Đánh giá thực trạng về quản lý tài chính tại Bệnh viện Đa khoa Bưu điện

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ hoàn thiện quản lý tài chính theo hướng tự chủ tại bệnh viện đa khoa bưu điện (Trang 75)

7. Kết cấu luận văn x

2.4.Đánh giá thực trạng về quản lý tài chính tại Bệnh viện Đa khoa Bưu điện

Bệnh viện đã thực hiện quản lý tài chính đạt hiệu quả cao đối với nguồn thu từ NSNN cấp và nguồn thu sự nghiệp. Việc quản lý hiệu quả nguồn lực tài chính góp phần tích cực trong việc đảm bảo hoạt động cho các đơn vị. Qua phân tích thực trạng nguồn lực tài chính tại bệnh viện cho thấy nguồn thu qua các năm có xu hướng tăng lên, đặc biệt nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp. Chính sách trao quyền tự chủđã giúp cho bệnh viện chủđộng và tích cực trong việc khai thác nguồn thu nhất là mở rộng nguồn thu bảo hiểm y tế, cung ứng dịch vụ nên kết quảthu năm sau tăng cao hơn năm trước, nguồn thu sự nghiệp không ngừng tăng lên, điều này tạo điều kiện thuận lợi cho bệnh viện trong việc đảm bảo nhu cầu chi tiêu ngày càng tăng.

2.4.1.2 Tăng quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm

Trong thời gian qua, công tác quản lý tài chính của bệnh viện đạt hiệu quả cao trong việc thực hiện tăng thu và tiết kiệm chi tiêu khi Nhà nước thực hiện trao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính cho các đơn vị sự nghiệp công lập theo nghịđịnh số43/2006/NĐ-CP ngày 25/04/2006 của Chính phủ. Việc trao quyền tự chủ giúp bệnh viện từng bước mở rộng hoạt động, chủ động khai thác nguồn lực tài chính đặc biệt là nguồn tài chính ngoài NSNN để chi cho hoạt động mua sắm sửa chữa, thu hút nhân tài, chương trình mục tiêu và Nhà nước không can thiệp sâu vào hoạt động nội bộ của bệnh viện.

2.4.1.3 Góp phần đa dạng hóa lĩnh vực khám chữa bệnh và nâng cao hoạt động nghiên cứu khoa học nghiên cứu khoa học

Bệnh viện đã sử dụng các nguồn lực sẵn có của đơn vị như điều kiện cơ sở vật chất, đội ngũ thầy thuốc, trang thiết bị phương tiện hiện có để thực hiện mở rộng, đa dạng hóa loại hình khám chữa bệnh, tổ chức khám chữa bệnh nhiều nơi… Bệnh viện thực hiện liên kết khám chữa bệnh với nước ngoài, mời chuyên gia nước ngoài vào khám chữa bệnh. Nhờđó chất lượng khám chữa bệnh được nâng lên và quy mô bệnh nhân của bệnh viện cũng không ngừng tăng lên.

Bệnh viện đã tham gia và hoàn thành nhiều đề tài nghiên cứu khoa học từ cấp Nhà nước, cấp Bộ, đến cấp thành phố góp phần tích cực vào sự phát triển kinh tế xã hội của thành phốcũng như cảnước. Các chương trình, đề tài, dự án nghiên cứu đã cung cấp cho các nhà quản lý nhiều luận cứ khoa học về chính sách phát triển kinh tế xã hội, phát triển khoa học công nghệtrong lĩnh vực y tế, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, nâng cao

sức cạnh tranh của các bệnh viện….

2.4.1.4 Từng bước cải thiện cơ sở vật chất và nâng cao thu nhập của cán bộ viên chức chức

Qua phân tích thực trạng sử dụng nguồn lực tài chính tại bệnh viện cho thấy, việc bệnh viện sử dụng nguồn tài chính ngày càng hợp lý hơn theo hướng tăng tỷ trọng chi cho công tác chuyên môn và dịch vụ công cộng cũng như tăng cường đầu tư cho mua sắm sửa chữa trang thiết bị phục vụ khám chữa bệnh, nhờ đó từng bước cải thiện cơ sở vật chất đáp ứng được yêu cầu khám chữa bệnh và sức khỏe của bệnh nhân ngày càng được cải thiện.

