Kinh nghiệm của tỉnh Thái Bình

Một phần của tài liệu CÁC GIẢI PHÁP THÚC đẩy XUẤT KHẨU HÀNG NÔNG sản của TỈNH CHĂM PA sắc nước CHDCND lào đến năm 2020 (Trang 28 - 30)

Thái Bình là một tỉnh ven biển, thuộc khu vực đồng bằng sông Hồng, nằm trong vùng chịu ảnh hưởng trực tiếp của vùng tam giác tăng trưởng kinh tế Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh. Đất đai Thái Bình phì nhiêu màu mỡ, nổi tiếng là “bờ xôi ruộng mật” do được bồi tụ bởi hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình với tổng diện tích tự nhiên 156.650ha, trong đó diện tích cây hàng năm có 92.057ha. Thái Bình có 7 huyện, 1 thành phố với 286 xã

phường. Số dân nông thôn chiếm 94,2%, nguồn lao động trong khu vực nông lâm nghiệp chiếm 74,3%. Từ những đặc điểm, trên các cấp uỷ đảng,

chính quyền rất chú trọng việc thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về lĩnh vực phát triển kinh tế nông nghiệp trong tình hình mới...

Trong năm 2010, mặc dù bùng phát dịch lùn sọc đen, rầy nâu và sâu cuốn lá hại lúa, thời tiết diễn biến bất thường nhưng sản xuất nông nghiệp ở Thái Bình vẫn giành được thắng lợi toàn diện. Năng suất lúa cả hai vụ cao

nhất từ trước đến nay đạt 132,79 tạ/ha. Sản lượng thóc đạt trên 1.1 triệu tấn. Cơ cấu giống lúa, mùa vụ chuyển biến mạnh. Diện tích lúa xuân muộn, lúa mùa, trà cực sớm và diện tích gieo trồng cây có giá trị kinh tế cao tăng nhanh. Giá trị sản xuất trên 1 ha đất canh tác đạt 66,65 triệu đồng/ha. Tốc độ tăng trưởng bình quân 5 năm tăng 51%/năm. Mặc dù diện tích trồng lúa hàng năm giảm nhưng sản lượng lương thực luôn đạt ổn định trên 1,1 triệu tấn/năm, đảm bảo an ninh lương thực cho tỉnh và góp phần ổn định an ninh lương thực quốc gia.

Công tác chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi đã được các địa phương tích cực triển khai: Diện tích giống lúa ngắn ngày tăng khá; giống lúa chất lượng cao chiếm 28%, tăng 15% so với năm 2006. Diện tích cây màu và cây vụ đông được mở rộng, đạt bình quân 56.470ha/năm, trong đó diện tích vụ đông đạt 32.870ha (riêng 2010, cây vụ đông đạt 39276ha, tăng 40% so với 2006 và tăng 45% diện tích); Đã chuyển đổi được 8200ha cấy lúa kém hiệu quả sang trồng cây, con có hiệu quả kinh tếcao hơn.Trong đó giai đoạn 2006-

2010, tỉnh đã chuyển đổi được 1330ha. Chất lượng chuyển đổi được nâng lên. Cơ sở hạ tầng vùng chuyển đổi sang chăn nuôi, thuỷ sản từng bước được đầu tư xây dựng. Các vùng chuyển đổi đều mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn

vùng trồng lúa, bước đầu tạo ra vùng sản xuất hàng hoá làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng tiến bộ, góp phần giảm nghèo và giải quyết công ăn việc làm ở nông thôn. Thái Bình đã hoàn thành quy hoạch vùng lúa chất lượng cao, vùng cây màu và câyvụ đông.

Trong chăn nuôi, Thái Bình thường xuyên có những giải pháp tích cực khống chế dịch bệnh, đặc biệt là dịch tai xanh xảy ra trên đàn lợn ở một số địa phương. Do chủ động trong phương án xử lý dịch nên một thời gian ngắn, dịch bệnh đã được khống chế. Chăn nuôi tiếp tục phát triển trở lại đạt giá trị 1.895 tỷ đồng, tăng 54% so với năm 2005, tăng bình quân 9,1%/năm. Tỷ

trọng chăn nuôi chiếm 36,4% trong giá trị sản xuất nông nghiệp. Đàn trâu bò đạt gần 70.000 con, đàn lợn 1,13 triệu con, tăng 1,8%; đàn gia cầm 9,06 triệu con tăng 3,9%...Chăn nuôi trang trại, gia trại và chăn nuôi gia công quy mô lớn theo công nghiệp hiện đại gắn với công tác vệ sinh an toàn thực phẩm có xu hướng phát triển tốt. Đến 2010, toàn tỉnh đã có 1.035 trang trại chăn nuôi đạt tiêu chí tăng gấp gần 2 lần năm 2006, trong đó có 12 trang trại chăn nuôi qui mô trên dưới 2.500 con lợn thịt/ha.

Thuỷ sản cũng đạt được nhiều kết quả đáng mừng cả về nuôi trồng và khai thác chế biến. Năm 2010, giá trị sản xuất thuỷ sản đạt gần 770 tỷ đồng, tăng 49,5% so với năm 2006. Tốc độ tăng trưởng bình quân 5 năm đạt 11,1%/năm cao hơn so với bình quân 5 năm trước. Sản lượng thuỷ sản năm 2010 đạt 114.254 tấn, tăng 36% so với kế hoạch và tăng 59,2% so với năm

1996; Đã hình thành được 16 vùng nuôi thuỷ sản tập trung với phương thức bán thâm canh. Năng lực khai thác thuỷ sản tăng cả về số lượng tàu thuyền và công suất. Đến nay, tổng số tàu thuyển khai thác là 1.572 chiếc, tăng 39,4%. Đội tàu tập trung và đánh bắt xa bờ được chuyển đổi về số lượng, nâng cao công suất để tập trung khai thác sản phẩm có giá trị kinh tế và góp phần bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản ven bờ. Chương trình trồng 5 triệu ha rừng và phong trào trồng cây phân tán nội đồng được triển khai thực hiện có hiệu quả. Cây phân tán nội đồng đã góp phần quan trọng bảo vệ các tuyên đê sông, đê biển và môi trường sinh thái. Công tác bảo vệ môi trường, giám sát, kiểm tra, phòng ngừa ô nhiễm môi trường được tăng cường. Tỉnh đã hoàn thành kế hoạch hành động đa dạng sinh học đến năm 2020.

Đạt được những thành tựu khá toàn diện về an ninh lương thực, chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, chăn nuôi, thuỷ sản, trồng rừng... là do nhiều yếu tố và nguyên nhân hợp thành mà công tác quản lý nhà nước chiếm vai trò quan trọng. Việc xây dựng và triển khai các cơ chế, chính sách hỗ trợ sản xuất, đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ, cơ giới hoá sản xuất nông nghiệp... được coi trọng và thực hiện tích cực.

Một phần của tài liệu CÁC GIẢI PHÁP THÚC đẩy XUẤT KHẨU HÀNG NÔNG sản của TỈNH CHĂM PA sắc nước CHDCND lào đến năm 2020 (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)