định lượng (Phụ lục 4)
Về giới tính: Kết quả cho thấy giá trị Sig = 0.993>0,05, do đó không có
sự khác biệt giữa nam và nữ về đánh giá sự hài lòng.
Về ngành học: Kết quả cho thấy giá trị Sig = 0,786 > 0.05, do đó giữa
các nhóm ngành không có sự khác biệt trong đánh giá sự hài lòng.
Về khóa học: Trong bảng phân tích phương sai, giá trị Sig = 0,605>
0,05 cho thấy không có sự khác biệt giữa những sinh viên thuộc các khóa khác nhau về đánh giá sự hài lòng.
Về kết quả học tập: Trong bảng phân tích phương sai, giá trị Sig =
0,058 > 0,05 cho thấy không có sự khác biệt giữa những nhóm đối tượng khảo sát về kết quả học tập.
Tóm tắt Chương 4
Từ số liệu thu thập dựa trên Phiếu Khảo sát 429 sinh viên, tác giả tiến hành chạy dữ liệu trên phần mềm SPSS 16.0 theo các bước một cách khách quan và nghiêm túc. Sau đó đưa ra phương trình hồi quy chuẩn hóa như sau:
Trong đó:
Y: là biến phụ thuộc thể hiện “Sự hài lòng của sinh viên”. X1: là biến độc lập thể hiện nhân tố “Hoạt động chuyên môn”. X2: là biến độc lập thể hiện nhân tố “Hoạt động ngoài chuyên môn”. X3: là biến độc lập thể hiện nhân tố “Cơ sở vật chất”.
X4: là biến độc lập thể hiện nhân tố “Chương trình đào tạo”. X5: là biến độc lập thể hiện nhân tố “Hoạt động ngoại khóa”. X6: là biến độc lập thể hiện nhân tố “Cung cấp thông tin”. X7: là biến độc lập thể hiện nhân tố “Uy tín”.
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ GỢI Ý CHÍNH SÁCH 5.1 Kết luận
Trong suốt quá trình thành lập và phát triển, Trường Đại học Tài chính – Marketing đã không ngừng cải thiện các yếu tố dạy và học để trở thành một trong những trường đại học có uy tín tại khu vực Thành phố Hồ Chí Minh và trên cả nước. Trong đó, Khoa Du lịch Trường Đại học Tài chính – Marketing cũng đã từng bước khẳng định thương hiệu của mình trong công tác đào tạo các ngành nghề dịch vụ thuộc lĩnh vực du lịch lữ hành, nhà hàng, khách sạn.
Ngày nay, với số lượng sinh viên của Nhà trường nói chung và Khoa Du lịch nói riêng tăng nhanh cả về số lượng lẫn chất lượng (điều đó được thể hiện qua số lượng sinh viên đăng ký tuyển sinh vào trường, và điểm chuẩn đầu vào qua các năm) thì việc đánh giá các yếu tố góp phần làm gia tăng sự hài lòng của sinh viên đối với chất lượng dịch vụ đào tạo lại càng quan trọng hơn.
Mục đích của nghiên cứu là xác định các thành phần tác động vào sự hài lòng của sinh viên về chất lượng dịch vụ đào tạo Khoa Du lịch Trường Đại học Tài Chính – Marketing, xây dựng và đánh giá các thang đo lường các thành phần ảnh hưởng đến mức độ hài lòng của sinh viên.
Phương pháp nghiên cứu được sử dụng để xây dựng, đo lường các thang đo và kiểm định mô hình (được trình bày ở chương 3) bao gồm 2 bước chính: nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu chính thức. Nghiên cứu sơ bộ sử dụng phương pháp phỏng vấn sâu và khảo sát định lượng sơ bộ với số mẫu nhỏ nhằm cho ra thang đo chính thức để tiến hành bước khảo sát định lượng với số mẫu 429 thông qua khảo sát trực tiếp.
Cả hai nghiên cứu trên đều được thực hiện tại Khoa Du lịch Trường Đại học Tài Chính – Marketing với đối tượng nghiên cứu là sinh viên hệ Đại học chính quy. Kết quả nghiên cứu chính thức được sử dụng để phân tích, đánh giá thang đo lường các thành phần tác động vào sự hài lòng của sinh viên thông qua hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha, phân tích các nhân tố khám phá EFA, kiểm định
mô hình lý thuyết và các giả thuyết thông qua mô hình hồi qui và phân tích phương sai một nhân tố ANOVA và T-Test (kết quả được trình bày ở chương 4).
