Quản lý việc trích lập và sử dụng các quỹ

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ hoàn thiện quản lý tài chính theo hướng tự chủ tại bệnh viện đa khoa bưu điện (Trang 68 - 71)

7. Kết cấu luận văn x

2.2.2.3 Quản lý việc trích lập và sử dụng các quỹ

Trước khi xem chênh lệch thu-chi để làm căn cứ trích lập các quỹ thì chúng ta xem qua mức tựđảm bảo kinh phí thường xuyên giai đoạn 2009-2013 qua bảng số liệu sau đây.

Bảng 2.11: Mức tựđảm bảo kinh phí thường xuyên tại Bệnh viện Đa khoa Bưu điện giai đoạn 2009-2013

Đơn vị tính: triệu đồng

Năm 2009 2010 2011 2012 2013

- Các nguồn thu sự nghiệp

và thu khác 66.424 84.109 145.694 141.944 143.332 - Chi thường xuyên 87.072 90.512 128.519 130.170 131.130 Mức tựđảm bảo kinh phí

thường xuyên 76,29% 92,93% 113,36% 109,05% 109,31%

Nhìn vào bảng số liệu chúng ta thấy mức tự đảm bảo kinh phí thường xuyên của bệnh viện ngày càng tăng, từ 76,29% năm 2009 lên thành 109,31% năm 2013. Có thể nói rằng mặc dù hiện nay bệnh viện được Nhà nước giao đảm bảo một phần kinh phí hoạt động thường xuyên nhưng thực tế trong 3 năm gần đây hoạt động của bệnh viện đã đảm bảo được toàn bộ kinh phí hoạt động thường xuyên. Điều này cho thấy mức độ tự chủ tài chính của bệnh viện ngày càng được nâng cao và bền vững.

Kế tiếp chúng ta xem xét số tiền chi lương tăng thêm. Cơ chế tự chủ tài chính khuyến khích các đơn vịtăng thu, tiết kiệm chi, phần chênh lệch thu chi cuối năm được phân phối thu nhập tăng thêm cho người lao động trong đơn vị. Suy cho cùng mục đích của người lao động là thu nhập nhận được. Thu nhập sẽ quyết định đến hiệu quả làm việc của người lao động. Từ khi thực hiện cơ chế tự chủ tài chính, bệnh viện không những thực hiện tốt nhiệm vụđược giao đảm bảo chủ yếu từ nguồn thu sự nghiệp mà thu nhập của CBVC trong bệnh viện cũng được tăng lên đáng kể. Tiền lương bình quân tăng thêm cho cán bộ viên chức được thể hiện qua bảng số liệu sau:

Bảng 2.12: Tổng hợp chi lương tăng thêm tại Bệnh viện Đa khoa Bưu điện

giai đoạn 2009-2013

Năm 2009 2010 2011 2012 2013

Tổng sốlao động

(người) 394 414 434 437 440 Tổng chi lương tăng

thêm (đồng/tháng) 358.001.796 418.244.328 539.314.874 544.168.132 547.938.160

Lương tăng thêm

bình quân

(đồng/người/tháng)

908.634 1.010.252 1.242.661 1.245.236 1.245.314

(Nguồn: Phòng Tài chính Kế toán - Bệnh viện Đa khoa Bưu điện)

Dựa vào số liệu tổng hợp ở trên cho thấy về cơ bản thu nhập CBVC có tăng góp phần nâng cao đời sống CBVC, mức lương được cải thiện qua các năm nhưng mức tăng vẫn chưa đáp ứng chi phí sinh hoạt của đời sống CBVC.

Nhìn chung bệnh viện đã chú trọng tới việc chi tăng thu nhập cho cán bộ viên chức và cụ thể hóa trong Quy chế chi tiêu nội bộ, bình chọn A, B, C, D. Các tiêu chí đểđánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ được giao như khối lượng công việc hoàn thành, chất lượng công việc hoàn thành ... còn chưa được chú trọng, phần chi tăng thu nhập còn khiêm tốn so với các đơn vị trong cùng Tập đoàn.