Thực hiện quản lý tài chính hiệu quả ngoài việc đảm bảo tiền lương cơ bản theo cấp bậc, chức vụ do Nhà nước quy định bệnh viện còn từng bước nâng cao thu nhập cho cán bộ viên chức thông qua việc chi trả thu nhập tăng thêm từ chênh lệch thu chi tài chính hàng năm, việc chi trả thu nhập cho cán bộ viên chức trong bệnh viện thực hiện theo nguyên tắc đơn vị, cá nhân có thành tích cao, đóng góp nhiều cho việc tăng thu tiết kiệm chi thì được chi trả thu nhập tăng thêm cao hơn. Cụ thể, khi thực hiện tự chủ tài chính mức thu nhập của cán bộ viên chức bệnh viện đều tăng lên. Cụ thểnăm 2009 thu nhập bình quân của đội ngũ y bác sĩ khoảng 10.000.000 đồng/tháng, thu nhập bình quân của cán bộ quản lý khoảng 14.000.000 đồng/tháng, thu nhập bình quân của nhân viên khoảng 7.000.000 đồng/tháng nhưng đến năm 2013 thì thu nhập bình quân của đội ngũ y bác sĩ khoảng 15.000.000 đồng/tháng, thu nhập bình quân của cán bộ quản lý khoảng 20.000.000 đồng/tháng, thu nhập bình quân của nhân viên khoảng 10.000.000 đồng/tháng (Theo thông báo công khai thu chi tài chính của bệnh viện năm 2013).

2.4.1.5 Tổ chức bộ máy, biên chế theo hướng gọn nhẹ và hoạt động hiệu quả

Bệnh viện đã thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy, biên chế và thực hiện hợp đồng lao động theo hướng tinh gọn và hiệu quả. Bệnh viện thực hiện xây dựng chức năng nhiệm vụ từng khoa, phòng ban, trung tâm, chủđộng thực hiện khoán biên chế và kinh phí quản lý hành chính cho từng phòng ban. Thực hiện ký kết hợp đồng lao động phù hợp với khối lượng công việc và khảnăng nguồn tài chính nhằm giảm sốlượng biên chế và nâng cao hiệu quả công việc.

2.4.2. Những hạn chế và nguyên nhân

2.4.2.1 Hạn chế

- Nguồn thu bệnh viện còn thấp, chưa đa dạng và nhỏ về quy mô

Qua phân tích thực trạng về các nguồn lực tài chính của bệnh viện cho thấy, nguồn thu của bệnh viện có tăng lên nhưng vẫn còn thấp, chưa đa dạng chủ yếu thu từ NSNN cấp và thu sự nghiệp (viện phí và bảo hiểm y tế), các khoản thu khác từ nghiên cứu khoa học, cung ứng dịch vụ và hỗ trợ, tài trợ của doanh nghiệp, đóng góp của nhà hảo tâm là rất thấp. Thực hiện chính sách tự chủ tài chính với việc Nhà nước sẽ từng bước trao quyền tự chủ từng phần tiến tới trao quyền tự chủ hoàn toàn về tài chính cho bệnh viện, điều này đồng nghĩa với việc Nhà nước sẽ giảm NSNN cấp chi thường xuyên cho bệnh viện để bệnh viện tự tìm nguồn tài chính để đảm bảo nhu cầu chi tiêu thường xuyên. Việc này gây nên khó khăn cho bệnh viện trong việc đảm bảo nguồn tài chính để duy trì hoạt động và phát triển khám chữa bệnh.

Nhà nước có chính sách hỗ trợ đối với người bệnh thuộc các đối tượng chính sách xã hội, người bị bệnh nặng có sử dụng các dịch vụ kỹ thuật cao, chi phí lớn để bảo đảm mọi người dân đều có cơ hội tiếp cận với các dịch vụ y tế. Các cơ sở khám, chữa bệnh công lập, kể cả trạm y tế cơ sở (sau đây gọi chung là cơ sở y tế) được thu viện phí của người bệnh để bù đắp chi phí khám chữa bệnh, góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ y tế. Mặc dù trong các năm qua mức thu viện phí có tăng nhưng tỷ lệ lạm phát cùng với lương tối thiểu đã tăng nhiều lần mà viện phí không tăng tương ứng còn bị khống chế bởi mức trần, do đó gây khó khăn cho bệnh viện trong việc chi cho hoạt động thường xuyên và nâng cao chất lượng khám chữa bệnh. Đặc biệt không công bằng đối với bệnh viện khi định hướng tiến tới tự chủ hoàn toàn về tài chính mà nguồn thu chủ yếu của bệnh viện từ viện phí, bảo hiểm y tế thu từ bệnh nhân thì việc quy định mức trần viện phí của Nhà nước gây khó khăn rất lớn cho bệnh viện trong việc đảm bảo duy trì hoạt động và bệnh viện tự chủ hoàn toàn khó lòng phát triển khám chữa bệnh cũng như cạnh tranh về chất lượng với bệnh viện trong và ngoài nước trong điều kiện bị khống chế bởi mức trần thu viện phí.