Qua quá trình nghiên cứu, tác giả đã hoàn thành được những mục tiêu đặt ra của đề tài, đã sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng phù hợp, xử lý số liệu bằng phương tiện thống kê để có thể xác định được một hệ thống 07 yếu tố đánh giá sự hài lòng của sinh viên đối với chất lượng dịch vụ đào tạo Trường Đại học Tài chính – Marketing. Cụ thể bao gồm các yếu tố được sắp xếp theo thứ tự tác động mạnh dần như: (1) Hoạt động chuyên môn; (2) Uy tín; (3) Hoạt động ngoài chuyên môn; (4) Các hoạt động ngoại khóa; (5) Cơ sở vật chất; (6) Chương trình đào tạo; (7) Cung cấp thông tin và từ đó đề ra hệ thống các giải pháp mang tính khách quan, hoàn toàn dựa trên kết quả nghiên cứu định lượng để đề xuất lên lãnh đạo Khoa và Nhà trường.
Sau đây, tác giả xin đưa ra một số gợi ý chính sách nhằm nâng cao tăng sự hài lòng của sinh viên đối với chất lượng dịch vụ đào tạo của Khoa Du lịch Trường Đại học Tài chính – Marketing như sau:
5.2 Gợi ý chính sách
5.2.1 Đẩy mạnh hoạt động chuyên môn trong quá trình giảng dạy
Giảng dạy là một hoạt động tương tác phức tạp, nhiều chiều, cần được đánh giá bằng cách sử dụng nhiều nguồn thông tin. Trong suốt quá trình giảng dạy, người tương tác trực tiếp đối với người học (sinh viên) chính là giảng viên giảng dạy môn học đó. Chính vì vậy, giảng viên có trách nhiệm duy trì (hay đạt được) mức năng lực hiểu biết về chủ đề môn học, không chỉ trong những lĩnh vực mà người đó quan tâm mà trong tất cả các lĩnh vực liên quan đến những đối tượng hay mục tiêu của khoá học.
Nhân tố “Hoạt động chuyên môn” có mức ý nghĩa trung bình là 3,73 và hệ số beta chuẩn hóa là 0,501, dựa theo bảng thống kê mô tả (Phụ lục 4) cho thấy các biến quan sát trong nhân tố này có giá trị trung bình (Mean) nhỏ nhất là
“Giảng viên cung cấp thông tin phản hồi về sự tiến bộ của bạn” = 3.23; tương ứng Hệ số Std. Deviation (SD = 0.891) và giá trị Mean cao nhất là “Khi bạn gặp
phải một vấn đề, Giảng viên cho thấy một sự quan tâm chân thành trong việc giải quyết nó” = 3.95; tương ứng Hệ số Std. Deviation (SD = 0.753), đây là yếu tố tác động mạnh nhất đến với sự hài lòng của sinh viên về chất lượng dịch vụ đào tạo. Thực tế tại Khoa cho thấy, đội ngũ giảng viên tham gia công tác giảng dạy (giảng viên cơ hữu) có trình độ khá phù hợp, với số lượng thống kê như sau:
Bảng 5.1: Thống kê trình độ giảng viên cơ hữu tại Khoa Du lịch
Trình độ Số lượng
Tiến sĩ 02
Thạc sĩ 05
Cử nhân 02
(Nguồn: Khoa Du lịch – Trường Đại học Tài chính – Marketing)
Tuy nhiên, cũng thông qua bảng thống kê này ta thấy, hiện nay với số lượng sinh viên đang theo học tại Khoa tăng khá nhanh, nên đội ngũ giảng viên này vẫn chưa thể đáp ứng hết được những yêu cầu trong công tác hoạt động chuyên môn.
Trong Quy định về chế độ làm việc của giảng viên tại trường, các hoạt động chuyên môn của giảng viên tập trung vào những nội dung sau: giảng dạy, nghiên cứu khoa học, các hoạt động hướng dẫn sinh viên thực hiện thực hành nghề nghiệp, thực hành tốt nghiệp, và hoạt động GVCN, cố vấn học tập. Vì vậy, để đẩy mạnh hơn nữa các hoạt động chuyên môn trong quá trình giảng dạy của giảng viên, Khoa cần tập trung chú ý vào những vấn đề sau:
Thứ nhất về hoạt động giảng dạy, cần tạo điều kiện cho giảng viên tham gia những lớp đào tạo ngắn hạn về phương pháp giảng dạy chủ động giúp sinh viên có cơ hội mạnh dạn trao đổi những vấn đề thắc mắc trong suốt quá trình học tập. Thông qua đó, giảng viên nâng cao được khả năng truyền đạt mục tiêu, lựa chọn phương pháp giảng dạy hiệu quả, tạo cơ hội cho sinh viên thực hành và đưa ra ý kiến phản hồi, quan tâm đến sự đa dạng trong thành phần sinh viên. Tổ chức nhiều đợt tập huấn với chuyên gia trong nước và nước ngoài về phương pháp giảng dạy theo học chế tín chỉ. Đối với cá nhân mỗi giảng viên cần tham khảo nhiều tài liệu giáo dục tổng quan hay chuyên ngành, tham dự hội thảo, hội nghị
và thử nghiệm các phương pháp giảng dạy khác nhau trong mỗi lớp học nhất định hay với một nhóm sinh viên nhất định để từ đó có sự điều chỉnh lượng kiến thức và khả năng truyền đạt phù hợp với năng lực của mỗi lớp. Bằng những phương tiện phù hợp với quy mô lớp học, giảng viên cung cấp cho sinh viên nhận xét chính xác và kịp thời về việc học của sinh viên một cách thường xuyên trong suốt thời gian học tập, kèm theo giải thích về cách cho điểm và những gợi ý mang tính xây dựng về việc làm thế nào để sinh viên có thể học tốt hơn.
