Kinh nghiệm của tỉnh Nghệ An

Một phần của tài liệu CÁC GIẢI PHÁP THÚC đẩy XUẤT KHẨU HÀNG NÔNG sản của TỈNH CHĂM PA sắc nước CHDCND lào đến năm 2020 (Trang 27 - 28)

Nghệ An là tỉnh có diện tích lớn nhất trong cả nước (gần 16,5 ngàn

kmP

2

P

), dân số trên 2,919 triệu người (năm 2009), miền Tây là trung du miền núi, miền Đông là đồng bằng ven biển,vùng biển rộng với bờ biển dài 82km, lại nằm trên các tuyến giao thông Bắc - Nam (đường 1A), Đông - Tây (đường 7), cảng sông, cảng biển, vì thế Nghệ An có khả năng khai thác các sản phẩm xuất khẩu với tiềm năng lớn. Bên cạnh đó, Nghệ An còn có lợi thế với nguồn lao động dồi dào; có đất, rừng, biển và khí hậu thích nghi cho nhiều loại cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao có tiềm năng tạo nguồn hàng nông lâm hải sản xuất khẩu phong phú; một số khoáng sản có thể khai thác quy mô công nghiệp. Tất cả các yếu tố đó tạo điều kiện thuận lợi cho Nghệ An trong việc phát triển xuất khẩu.

Tổng kim ngạch xuất khẩu trên địa bàn tỉnh đã có bước tăng trưởng khá từ 168,8 triệu USD năm 2006 lên 386,4 triệu USD năm 2010, đạt mức tăng trưởng bình quân 23%/năm. Tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ giai đoạn 2006-2010 đạt 1.287,7 triệu USD, trong đó xuất khẩu hàng hoá trong 5 năm (2006-2010) đạt 651 triệu USD, chiếm tỷ trọng 50,6% trong tổng kim ngạch xuất khẩu, riêng năm 2010 đạt 168 triệu USD; xuất khẩu dịch vụ

đạt trên 42,8 triệu USD, chiếm tỷ trọng 3,3% trong kim ngạch xuất khẩu, trong đó chủ yếu là dịch vụ du lịch; xuất khẩu lao động đạt 593,9 triệu USD, chiếm tỷ trọng 46,1% trong tổng kim ngạch xuất khẩu. Xuất khẩu bình quân đầu người tăng từ 56 USD năm 2006 lên 133 USD năm 2010.

Nhìn chung, về quy mô các mặt hàng xuất khẩu chính của Nghệ An đã có sự tăng trưởng mạnh, nhóm hàng nông lâm sản vẫn là nhóm hàng xuất khẩu chủ lực của tỉnh, chiếm tỷ trọng khá lớn trong cơ cấu hàng hoá xuất khẩu và có xu hướng tăng, từ 70% năm 2006 lên 78% năm 2010. Các mặt hàng xuất khẩu chủ lực là: Dăm gỗ, tinh bột sắn,nước hoa quả các loại, gạo tẻ, cao su, gỗ và sản phẩm gỗ,sản phẩm chè,lạc nhân…

Thị trường xuất khẩu ngày càng được mở rộng, đến năm 2010 các doanh nghiệp Nghệ An đã xuất khẩu hàng hóa trực tiếp sang thị trường 56 nước và khu vực với một số thị trường chủ yếu là Trung Quốc (87 triệu USD), ấn Độ (11,8 triệu USD), Hàn Quốc (10,6 triệu USD), Hà Lan (10,1 triệu USD), Lào (8,4 triệu USD), và một số nước ASEAN khác như Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Singapore

Chủ thể tham gia xuất khẩu ngày càng nhiều hơn, năm 2006 mới chỉ có 77 doanh nghiệp tham gia hoạt động xuất khẩu hàng hóa thì đến năm 2010 con số này là 114 doanh nghiệp ở tất cả các loại hình kinh tế, trong đó đã có

12 doanh nghiệp đạt kim ngạch xuất khẩu từ 4 triệu USD trở lên.

Có được những kết quả ở trên là do tỉnh Nghệ An đã có những chiến lược phát triển kinh tế - xã hội phù hợp với tiềm năng thế mạnh của tỉnh, trên cơ sở xác định mặt hàng xuất khẩu chủ lực của tỉnh và xác định được thị trường xuất khẩu trọng điểm.

Một phần của tài liệu CÁC GIẢI PHÁP THÚC đẩy XUẤT KHẨU HÀNG NÔNG sản của TỈNH CHĂM PA sắc nước CHDCND lào đến năm 2020 (Trang 27 - 28)