở sản xuất con giống trên địa bàn, xử lý tốt môi trường trong quá trình nuôi thuỷ sản. Có chính sách trợ giá giống nuôi trồng thuỷ sản và giảm nhẹ các thiệt hại do thiên tai và dịch bệnh gây ra để khuyến khích đẩy mạnh sản xuất.
Cung cấp thông tin thị trường, định hướng thị trường tiêu thụ để người dân biết và có kế hoạch sản xuất phù hợp với nhu cầu thị trường.
4.2.2.2. Thương mại - du lịch - dịch vụ
vùng, các địa bàn dân cư, đáp ứng được nhu cầu đa dạng hoá của sản xuất và đời sống; Chú trọng phát triển thị trường ở nông thôn, vùng sâu. Khai thác tốt tiềm năng của các thành phần kinh tế để mở rộng thị trường.
Xây dựng và nâng cấp mạng lưới chợ nông thôn gắn với cụm dân cư tập trung, các tuyến đường giao thông, các điểm du lịch tạo thành một thị trường tiêu thụ sản phẩm ngay tại địa bàn. Đầu tư để hoàn thành và hoàn thiện các thị trấn, thị tứ là trung tâm kinh tế – xã hội, dịch vụ thương mại, từ đó là vệ tinh tạo đà cho nông thôn phát triển dịch vụ thương mại. Củng cố và hoàn thiện các chợ có về quy mô, về hàng hóa lưu thông mua bán ở các thị trấn, các cụm vùng…
Hình thành nhanh chóng mạng lưới dịch vụ kỹ thuật, bưu chính viễn thông. Phát triển dịch vụ vận tải đường bộ và đường thủy. Hoàn thiện dịch vụ tài chính ngân hàng đáp ứng yêu cầu phát triển sản xuất. Phát triển dịch vụ nhà hàng khách sạn tại các khu trung tâm thị trấn, thị tứ.