Phương pháp chọn vùng nghiên cứu

Một phần của tài liệu Các nhân tố tác động đến khả năng tự cân đối ngân sách cấp xã: trường hợp tỉnh vĩnh long (Trang 37 - 38)

2.4.2.1. Chọn điểm điều tra

Vĩnh Long là một tỉnh ở ĐBSCL. Những năm gần đây, tỉnh Vĩnh Long luôn chú trọng tăng cường khả năng tự cân đối ngân sách của tỉnh nhằm phát triển kinh tế xã hội, đẩy mạnh công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Với vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên ưu đãi, nguồn nhân lực, các ngành nghề chủ lực, những thuận lợi, khó khăn và thách thức trong phát triển kinh tế - xã hội sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến việc khả năng tự cân đối ngân sách, đặc biệt là ngân sách cấp xã. Chính vì lẽ đó, Vĩnh Long được chọn làm điểm nghiên cứu của luận văn.

Đề tài chọn 107/107 xã và 8/8 huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh Vĩnh Long để thu thập thông tin sơ cấp. Việc lựa chọn địa bàn nghiên cứu như trên đảm bảo 100% xã, huyện trên địa bàn đều được phỏng vấn, đảm bảo chất lượng cho mẫu nghiên cứu.

2.4.2.2. Chọn mẫu điều tra

Trong nghiên cứu tác giả sử dụng phân tích nhân tố nên cỡ mẫu điều tra được tính toán trước. Hachter (1994) cho rằng kích cỡ mẫu bằng ít nhất 5 lần biến quan sát (Hair & ctg, 1998). Đề tài chọn cỡ mẫu tối thiểu bằng 10 lần biến quan sát nên số lượng quan sát tối thiểu của nghiên cứu tính theo công thức = 10 lần x 14 biến quan sát = 140.

Về phương pháp chọn mẫu: sử dụng phương pháp chọn mẫu phân tầng theo tiêu chí quản lý. Cụ thể:

Tại cấp xã: phỏng vấn 2 người gồm 1 Chủ tịch/Phó Chủ tịch phụ trách quản lý tài chính và 1 cán bộ chuyên trách về tài chính tại UBND xã.

Tại cấp huyện: Phỏng vấn 2 người gồm 1 Trưởng/Phó Phòng Tài chính huyện phụ trách ngân sách cấp xã và 1 cán bộ chuyên trách quản lý ngân sách cấp xã.

trực tiếp phụ trách quản lý NSNN cấp huyện, xã; 1 Trưởng/Phó Phòng phụ trách NSNN cấp huyện, xã; 1 cán bộ chuyên trách về NSNN cấp huyện, xã.

Tổng số quan sát được phỏng vấn 233 đủ đảm bảo cho điều kiện cỡ mẫu tối thiểu là 75. Số lượng quan sát trong nghiên cứu được phân bổ theo bảng 2.2.

Bảng 2.2: Các biến quan sát sử dụng trong mô hình nghiên cứu

Stt Đối tượng phỏng vấn Số lượng tại

mỗi cấp Số lượng cấp Cộng 1 Cấp xã 2 107 214 Chủ tịch/Phó Chủ tịch 1

Cán bộ tài chính tại UBND xã 1

2 Cấp huyện 2 8 16

Trưởng/Phó Phòng Tài chính huyện 1

Cán bộ chuyên trách về tài chính 1 3 Cấp tỉnh (Sở Tài chính) 3 1 3 Giám đốc/Phó Giám đốc 1 Trưởng/Phó Phòng 1 Cán bộ chuyên trách 1 Tổng cộng 233

Nguồn: Tổng hợp cơ sở lý thuyết và đề xuất của tác giả

Một phần của tài liệu Các nhân tố tác động đến khả năng tự cân đối ngân sách cấp xã: trường hợp tỉnh vĩnh long (Trang 37 - 38)