- Thu nhập của cán bộ viên chức bệnh viện còn thấp và chưa ổn định

Qua phân tích thực trạng cho thấy, mặc dù bệnh viện đã có nhiều cố gắng trong việc cải thiện thu nhập của cán bộ viên chức nhưng thực tế chếđộ tiền lương cho cán bộ

viên chức bệnh viện nhìn chung vẫn còn thấp và còn nhiều bất cập, đặc biệt đối với đội ngũ y bác sĩ làm việc trực tiếp với bệnh nhân. Đội ngũ y bác sĩ là người được đào tạo nhiều nhất trong xã hội, phải tham gia khám chữa bệnh với khối lượng thời gian lớn nhưng thu nhập họ nhận được tương đối thấp so với thu nhập của cán bộcó cùng trình độ làm việc trong khu vực doanh nghiệp hay khu vực có liên doanh với nước ngoài. Chính điều này làm chảy máu chất xám từ bệnh viện sang các khu vực kinh tế có thu nhập cao hơn. Do đó ảnh hưởng đến chất lượng khám chữa bệnh và nghiên cứu khoa học của bệnh viện trong tương lai.

- Chi cho hoạt động nghiên cứu khoa học còn ở mức thấp và hiệu quả chưa cao

Qua phân tích thực trạng cho thấy chi cho hoạt động nghiên cứu khoa học của bệnh viện chiếm tỷ lệ thấp. Do hạn chế nguồn kinh phí nên hoạt động nghiên cứu khoa học ở bệnh viện hiện nay chưa được đẩy mạnh. Mặc khác, nguồn kinh phí nghiên cứu khoa học được sử dụng chưa hiệu quả, một sốđề tài nghiên cứu khoa học đến hạn vẫn chưa hoàn thành xong.

- Công tác quản lý tài sản chưa hiệu quả, cơ sở vật chất chưa được đầu tư kịp thời, chưa tận dụng hết khả năng của đội ngũ y bác sĩ trong việc khám chữa bệnh và nghiên cứu

Trong thời gian qua, bệnh viện chưa tận dụng tốt lợi thế về đội ngũ y bác sĩ, tài sản và cơ sở vật chất hiện có để khai thác tăng nguồn thu. Công tác quản lý tài sản cố định ở bệnh viện chưa được thực hiện tốt chỉ mới dừng lại ở việc theo dõi và lập báo cáo, việc thực hiện kiểm kê thực tếhàng năm chỉ mang tính hình thức và chưa theo dõi tài sản cốđịnh ở các bộ phận đang sử dụng.

Cơ sở vật chất phục vụ khám chữa bệnh của bệnh viện đã được cải thiện nhưng thực tế vẫn chưa đảm bảo cho bệnh viện đáp ứng nhu cầu của bệnh nhân và nghiên cứu. Tuy nhiên những năm gần đây, Nhà nước đã quan tâm đầu tư cho khám chữa bệnh, xây dựng cơ sở vật chất, tăng cường trang thiết bị,…cho bệnh viện. Mặc dù vậy, do nhu cầu khám chữa bệnh của xã hội ngày càng gia tăng và nguồn thu bệnh viện còn hạn chế đã làm ảnh hưởng đến chất lượng khám chữa bệnh trong bệnh viện.

Bệnh viện có số lượng bệnh nhân trên 1 bác sĩ với tỷ lệ cao, như vậy bình quân một bác sĩ phải tham gia khám chữa bệnh cho rất nhiều bệnh nhân, điều này ảnh hưởng

rất lớn đến chất lượng khám chữa bệnh cho bệnh nhân và công tác nghiên cứu khoa học. Ngoài ra, khi quy mô khám chữa bệnh không ngừng tăng lên trong khi sốlượng bác sĩ thì hạn chế cho nên khối lượng giờ phải làm thêm tăng lên gấp nhiều lần, điều này làm cho bác sĩ bị quá tải không có thời gian cập nhật kiến thức mới hay nghiên cứu khoa học, do đó ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng khám chữa bệnh.

- Bộ máy quản lý tài chính chậm cải tiến và hoạt động kiểm tra chưa được tiến hành thường xuyên, hiệu quả thấp

Hiện nay, hệ thống hạch toán kế toán của bệnh viện trên cơ sở thực thu thực chi, các nghiệp vụ kinh tế phát sinh của nguồn kinh phí viện phí được hạch toán vào sổ sách kế toán theo thời điểm thu viện phí hay chi trả, những khoản viện phí do bệnh nhân còn nợ và thù lao khám chữa bệnh của thầy thuốc chưa được trả trong kỳ phát sinh thì không được phản ánh, việc mua sắm tài sản cốđịnh, sửa chữa cải tạo cơ sở vật chất để sử dụng trong nhiều kỳnhưng phải hạch toán vào thời điểm mua sắm hay thanh toán tiền cải tạo. Từđó dẫn đến đánh giá kết quả hoạt động theo báo cáo sự nghiệp của bệnh viện không chính xác đểđưa ra quyết định điều hành kịp thời phù hợp với thực tế.