Thứ hai về hoạt động nghiên cứu khoa học, trong nội dung này tác giả đề cập đến khía cạnh về hoạt động nghiên cứu khoa học trong sinh viên. Đây là một hoạt động hết sức thiết thực và có ích cho sinh viên trong quá trình học tập, tạo tiền đề cho sinh viên biết được quy trình nghiên cứu một vấn đề thực tế. Thông qua đó, cũng xây dựng được sự đa dạng trong việc tìm hiểu ngành nghề mà sinh viên đang học, giúp sinh viên cảm thấy hứng khởi, yêu thích hơn ngành nghề mình đã chọn. Tuy nhiên, hiện nay sinh viên tại Khoa không quan tâm nhiều đến hoạt động này, chính vì vậy Khoa cần có những hoạt động để thúc đẩy sinh viên tham gia nghiên cứu khoa học như:
Gắn giảng viên với sinh viên: yêu cầu mỗi giảng viên trong mỗi năm công tác cần có ít nhất 01 đề tài hướng dẫn sinh viên nghiên cứu khoa học. Nội dung này giảng viên sẽ được tính vào kết quả thi đua mỗi năm;
Tổ chức các buổi trao đổi chuyên môn giữa giảng viên và sinh viên nhằm nêu ra các nội dung, vấn đề sinh viên có thể dễ dàng tìm kiếm thông tin để thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học;
Trong quá trình nghiên cứu, giảng viên hướng dẫn và Khoa tạo điều kiện cho sinh viên tìm kiếm các kênh thông tin hỗ trợ như: tài liệu, số liệu thực tế…để sinh viên có đủ tự tin tham gia nghiên cứu;
Quản lý chặt chẽ hơn hoạt động của Câu lạc bộ Nghiên cứu khoa học hiện nay, để phát huy tốt nhất vai trò của Câu lạc bộ này;
Công tác NCKH cần được đẩy mạnh trong giảng viên và sinh viên đồng thời cần quán triệt đó là nhiệm vụ song hành trong công tác giảng dạy và học tập.
Trong nhà trường cần có những văn bản quy định cụ thể, chế tài đi đôi với chế độ thoả đáng để khơi được năng lực tư duy, sáng tạo, hứng thú với công tác NCKH phục vụ nâng cao chất lượng đào tạo.
Thứ ba về công tác GVCN, cố vấn học tập, đây là một công việc chuyên môn cũng không kém phần quan trọng. Công việc này đòi hỏi các GVCN, cố vấn học tập luôn quan tâm, theo sát, và định hướng kịp thời cho sinh viên trong quá trình học tập về nhiều khía cạnh: đăng ký môn học, tình hình học tập trong thời gian vừa qua, thời gian sắp tới, những hoạt động rèn luyện tinh thần, mối quan hệ với Thầy/Cô, bạn bè….Để có thể hiểu rõ những vấn đề này, Khoa kết hợp cùng GVCN, cố vấn học tập cần:
Duy trì các buổi họp giao ban hàng tháng để trao đổi chia sẻ thông tin; GVCN, cố vấn học tập liên lạc thường xuyên với BCS lớp qua nhiều kênh thông tin;
Giảng viên tránh có những mối quan hệ kép với sinh viên vốn có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của sinh viên hoặc dẫn tới việc giảng viên thật sự thiên vị hay bị cho là thiên vị sinh viên.
Bên cạnh đó, giảng viên trong Khoa cũng cần lưu ý một số các vấn đề sau nhằm giúp sinh viên có thể đạt được hiệu quả học tập tốt nhất như:
Trau dồi thêm một số các kỹ năng sử dụng các công cụ nghiên cứu để hướng dẫn sinh viên thực hiện việc nghiên cứu khoa học như các công cụ phần mềm định lượng;
Tiếp cận với các nguồn tài liệu nước ngoài, các nguồn tài liệu mới trong nước để giới thiệu đến sinh viên tìm hiểu trong quá trình học tập và nghiên cứu.
