Quản lý nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp và các nguồn thu khác

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ hoàn thiện quản lý tài chính theo hướng tự chủ tại bệnh viện đa khoa bưu điện (Trang 57 - 60)

7. Kết cấu luận văn x

2.2.1.2Quản lý nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp và các nguồn thu khác

Tự chủ tài chính tạo động lực cho các đơn vị sự nghiệp tăng cường huy động các nguồn thu sự nghiệp từ việc cung ứng dịch vụ công cho xã hội. Nguồn tài chính tăng đảm bảo cho các đơn vị thực hiện hiệu quả quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm, đảm bảo cho các đơn vị đứng vững trước thay đổi của môi trường bên ngoài và bên trong ngành y tế. Nguồn thu sự nghiệp y tế của bệnh viện bao gồm:

+ Thu phí, lệ phí: gồm viện phí và bảo hiểm y tế.

+ Thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ: Bệnh viện thực hiện XHH y tế để góp phần nâng cao chất lượng khám chữa bệnh cho người dân, tăng nguồn thu cho bệnh viện cũng như tăng thu nhập cho CBCNV trong bệnh viện.

+ Nguồn thu khác: Như thu từ hoạt động căng tin, giữ xe, cho thuê quầy thuốc, thu photocopy…

Bệnh viện đã tổ chức đấu giá công khai để có thể có nhiều cá nhân, đơn vị quan tâm tham gia nhằm giúp bệnh viện lựa chọn được đơn vị cung cấp dịch vụ tốt nhất và tăng thêm nguồn thu cho bệnh viện. Việc thu nộp các khoản đóng góp từ các dịch vụ trên được thể hiện đầy đủ trên sổ sách kế toán và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với Ngân sách Nhà nước.

- Thu từ viện trợ: viện trợ không hoàn lại,...

Trong cơ cấu nguồn thu sự nghiệp thì chủ yếu là nguồn thu viện phí và nguồn thu BHYT. Nguồn thu BHYT tăng nhanh hơn và chiếm tỷ lệ cao hơn, điều đó có nghĩa rằng sự công bằng trong tài chính y tế đã được cải thiện rõ nét. Có thể chứng minh qua bảng phân tích số liệu sau:

Bảng 2.7: Các nguồn thu sự nghiệp và thu khác tại bệnh viện giai đoạn 2009-2013

Đơn vị tính: triệu đồng Năm Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2012 2013 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Các nguồn thu sự nghiệp và thu khác: 66.424 100% 84.109 100% 145.694 100% 141.944 100% 143.332 100% 1. Thu Viện phí 21.678 32,64% 30.846 36,67% 48.479 33,27% 44.286 31,20% 45.838 31,98% 2. Thu Bảo hiểm y tế 42.889 64,57% 51.478 61,20% 95.247 65,37% 95.621 67,37% 95.405 66,56% 3. Thu khác 1.857 2,80% 1.785 2,12% 1.968 1,35% 2.037 1,44% 2.089 1,46%

(Nguồn: Báo cáo quyết toán tài chính của bệnh viện giai đoạn 2009-2013)

Nguồn thu BHYT trong tổng nguồn thu sự nghiệp của đơn vịtăng mạnh qua các năm. Bệnh viện Đa khoa Bưu điện năm 2009 đạt 64,57%, đến năm 2010 mặc dù về số tuyệt đối vẫn tăng song chỉ đạt 61,20%, từ năm 2011 đến năm 2013 đạt lần lượt là 65,37%, 67,37% và 66,56%.

Nguồn thu từ viện phí bao gồm các khoản thu theo đơn giá của Nhà nước cho các hoạt động khám bệnh nội, ngoại trú; điều trị bệnh nhân nội, ngoại trú; các dịch vụ xét nghiệm, chiếu chụp, chẩn đoán hình ảnh; các loại phẫu thuật, thủ thuật ...

Cùng với đầu tư từ NSNN, Tập đoàn cũng khuyến khích đơn vị tăng cường thu hút các nguồn tài chính từ hoạt động khám chữa bệnh, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, liên doanh liên kết, hợp tác quốc tế. Đơn vị xác định nguồn thu sự nghiệp là nguồn thu quan trọng nhất. Trong vài năm qua, nó có vai trò rất lớn trong việc cải tạo, nâng cấp cơ sở vật chất, đầu tư chiều sâu máy móc trang thiết bị phục vụ cho việc chẩn đoán và điều trị cũng như nâng cao thu nhập cho cán bộ.

Đối với loại hình dịch vụ khám chữa bệnh theo yêu cầu, tự nguyện, dịch vụ chất lượng cao do đơn vị tự xây dựng đã tạo cơ sở pháp lý cho việc thu hút nguồn tài chính từ việc đóng góp của nhân dân, cán bộ công nhân viên (CBCNV), tạo nên nguồn tài chính đáng kể cho hoạt động của đơn vị.

