Quản lý chi thường xuyên

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ hoàn thiện quản lý tài chính theo hướng tự chủ tại bệnh viện đa khoa bưu điện (Trang 63 - 67)

7. Kết cấu luận văn x

2.2.2.1 Quản lý chi thường xuyên

Nguồn kinh phí NSNN cấp được dùng đểchi thường xuyên thực hiện chức năng, nhiệm vụ của bệnh viện, thực hiện nhiệm vụ khám chữa bệnh được giao, các hoạt động phục vụ thu phí, lệ phí, thực hiện chương trình mục tiêu của Tập đoàn, mua sắm trang thiết bị, sửa chữa lớn tài sản cốđịnh phục vụ hoạt động sự nghiệp…

Kinh phí NSNN cấp thực hiện qua Kho bạc Nhà nước. Đơn vị thực hiện chi và kế toán, thanh quyết toán theo các mục của mục lục NSNN tương ứng với từng nội dung chi.

Bảng 2.9: Chi thường xuyên của bệnh viện giai đoạn 2009-2013

Đơn vị tính: ngàn đồng Năm Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2012 2013 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%)

Chi thường xuyên: 87.072.193 100% 90.512.305 100% 128.519.331 100% 130.169.570 100% 131.130.267 100%

1. Thanh toán cho cá

nhân (nhóm 1) 29.627.309 34,03% 33.258.719 36,74% 36.859.742 28,68% 37.453.856 28,77% 38.142.764 29,09% 2. Chuyên môn + dịch vụ công cộng (nhóm 2) 52.727.705 60,56% 52.456.915 57,96% 82.940.245 64,54% 83.851.367 64,42% 83.789.256 63,90% 3. Mua sắm sửa chữa (nhóm 3) 592.908 0,68% 404.846 0,45% 872.626 0,68% 905.718 0,70% 950.679 0,72% 4. Chi khác (nhóm 4) 4.124.271 4,74% 4.391.825 4,85% 7.846.718 6,11% 7.958.629 6,11% 8.247.568 6,29%

(Nguồn: Báo cáo quyết toán tài chính của đơn vị giai đoạn 2009-2013)

Tự chủ chi trả tiền lương, tiền công. Nội dung chi này thuộc nhóm 1: Nhóm thanh toán cho cá nhân, bao gồm các khoản chi:

- Tiền lương.

- Tiền công (lương hợp đồng, công nhật). - Phụ cấp lương.

- Các khoản đóng góp (Kinh phí công đoàn, BHYT, Bảo hiểm xã hội).

Qua phân tích thực tế thì chi cho nhóm 1 ở Bệnh viện Đa khoa Bưu điện chiếm tỷ lệcao: năm 2009 đạt 34,03%, năm 2010 đạt 36,74%, năm 2011 đạt 28,68%, năm 2012 đạt 28,77%, năm 2013 đạt 29,09%.

Nhìn chung khi thực hiện cơ chế TCTC đơn vị đã chủ động xác định quỹ tiền lương làm căn cứ để trích lập các quỹ và xây dựng định mức, cơ cấu, tỷ lệ chi cho từng nhóm. Về nội dung chi lương có thểxác định gồm 02 phần: (a) Phần lương cấp bậc, chức vụ, đặc thù, ưu đãi... theo chế độ Nhà nước quy định và (b) phần lương thu nhập tăng

thêm cụ thể:

(a) Phần chi này được Nhà nước quy định, thực hiện theo công thức, ít thay đổi theo thời gian: đây là nhóm ít liên hệđến quản lý tài chính vì nhóm này không thay đổi nhiều. Chỉthay đổi nếu biên chếđược phép thay đổi hoặc có sựthay đổi về chếđộ, chính sách (tăng lương tối thiểu, phụ cấp có tính chất như lương ...).

(b) Chi trả tiền lương, tiền công (thu nhập tăng thêm): Là nội dung nhạy cảm, tác động trực tiếp tới người lao động. Là khoản thu nhập mà người lao động nhận được do kết quảlao động mang lại. Vì vậy nó có tác dụng tạo ra động lực khuyến khích người lao động nâng cao năng suất và chất lượng lao động.