5.2.2 Nâng cao uy tín trong qua trình đào tạo
Uy tín là quyền của một người hoặc một nhóm người, được mọi người tin tưởng. Họ sẽ tự nguyện, tự giác phục tùng hoặc tiếp nhận và hành động theo tác động của chủ thể có quyền. Chính vì vậy, xây dựng được uy tín là yếu tố tiên quyết trong việc phát triển công tác đào tạo của Khoa trong tương lai.
Kết quả khảo sát cho thấy, nhân tố “Uy tín” có hệ số beta chuẩn hóa là 0,39 và mức ý nghĩa trung bình là 3,21 cho thấy yếu tố này tác động mạnh đến sự hài lòng của sinh viên nhưng lại chưa được sinh viên đánh giá cao. Điều này phần nào phản ánh được thực tế tại Khoa hiện nay. Do Khoa du lịch là đơn vị đào tạo mới được tách và thành lập tháng 10/2010 chính vì vậy hiện nay Khoa vẫn đang trên con đường xây dựng cho riêng mình một thương hiệu và uy tín riêng. Khi được hỏi “Khoa xây dựng một hình ảnh chuyên nghiệp” thì chỉ có 138 phiếu “Đồng ý” chiếm tỷ lệ 36,8%, 200 phiếu “Trung lập” chiếm 46,6% và có 54 phiếu “Không đồng ý” chiếm 12,6%, với mức ý nghĩa trung bình Mean = 3,28; SD = 0,757. Vì vậy, Khoa cần tạo dựng cho mình một điểm nhấn và màu sắc riêng thông qua: chất lượng đội ngũ giảng viên, chất lượng đào tạo, đồng phục, phong cách giảng dạy, hoạt động chuyên môn…cụ thể như sau:
Xây dựng một chương trình PR chuyên nghiệp trong các chương trình tư vấn tuyển sinh tại Nhà trường thông qua các tờ rơi mang nội dung, màu sắc riêng của Khoa, đội ngũ tư vấn chuyên nghiệp, nhiệt tình, tư vấn trực tuyến qua website Khoa, qua điện thoại…
Có đồng phục riêng đối với giảng viên, và phụ kiện riêng dành cho sinh viên Khoa vào các buổi học chuyên ngành.
Các hoạt động chuyên môn đặc sắc, truyền thông thu hút sinh viên Khoa tham gia.
Và một vấn đề cũng khá quan trọng đó chính là xây dựng uy tín đối với các doanh nghiệp trong ngành nghề dịch vụ, các đơn vị tuyển dụng. Việc liên kết với các doanh nghiệp trong ngành sẽ giúp sinh viên có thêm kênh tuyển dụng thực tệp, cũng như tham gia thực tập tại doanh nghiệp, và cũng thông qua đó Khoa khẳng định được chất lượng đào tạo sinh viên đáp ứng được với nhu cầu xã hội. Theo kết quả thu thập số liệu đối với sinh viên Khóa cuối (Khóa 07 Hệ đại học chính quy) vừa tốt nghiệp tháng 10/2014 thì khoảng 20% sinh viên làm việc tại các công ty du lịch, 65% sinh viên làm việc tại các khách sạn, nhà hàng (đa phần tại chính nơi sinh viên thực tập và được giữ lại), và 15% sinh viên đang tìm việc. Đây là một dấu hiệu khả quan cho quá trình đào tạo của Khoa.
5.2.3 Hoàn thiện các hoạt động ngoài chuyên môn nhằm phục vụ tốt nhất cho sinh viên cho sinh viên
Nhân tố “Hoạt động ngoài chuyên môn” có hệ số beta chuẩn hóa là 0,339 (có mức tác động mạnh thứ 3 trong 07 nhân tố tác động), như vậy cho thấy rằng đây cũng là một yếu tố được sinh viên khá quan tâm khi khảo sát về sự hài lòng. Các hoạt động ngoài chuyên môn đa phần là những hoạt động liên quan đến những công tác học vụ được quản lý và thực hiện chủ yếu tại Văn phòng Khoa với nhiệm vụ quản lý các thông tin sinh viên, các hoạt động giảng dạy do các Phòng/Ban chức năng cung cấp.
Đối với Khoa, giáo vụ khoa (Thư ký khoa) là người chịu trách nhiệm chính trong các công tác này. Giáo vụ khoa như một kênh thông tin trung gian để vận chuyển thông tin của sinh viên đến với Lãnh đạo Khoa và các giảng viên trong Khoa hoặc ngược lại. Hiện nay, với số lượng hơn 1000 sinh viên đang theo học tại Khoa, thì chỉ với 01 cán bộ nếu chỉ quản lý các hồ sơ theo cách thủ công truyền thống thì không thể giải quyết hết các vấn đề phát sinh. Điều này thể hiện