Tuy nhiên từ khi Chính phủ ban hành Nghị định 95/CP ngày 27/08/1994 về việc thu một phần viện cho đến nay vẫn không có thay đổi chính thức nào về mặt văn bản. Sau 19 năm, giá viện phí trên lý thuyết vẫn áp dụng khung giá từ năm 1994 đã bộc lộ quá nhiều bất hợp lý so với mặt bằng giá cả chung của xã hội. Chính vì giá viện phí không bù đắp đủ chi phí cho các dịch vụ y tếnên để tồn tại được trong nền kinh tế thị trường, các cơ sở y tế đã tự áp dụng các quy định và hình thức khác nhau nhằm tăng thêm nguồn thu, bù đắp vào khoản thiếu hụt. Điều này dẫn đến nhiều hậu quả tiêu cực khác như giá một số dịch vụ bệnh viện gia tăng khó kiểm soát, trong đó có vấn đề lạm dụng thuốc và xét nghiệm (theo báo cáo y tế thế giới năm 2010 lãng phí 40%). Mặc dù hiện nay không có công cụ và biện pháp hữu hiệu nào để đánh giá được việc lạm dụng thuốc và dịch vụ cận lâm sàng, nhưng theo kết quả một số nghiên cứu thì hiện tượng này đang tồn tại ở nhiều cơ sở y tế Nhà nước và đặc biệt là cơ sở y tế tư nhân. Những bất hợp lý trong quy định giá viện phí quá thấp đã ảnh hưởng trực tiếp đến năng lực TCTC của các đơn vị, dẫn đến nhiều hậu quả tiêu cực khác như: tình trạng rất khó kiểm soát giá dịch vụ y tế cũng như việc sử dụng dịch vụ y tế của bệnh viện. Thực trạng này càng đòi hỏi nhu cầu cần đổi mới toàn diện về giá viện phí và cơ chế tài chính.

khai thác có hiệu quả, do bước đầu áp dụng đơn vị còn lúng túng và vừa làm vừa xem xét, điều đó dẫn đến loại hình này còn phát triển chậm so với các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế và nó không phản ánh đúng tiềm năng vốn có của đơn vị.

Mặt khác có thểnói cơ sở y tếđang sở hữu đội ngũ lớn các trí thức các nhà khoa học có trình độsau đại học nhưng chưa khai thác được tiềm năng này để cung cấp cho xã hội các sản phẩm nghiên cứu, ứng dụng và triển khai các tiến bộ khoa học, công nghệ vào cuộc sống. Hoạt động này bước đầu đã được chú ý hơn và đem lại nguồn thu đáng kểcho đơn vị thông qua các hợp đồng chăm sóc sức khỏe, tham gia các đề án phát triển y tế, tuy nhiên nó còn chiếm tỷ lệ thấp và chưa tương xứng với tiềm năng.

Một số hoạt động quan trọng khác cũng góp phần nâng cao năng lực tài chính như: hoạt động đào tạo và nghiên cứu khoa học, hợp tác và quan hệ quốc tế. Bên cạnh việc nâng cao vị thế, uy tín của mình, nó còn góp phần tăng cường các nguồn đầu tư từ các khoản viện trợ của các tổ chức và cá nhân.

Phân tích bảng số liệu trên cho thấy nguồn thu sự nghiệp có tốc độ tăng nhanh vào các năm khi đổi mới cơ chế tài chính. Tuy nhiên ở những năm cuối thời kỳ nghiên cứu cũng có dấu hiệu chững lại do bị khống chế bởi khung giá thu một phần viện phí, đơn vị mặc dù đã nỗ lực song sốthu tăng lên là do cơ cấu bệnh và do quá tải về chuyên môn còn về giá thì đơn vị không có thẩm quyền để tăng, mà mới ở trong giai đoạn đề xuất. Bởi vậy đơn vị chưa thể tự chủ toàn phần mà các vẫn còn phụ thuộc vào nguồn kinh phí từ NSNN, chịu ảnh hưởng của tỷ lệ tăng trưởng kinh tế, chính sách, chủtrương đầu tư của Nhà nước cho y tế...

Cuối mỗi năm ngân sách, căn cứ vào số tiền chênh lệch thu lớn hơn chi, bệnh viện được phép chuyển số dư từ nguồn kinh phí thu sự nghiệp chuyển năm sau thực hiện, đồng thời được phép trích lập các quỹ (Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp, Quỹ khen thưởng, Quỹ phúc lợi, Quỹ dự phòng ổn định thu nhập) và trả thu nhập tăng thêm cho người lao động theo quy định Nghị định 43.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ hoàn thiện quản lý tài chính theo hướng tự chủ tại bệnh viện đa khoa bưu điện (Trang 57 - 60)