- Thứ bảy: Các doanh nghiệp xuất khẩu của tỉnhChăm Pa Sắc chưa có sự chuẩn bị làm lớn chiến lược làm ăn lớn chiến lược làm ăn dài hạn, vững
3.3.5 Thông tin dự báo xuất khẩu hàng nông sản.
Năm 2013 vừa qua, tuy được dự báo là một năm khó khăn nhưng nhiều mặt hàng nông sản như: cà phê, sa nhân... vẫn xuất khẩu mạnh. Bước qua năm 2014, nhiều mặt hàng nông sản vẫn được kỳ vọng sẽ tiếp tục tăng trưởng cao.
Hiệp hội cà phê của CHDCND Lào dự báo năm 2014 ngành cà phê vẫn giữ được mức tăng ít nhất bằng năm ngoái dựa trên những kết quả đạt được trong năm qua.
Dù chỉ đặt mục tiêu xuất khẩu 16,21 triệu USD trong cả năm 2013 nhưng kết quả cuối cùng cho thấy mặt hàng cà phê đã đạt 18,68 triệu USD, chiếm tỷ lệ lớn nhất là 25,57%.
Một mặt hàng khác có mức tăng trưởng nhanh trong năm 2013 và gia nhập vào nhóm những mặt hàng đạt 17,34 triệu USD là Sa nhân chiếm 23,74%.
Theo dự báo của hiệp hội cà phê Lào, năm 2014 là một năm có nhiều triển vọng. Mặt hàng cà phê, sa nhân, XK có mức tăng trưởng từ 20-30% mỗi năm trong những năm qua và tỉnh CPS kỳ vọng giữ được mức tăng trưởng này.
KẾT LUẬN
Xuất khẩu nói chung và xuất khẩu hàng nông sản nói riêng đã góp phần đáng kể vào phát triển kinh tế chung của tỉnh Chăm Pa Sắc, nâng cao đời sống của người dân, nhất là khi nền kinh tế chuyển từ cơ chế quản lý tập trung sang cơ chế thị trường có sự điều hành, quản lý của Nhà nước. Nhờ có đường lối đổi mới, tỉnh Chăm Pa Sắc đã và đang cùng với các tỉnh, thành phố của Lào dần vượt qua các cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội trong những năm đầu thập kỷ 90 và hiện tại, khắc phục được tình trạng đình đốn, trì trệ, trong sản xuất, xuất khẩu nói chung và trong sản xuất, xuất khẩu hàng nông sản nói
riêng.
Mặc dù trong thời gian qua, xuất khẩu nói chung và xuất khẩu hàng nông sản nói riêng của tỉnh đã phát triển tương đối khởi sắc, đóng góp rất lớn
vào phát triển kinh tế chung của tỉnh và của cả nước, cải thiện đời sống nhân dân. Một số mặt hàng nông sản như: Gạo, ngô, cà phê… đã tạo ra thế mạnh cho tỉnh và cho nước CHDCND Lào trên thị trường khu vực và thế giới. Tuy nhiên, để thúc đẩy hơn nữa xuất khẩu hàng nông sản, thì trong thời gian tới tỉnh Chăm Pa Sắc cần phải đẩy mạnh hơn nữa việc tăng cường đầu tư, sản xuất và xuất khẩu mặt hàng này và tăng cường chuyển đổi cơ cấu kinh tế, cơ cấu chính sách, sửa đổi một số chính sách, luật pháp cho phù hợp hơn với điều kiện mới.
Qua nghiên cứu thực tế cho thấy, việc thúc đẩy xuất khẩu hàng nông sản của tỉnh Chăm Pa Sắc vẫn còn nhiều vấn đề cần được bổ sung và hoàn thiện. Đề tài cũng chỉ ra được những mặt đã làm được (như: Tỉnh đã có chính sách nhằm thúc đẩy xuất khẩu hàng nông sản đã góp phần cải thiện cán cân thanh toán quốc tế và góp phần giải quyết lao động ở nông thôn, làm tăng thu nhập và đời sống của một số bộ phận người lao động, thị trường xuất khẩu hàng nông sản được mở rộng, số lượng và chất lượng hàng nông sản đang có xu hướng tăng dần…) và những mặt chưa làm được (Các cơ chế chính sách nhằm thúc đẩy xuất khẩu hàng nông sản vẫn chưa được thông thoáng và phù hợp với điều kiện thực tế, số lượng và chất lượng chế biến của hàng nông sản để xuất khẩu vẫn còn bó hẹp và hạn chế, thiếu sức cạnh tranh so với các sản phẩm cùng loại của các nước trong khu vực, thêm vào đó số lượng các doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất và xuất khẩu hàng nông sản còn ít, thị trường vẫn
chưa được nhiều…). Đề tài cũng đưa ra một hệ thống giải pháp và kiến nghị đối với các cấp, ban ngành có liên qua. Vì vậy, trong thời gian tới để thúc đẩy xuất khẩu hàng nông sản ngày được tốt hơn, thì tỉnh Chăm Pa Sắccần phải có kế hoạch để thực hiện đồng bộ các giải pháp mà đề tài đã chỉ ra nhằm tăng cường thúc đẩy xuất khẩu hàng nông sản của tỉnh Chăm Pa Sắc, góp phần giải quyết lao động ở các vùng nông thôn, tăng thu nhập cho người lao động và làm tăng kim ngạch xuất khẩu của tỉnh.