Thực tế cho thấy, đội ngũ cán bộ quản lý tài chính kếtoán còn chưa đáp ứng được xu hướng mới về quản lý tài chính theo hướng xã hội hóa bệnh viện và tự chủ tài chính. Do hạn chế vềnăng lực, trình độ của cán bộ làm công tác quản lý tài chính nên việc cải tiến công tác quản lý trong lĩnh vực tài chính kế toán thực hiện chậm và việc tin học hóa các hoạt động quản lý tài chính trong bệnh viện chưa phát huy hiệu quả.

Hoạt động kiểm tra, kiểm toán nội bộ bệnh viện chưa được tiến hành thường xuyên, các thành viên làm công tác kiểm tra, kiểm toán thường là cán bộ quản lý và bác sĩ làm công tác kiêm nhiệm nên hạn chế về chuyên môn, nghiệp vụdo đó việc kiểm tra quá trình thu chi, phân phối chênh lệch hàng năm cũng như quản lý tài sản bệnh viện chủ yếu mang nặng tính hình thức và hiệu quả thấp. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.4.2.2 Nguyên nhân hạn chế

- Quyền tự chủ của bệnh viện còn hạn chế

Hiện nay, bệnh viện được trao quyền tự chủ rất lớn về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính tuy nhiên quyền tự chủ về chuyên môn của bệnh viện vẫn còn hạn chế. Cụ thể về hoạt động khám chữa bệnh, bệnh viện được tự chủ trong xác định các chuyên khoa là thế mạnh của mình để đầu tư phát triển chứ chưa

lựa chọn chuyên khoa theo nhu cầu của xã hội; Về tài chính bệnh viện được tự chủ về mức chi, có thể xây dựng định mức chi tiêu cao hơn hoặc thấp hơn định mức chi do Nhà nước quy định nhưng chưa được tự chủ về nguồn thu, mức thu như việc xác định mức viện phí, lệ phí bệnh viện thấp và bị khống chế bởi mức trần, đây là yếu tố gây khó khăn cho bệnh viện trong việc đảm bảo nhu cầu chi tiêu và nâng cao chất lượng khám chữa bệnh.

- Mức đầu tư tài chính toàn xã hội cho khám chữa bệnh còn thấp

Những năm gần đây, sự phát triển kinh tế xã hội đã làm tăng mức GDP bình quân đầu người. Thêm vào đó, giá cả sinh hoạt cũng như xăng, dầu, điện nước đều tăng lên nhưng khung viện phí vẫn giữ cốđịnh trong thời gian dài và gần đây có thay đổi theo hướng tăng lên nhưng mức tăng vẫn rất thấp, điều này làm cho việc đảm bảo chi thường xuyên của bệnh viện gặp khó khăn ảnh hưởng đến hoạt động của bệnh viện.

Như vậy, với mức chi phí mà Nhà nước bỏ ra để khám chữa bệnh trung bình cho một bệnh nhân khá thấp như hiện nay thì yêu cầu xã hội về nâng cao chất lượng khám chữa bệnh gặp nhiều khó khăn, để hướng tới chất lượng khám chữa bệnh có tầm khu vực và quốc tế thì chi phí khám chữa bệnh bình quân của một bệnh nhân cũng phải đạt mức khu vực và quốc tế.

- Hệ thống các văn bản pháp lý về quản lý tài chính bất cập, thiếu đồng bộ

Hiện nay, mặc dù đã có văn bản hướng dẫn quản lý tài chính chung đối với các đơn vị sự nghiệp có thu nhưng chưa có văn bản cụ thểhướng dẫn về quản lý tài chính riêng đối với các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực y tế, đặc biệt các văn bản tài chính về hoạt động của các chương trình khám chữa bệnh liên kết với nước ngoài, cơ chế hoạt động của các trung tâm trực thuộc, nhiều văn bản quy định trong ngành y tế đã nhiều năm nhưng chưa được sửa đổi như quy định về tổ chức khám bệnh ngoài giờ có quản lý27TP0F

(1)

P27T

, quy định về mức tối đa khung giá một số dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Nhà nước27TP1F

(2)

P27T

... Việc phân công, phân cấp và

(1)Thông tư số 30/BYT-TT ngày 23-12-1987 quy định tạm thời về tổ chức khám bệnh ngoài giờ có quản lý.

(2) “Khung giá một phần viện phí” ban hành kèm theo Thông tư liên bộ số 14/TTLB ngày 30 tháng 9 năm 1995

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ hoàn thiện quản lý tài chính theo hướng tự chủ tại bệnh viện đa khoa bưu điện (Trang 75)