- Thứ bảy: Các doanh nghiệp xuất khẩu của tỉnhChăm Pa Sắc chưa có sự chuẩn bị làm lớn chiến lược làm ăn lớn chiến lược làm ăn dài hạn, vững
3.1 Phương hướng thúc đẩy xuất khẩu hàng nông sản của tỉnhChăm Pa Sắc
Sắc
Sắc
3.1.1.1 Quản điểm thúc đẩy xuất khẩu hàng nông sản của tỉnh đến năm 2020 năm 2020
Trên thực tiễn cho thấy, vấn đề thúc đẩy xuất khẩu hàng nông sản là yếu tố quan trọng khách quan của một nền kinh tế - xã hội của một đất nước nói chung và đối với một địa phương cụ thể. Do vậy, vấn đề này có thể hiện qua các quan điểm sau:
- Theo quan điểm: Xuất khẩu nông sản phải dựa trên cơ sở khai thác tiềm năng và lợi thế của tỉnh kết hợp với phát triển nông nghiệp sinh thái bền vững.
Tập trung khai thác mọi tiềm năng lao động, đất đai và dành lượng vốn đầu tư hợp lý để phát triển nông nghiệp hàng hóa bền vững, đa dạng đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu là quan điểm, là phương hướng có tính tổng
quát của nông nghiệp tỉnh Chăm Pa Sắc khi bước vào thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Nghiên cứu các lý luận về xuất khẩu hàng nông sản, nghiên cứu thực tế sản xuất nông sản của tỉnh trong những năm qua cho thấy xuất khẩu nông sản của tỉnh đã bước đầu khai thác được các tiềm năng và lợi thế của mình và đã đạt được những kết quả nhất định. Tuy nhiên, việc tiến hành khai thác chủ yếu còn mang tính tự phát, phân tán nên hiệu quả chưa cao, đặc biệt là trong sản xuất các loại nông sản phục vụ xuất khẩu.
Trong điều kiện sản xuất kinh doanh và xuất khẩu hàng nông sản, cần phải phát huy tiềm năng và lợi thế một cách chủ động, gắn việc khai thác tiềm năng, lợi thế để so sánh của tỉnh với phát triển nông nghiệp sinh thái bền vững.
Phát huy tiềm năng, lợi thế so sánh, kết hợp với phát triển nông nghiệp sinh thái bền vững có nghĩa là tỉnh cần tập trung xuất khẩu những cây trồng, vật nuôi mà tỉnh có ưu thế nhất. Bên cạnh những loại sản phẩm trồng trọt và