Nghị định 43/2006/NĐ-CP có quy định đối với đơn vị tự chủ toàn bộ kinh phí hoạt động thường xuyên thì không bị khống chế về thu nhập và tiền lương nhưng trên thực tế, các khoản chi hằng năm đều tăng lên, đặc biệt tiền lương cơ bản được Nhà nước điều chỉnh tăng dần nhanh hơn nhiều lần so với tốc độ tăng thu sự nghiệp nên rất ít đơn vị có khảnăng tựđảm bảo toàn bộ kinh phí hoạt động thường xuyên.

Cơ chế TCTC tạo ra quyền chủđộng cho các đơn vị sự nghiệp có thu được phép xây dựng kế hoạch và quỹ tiền lương và phương án chi trả tiền lương theo kết quả hoạt động tài chính và kết quả lao động. Đây là bước tiến quan trọng nhằm khắc phục quy định cứng nhắc của hệ thống thang bảng lương hành chính sự nghiệp.

Như vậy, cơ chế TCTC không những tạo ra động lực cho các đơn vị trong Tập đoàn tăng nguồn thu, giảm chi phí nâng cao chất lượng dịch vụ mà còn góp phần tăng thu nhập cho người lao động.

Nhóm 2: Nhóm chi cho chuyên môn.

- Chi tiền ăn cho bệnh nhân.

- Chi phí nghiệp vụ chuyên môn (máu, thuốc, hóa chất dịch truyền, y cụ, vật tư tiêu hao...).

Đây là nhóm quan trọng chiếm tỷ lệ chi cao trên tổng sốkinh phí chi thường xuyên (các năm đều trên 57%), nhóm này đòi hỏi nhiều công sức về quản lý, liên hệ chặt chẽ tới chất lượng dịch vụ và hướng đi của đơn vị, còn gọi là nhóm “mục tiêu”: đây là nhóm thiết yếu nhất thực hiện theo yêu cầu thực tế nên Nhà nước ít khống chế sử dụng nhóm này.

nhóm và tùy thuộc vào năng lực lãnh đạo và hướng đi của bệnh viện. Nhóm này có nhiều đặc điểm cần nghiên cứu, vì trong thực tế kinh phí nhóm này càng cao tiền thu lại cho đơn vị càng giảm do các nguyên nhân:

+ Thuốc, vật tư, dịch truyền ... không được tính lãi của bệnh nhân mà còn thất thoát do các nguyên nhân khác nhau (bệnh nhân miễn giảm, vô danh, trốn viện, tử vong....).

+ Bảo hiểm xã hội không chi trảđủvì vượt trần, vượt quỹ hoặc sử dụng các vật tư tiêu hao.

Chi nghiệp vụ chuyên môn: Là khoản chi mang tính đặc thù của mỗi ngành, mỗi lĩnh vực sự nghiệp nó ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng, hiệu quả dịch vụ công mà ngành, lĩnh vực đó cung cấp cho xã hội.

Thực trạng chất lượng y tếcòn chưa cao hiện nay được các nhà quản lý y tế lý giải do một trong những nguyên nhân sau: Mức độ hạn hẹp của các khoản kinh phí dành cho nghiệp vụ chuyên môn ngành y tế; sự lạc hậu, thiếu thốn trang thiết bị, cơ sở vật chất, thu nhập của cán bộ không khuyến khích họ chuyên tâm làm việc.

Đối với các cơ sở y tế, các điều kiện về nghiệp vụ chuyên môn còn là khó khăn chung của ngành y tế. Mặc dù đã tập trung đầu tư cho công tác, cải tiến khoa học nhưng chưa thểđáp ứng 100% nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân. Nguyên nhân là do các định mức chi cho hoạt động này chưa tương xứng với quy mô, sự phát triển chung của toàn xã hội.

Những khó khăn trên đây đã được tháo gỡ phần nào khi Tập đoàn cho phép bệnh viện thực hiện cơ chếTCTC. Trong đó, các khoản chi cho nghiệp vụ chuyên môn là một trong các nội dung chi được tự chủ xây dựng định mức chi.

Nhóm 3: Nhóm mua sắm sửa chữa (Nhóm duy trì và phát triển) gồm: - Sửa chữa thường xuyên tài sản cốđịnh.

- Hóa chất chống nhiễm khuẩn. - Mua sắm mới tài sản cốđịnh. - Sửa chữa lớn tài sản cốđịnh. - Chi phí dịch vụ công cộng.

- Thông tin, tuyên truyền (điện thoại, fax).