Bây giờ chúng ta xem xét việc trích lập và sử dụng các quỹ. Để thực hiện chi và tiến hành quản lý các khoản chi một cách có hiệu quả, bệnh viện đã xây dựng Quy chế chi tiêu nội bộ. Quy chế chi tiêu nội bộlà căn cứ đểGiám đốc bệnh viện điều hành việc sử dụng và quyết toán kinh phí từ nguồn NSNN cấp cho hoạt động thường xuyên và nguồn thu hoạt động sự nghiệp của đơn vị, là cơ sởpháp lý để Kho bạc Nhà nước kiểm soát chi - bao gồm những nội dung thu, chi trong phạm vi quy định hiện hành của Nhà nước và các nội dung chi đặc thù của đơn vịmà Nhà nước chưa có quy định.

Nhìn chung bệnh viện khi thực hiện cơ chế TCTC xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ quy định việc trích lập và sử dụng các quỹ theo quy định hiện hành cụ thể:

* Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp: bằng 25% số chênh lệch thu - chi. Quỹ này sử dụng để đầu tư, phát triển nâng cao hoạt động sự nghiệp, bổ sung vốn đầu tư, xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị, trợgiúp đào tạo.

* Quỹ dự phòng ổn định thu nhập: bằng 5% số chênh lệch thu chi. Quỹ này sử dụng để bổ sung kinh phí trả tiền lương và thu nhập tăng thêm cho cán bộ, viên chức khi nguồn thu bị giảm sút. Phương án phân bổ do Ban Giám đốc và Ban chấp hành công đoàn xem xét quyết định.

* Quỹkhen thưởng: bằng 15% số chênh lệch thu chi (nhưng không quá 3 tháng tiền lương, tiền công và thu nhập tăng thêm). Quỹ này sử dụng để khen thưởng định kỳ, đột xuất cho tập thể, cá nhân nhằm động viên khuyến khích những người có hiệu suất lao động cao, có nhiều sáng kiến cải tiến kỹ thuật, có thành tích trong cứu chữa người bệnh và quản lý bệnh viện.

* Quỹ phúc lợi: bằng 5% số chênh lệch thu chi (nhưng không quá 3 tháng tiền lương, tiền công và thu nhập tăng thêm). Quỹ này sử dụng để duy trì các hoạt động phúc lợi trong đơn vị do Giám đốc thống nhất với Chủ tịch công đoàn quyết định.

Bảng 2.13: Số tiền trích lập các quỹ tại Bệnh viện Đa khoa Bưu điện giai đoạn 2009-2013

Đơn vị tính: triệu đồng

Năm 2009 2010 2011 2012 2013

- Tổng các nguồn thu 89.489 97.733 170.543 158.458 160.376 - Tổng các nguồn chi 87.935 92.218 132.488 134.545 135.756

Chênh lệch thu - chi 1.554 5.515 38.055 23.913 24.620

- Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp 388,51 1378,80 9513,71 5978,20 6154,96 - Quỹ dự phòng ổn định thu nhập 77,70 275,76 1902,74 1195,64 1230,99 - Quỹkhen thưởng 233,10 827,28 5708,23 3586,92 3692,97 - Quỹ phúc lợi 77,70 275,76 1902,74 1195,64 1230,99

(Nguồn: Báo cáo quyết toán tài chính của đơn vị giai đoạn 2009-2013)

Nhìn vào bảng số liệu chúng ta thấy do chênh lệch thu-chi của bệnh viện ngày càng lớn (từ 1.554 triệu đồng năm 2009 tăng lên thành 24.620 triệu đồng năm 2013) nên số tiền trích lập các quỹcũng ngày càng tăng theo. Nói chung hàng năm số tiền bệnh viện sử dụng để trích lập các quỹ phù hợp với quy chế chi tiêu nội bộ và các quy định của pháp luật hiện hành.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ hoàn thiện quản lý tài chính theo hướng tự chủ tại bệnh viện đa khoa bưu điện (Trang 68 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)