- Thứ bảy: Các doanh nghiệp xuất khẩu của tỉnhChăm Pa Sắc chưa có sự chuẩn bị làm lớn chiến lược làm ăn lớn chiến lược làm ăn dài hạn, vững
3.3.4 Quy hoạch vùng sản xuất nông sản xuất khẩu tập trung
Hiện nay, sản xuất nông nghiệp phục vụ xuất khẩu đơn thuần là khoanh vùng theo địa giới hành chính, tuyên truyền vận động nông dân trồng cây theo đơn đặt hàng hoặc theo hợp đồng của các công ty chế biến xuất khẩu hoặc các nhà thu gom cung ứng cho xuất khẩu nên chất lượng sản phẩm nông nghiệp không dảm bảo, không đáp ứng được yêu cầu về độ sạch, vệ sinh an toàn thực phẩm vì các hộ gia đình còn khá tự do trong chăm bón, sử dụng phân bón, thuốc trừ sâu, ý thức tôn trọng cam kết trong hợp đồng còn rất kém...hơn nữa sản xuất manh mún rất khó cho việc áp dụng các tiến bộ khoa học, kỹ thuật trong trồng trọt, chăm bón. Vì vậy, tỉnh cần có quy hoạch vùng sản xuất nông sản xuất khẩu tập trung, hỗ trợ phát triển hạ tầng cơ sở, phát triển các dịch vụ khuyến nông, hướng dẫn việc áp dụng các mô hình trồng trọt, chăn nuôi phù hợp để người dân và doanh nghiệp triển khai phát triển kinh tế trang trại, hợp tác xã...để tạo thuận lợi cho việc thâm canh, đưa giống mới, ứng dụng khoa học
kỹ thuật trong chăm sóc, phòng trừ dịch bệnh, thu hoạch và bảo quản nhằm tạo ra những nông sản hàng hóa đáp ứng được yêu cầu của thị trường nhập khẩu.
Có thể khẳng định rằng, xu hướng toàn cầu hóa đang diễn ra với tốc độ rất nhanh chóng cùng với sự hồi phục của nền kinh tế thế giới đã mở ra triển vọng cho CHDCND Lào nói chung và tỉnh Chăm Pa Sắc nói riêng cơ hội thâm nhập vào thị phần quốc tế và khu vực về xuất khẩu hàng nông sản. Điều này vừa là cơ hội, vừa là thách thức đối với Lào nói chung và Chăm Pa Sắc nói
riêng.
Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, Lào và các nước trong khu vực đã và đang có những bước chuyển biến mạnh mẽ. Sự hợp tác giữa Lào với các nước trên thế giới, đặc biệt là các nước thành viên ASEAN trong hầu hết tất cả các lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp, thương mại, dịch vụ,... phát triển nhanh chóng và thu được nhiều kết quả quan trọng, góp phần vào phát triển kinh tế của từng nước, từng khu vực.
Phần này, tác giả đã nêu lên những quan điểm đề xuất các giải pháp cũng như mục tiêu để thúc đẩy xuất khẩu hàng nông sản của tỉnh Chăm Pa Sắc đến năm 2020. Ngoài ra còn đưa ra những biện pháp nhằm thực hiện các mục tiêu đã nêu trên.