- Hội nghị nghiên cứu khoa học, sáng kiến, sáng chế, huấn luyện.

chính là nhóm có thể thay đổi bộ mặt của bệnh viện và thay đổi công nghệ chăm sóc bệnh nhân theo hướng phát triển từng thời gian. Nhóm này có 4 mục tiêu chính đó là:

- Duy trì và phát triển cơ sở vật chất. - Duy trì và phát triển tiện nghi làm việc. - Duy trì và phát triển trang thiết bị.

- Duy trì và phát triển kiến thức và kỹnăng nhân viên.

Nhóm 3 bị ràng buộc bởi những quy định nghiêm khắc như: sửa chữa, mua sắm tài sản cố định...Nhóm này cần được nghiên cứu, chú trọng gia tăng kinh phí trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tỷ trọng của nhóm 3 thấp nhất, giai đoạn 2009-2013 lần lượt là 0,68%, 0,45%, 0,68%, 0,70% và 0,72%.

Các mục chi còn lại trong nhóm này đều được các đơn vị xây dựng định mức sử dụng chặt chẽ hoặc có cơ chếkhoán chi đến từng khoa, phòng bộ phận nhằm tiết kiệm tối đa nguồn kinh phí:

- Chi hóa chất chống nhiễm khuẩn.

- Chi phí dịch vụ công cộng (điện, nước, vệsinh môi trường, nhiên liệu). Quy định rõ việc sử dụng điện nước trong cơ quan thực hiện nghiêm túc theo nguyên tắc tiết kiệm, nghiêm cấm việc sử dụng điện nước cho những mục đích cá nhân, điều hòa nhiệt độ chỉ được sử dụng khi nhiệt độ ngoài trời trên 27P

o

P

C (trừphòng có đặt các loại máy móc, trang thiết bị có yêu cầu bảo quản cao).

- Chi thông tin tuyên truyền liên lạc các đơn vị đều xây dựng định mức khoán sử dụng điện thoại.

Nhóm 4: Nhóm vận hành khác gồm: - Vật tư văn phòng.

- Công tác phí.

- Chi phí thuê mướn vận chuyển, bốc xếp. - Chi ấn chỉ, bảo hộlao động.

- Chi phí khác.

Đây là nhóm kinh phí điều hành bệnh viện, liên hệ đến nhiều hoạt động của các khoa, phòng trong đó có nhiều chỉ tiêu gắn chặt với nhóm chuyên môn. Đây là nhóm có thể tiết kiệm và quản lý chặt chẽ các chỉ tiêu, tạo điều kiện tiết kiệm kinh phí dành cho việc phát triển đơn vị.

Bệnh viện đã chủ động định mức, quy định cụ thể về quy chế chi tiêu nội bộ, về mức thanh toán công tác phí, chi tiếp khách, khoán sử dụng văn phòng phẩm... Nhóm này chiếm tỷ lệ rất thấp trong cơ cấu chi của các đơn vị, tiết kiệm một lượng kinh phí không nhỏ dành chi cho các mục khác. Số tiền chi cho nhóm 4 giai đoạn 2009-2013 lần lượt là 4.124.271 ngàn đồng, 4.391.825 ngàn đồng, 7.846.718 ngàn đồng, 7.958.629 ngàn đồng và 8.247.568 ngàn đồng.

Một trong những lý do dẫn đến tình trạng trên đó là tính lạc hậu, bất hợp lý của một số chếđộ, tiêu chuẩn định mức chi cho quản lý hành chính như: công tác phí, hội nghị phí, ... Cơ chếTCTC đã tháo gỡ khó khăn này cho các ĐVSN khi được chủ động xây dựng các định mức chi quản lý hành chính tùy vào đặc điểm và điều kiện đơn vị trong phạm vi nguồn tài chính cho phép. Để tạo điều kiện cho đơn vị phát huy quyền tự chủ của mình, nhằm tiết kiệm chi quản lý hành chính, trong đó khuyến khích các đơn vị thực hiện khoán chi hành chính (các nội dung: thông tin liên lạc, văn phòng phẩm, chi dịch vụ công cộng...), mức khoán do thủtrưởng đơn vị tựquy định trong phạm vi nguồn tài chính được sử dụng.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ hoàn thiện quản lý tài chính theo hướng tự chủ tại bệnh viện đa khoa bưu điện (Trang 63 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)