KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỦA MỘT SỐ NƢỚC

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGÀNH DU LỊCH của TỈNH CHĂMPASẮC đến năm 2017 (Trang 40 - 42)

2. Mục tiêu và phƣơng pháp nghiên cứu:

2.4. KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỦA MỘT SỐ NƢỚC

TRONG KHU CỰC.

Thái Lan: Thái Lan là một trong những điểm thu hút khách du lịch nhiều nhất trong khu vực, chỉ đứng sau Trung Quốc và Malaysia, bởi lẽ ƣu thế quyết định của Thái Lan là nền kinh tế phát triển, đồng thời chất lƣợng dịch vụ khách sạn lại khá tốt. Thái Lan có bộ máy quản lý nhà nƣớc về du lịch trong Bộ thể thao và Du lịch và các chính sách vĩ mô đƣợc thực hiện bởi các cơ quan Bộ. Cơ cấu tổ chức của Bộ theo ngành dọc đến địa phƣơng chỉ theo vùng, đại diện vùng đặc trách đối với nhiều tỉnh.

Trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội đất nƣớc giai đoạn 1997 - 2003, Thái Lan đã xác định phát triển du lịch theo hai hƣớng ƣu tiên chính là: bảo vệ, bảo tồn các nguồn tài nguyên và tài sản du lịch, phục vụ cho phát triển du lịch.

Chính phủ đã phát động phong trào khôi phục lại giá trị nguyên bản của văn hóa và đất nƣớc của họ, kêu gọi các làng mạc ở vùng nông thôn giữ nguyên vẻ đẹp nguyên sơ, bảo vệ cây cối, giảm thiếu tiếng ồn và giữ gìn phong cách kiến trúc Thái Lan. Mặt khác, cơ quan du lịch Thái Lan cũng hỗ trợ các cộng đồng bản địa duy trì sức hấp dẫn của các điểm du lịch, phối hợp với Cục bảo tồn rừng từ các cơ quan liên quan ở địa phƣơng triển khai các chƣơng trình giáo dục đào tạo và nâng cao nhận thức về du lịch cho mọi tầng lớp dân cƣ. Công tác quảng bá, xúc tiến du lịch đƣợc thực hiện bởi các cơ quan du lịch Thái Lan. Các cơ quan du lịch Thái Lan hoạt động chuyên nghiệp gồm các đại diện vùng và các văn ph ng đại diện ở nƣớc ngoài.

Ngoài ra, Thái Lan c n xây dựng nhiều chƣơng trình rất sáng tạo và độc đáo để thu hút khách du lịch. Bên cạnh đó, Thái Lan c n thiết lập những chƣơng trình quảng cáo, khuyến mãi rầm rộ, có sức thu hút cao nhƣ chƣơng trình Thái - Amazing, Du lịch kiến tạo nên h a bình, "Road Show" quảng bá mạnh mẽ tại

Tokyo, Osaka, "Luck is in the Air" nhằm đẩy mạnh lƣợng khách đến Thái Lan bằng chƣơng trình khuyến mãi vé của Thái Airways...

Việt Nam: Việt Nam hiện đang đƣợc đánh giá là điểm đến an toàn nhất trong khu vực và là đất nƣớc có nhiều tiềm năng về du lịch. Từ năm 2003, du lịch Việt Nam thƣờng xuyên tổ chức sự kiện năm du lịch quốc gia, mỗi năm một chủ đề nhằm khơi dậy phát huy tiềm năng du lịch của từng vùng miền để thu hút khách. Ngành du lịch Việt Nam đã đạt đƣợc những kết quả cao trong những năm gần đây, đặc biệt trong năm 2008 ngành du lịch Việt Nam đã thu hút hơn 3.8 triệu lƣợt khách quốc tế và thu đƣợc 60,000 tỷ đồng. Những thành tựu này do sự nỗ lực của chính phủ, các cấp, các ngành, các địa phƣơng và đặc biệt là các cơ quan ngành du lịch Việt Nam. Sau đây ra một số vấn đề rút ra đƣợc trong quá trình phát triển du lịch Việt Nam:

- Từng bƣớc xây dựng chiến lƣợc phát triển du lịch dài hạn, đặc biệt là có sự điều chỉnh kịp thời theo từng giai đoạn.

- Từng bƣớc xây dựng và đào tạo nguồn nhân lực theo hƣớng chuyên môn hóa du lịch.

- Tận dụng tốt những thế mạnh nhƣ ổn định chính trị, tăng trƣởng kinh tế cao và hình ảnh quốc gia đƣợc nâng cao.

- Đã phát huy đƣợc vài tr của công tác tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến du lịch, đặc biệt là việc hƣớng đến khai thác thế mạnh về du lịch mua sắm, du lịch hội nghị - hội chợ - triển lãm, du lịch sinh thái, du lịch di tích lịch sử.

- Sản phẩm du lịch ngày càng đa dang hóa, các công ty kinh doanh du lịch đã thành lập tour du lịch liên vùng.

- Việt Nam đang xác định xu hƣớng phát triển du lịch theo hƣớng phát triển du lịch bền vững.

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGÀNH DU LỊCH của TỈNH CHĂMPASẮC đến năm 2017 (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)