- Sáu là:hoàn thiện công tác quản lý của Nhà nước về hoạt động xuất khẩu, có những chính sách khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài vào đầu
2.3.1 Những thành tựu đạt được
Do hệ thống chính sách và chiến lược đẩy mạnh xuất khẩu của Chính phủ, chínhsách kinh tế đã chuyển dịch từ việc thay thế nhập khẩu sang hướng mạnh về xuất khẩu, mở rộng quyền kinh doanh ngoại thương và cải cách thể chế kinh tế theo hướng thị trường. Bên cạnh đó là sự quan tâm chỉ đạo của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân tỉnh Chăm Pa Sắc, đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho sản xuất và xuất khẩu hàng hóa thể hiện qua việc đổi mới, xây dựng và ban hành một số chính sách, đề án thúc đẩy xuất khẩu của địa phương phù hợp với thực tiễn của nền kinh tế.
Các chính sách ưu đãi, khuyến khích thu hút đầu tư nước ngoài trên địa bản tỉnh đã phát huy tác dụng tích cực, thu hút dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài mở rộng sản xuất kinh doanh hàng xuất khẩu và chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong tổng KNXK của tỉnh hàng năm.
Sự thay đổi về nhận thức và tư duy kinh tế của các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh đã thích ứng nhanh với yêu cầu của thị trường, tỉnh chủ động hội nhập với yêu cầu của nền kinh tế mở, tận dụng lợi thế và điều kiện tự nhiên và sức lao động trong tỉnh, đồng thời tích cực đổi mới cơ chế quản lý, tổ chức lại sản xuất, tổ chức thu gom và chế biến những sản phẩm xuất khẩu phù hợp với yêu cầu của thị trường nước ngoài.
Chính vì vậy mà tỉnh đã đạt được những kết quả xuất khẩu đáng khích lệ về kim ngạch, thị trường và mở rộng mặt hàng xuất khẩu: tổng giá trị KNXK của tỉnh đều tăng qua các năm, cùng với kết quả xuất khẩu chung của tỉnh, kết quả xuất khẩu nhóm hàng nông sản cũng đạt được những thành tích đáng khích lệ: giá trị KNXK hàng nông sản của tỉnh Chăm Pa Sắc cũng đều tăng và chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong tổng KNXK của tỉnh.
Xuất khẩu hàng nông sản đã đạt được mục tiêu đề ra và đóng góp một phần đáng kể vào việc thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh giai đoạn 2009-2013. Hoạt động xuất khẩu nông sản chính là yếu tố phát huy nội lực rất quan trọng, tạo thêm vốn đầu tư công nghệ, tăng thêm việc làm, thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa.
Mặt hàng nông sản đã chiếm tỷ lệ khá cao trong tổng kim ngạch xuất khẩu của tỉnh góp phần thúc đẩy phát triển nền kinh tế. Cơ cấu xuất khẩu hàng nông sản đã được thay đổi theo phương hướng tích cực, tăng tỷ trọng các mặt hàng có khối lượng lớn và thị trường tương đối ổn định.
Chính sách đổi mới quản lý xuất nhập khẩu của Nhà nước đã giúp tỉnh tốt hơn trong quản lý và điều hành những hàng hóa nhập khẩu thiết yếu, góp phần ổn định giá cả, thúc đẩy sản xuất, xuất khẩu phát triển và cải thiện cơ cấu xuất - nhập khẩu. Các công cụ tiền tệ vĩ mô như: lãi suất tín dụng, tỷ giá được sử dụng nhuần nhuyễn hơn để khuyến khích xuất khẩu và định hướng nhập khẩu.
Xuất khẩu của tỉnh đã được đổi mới một cách cơ bản về cơ chế quản lý xuất - nhập theo hướng xóa bỏ chế độ độc quyền ngoại thương, mở rộng
quyền kinh doanh xuất- nhập khẩu cho các thành phần kinh tế, giảm thiểu và xóa bỏ hạn ngạch, giấy phép từng chuyến, từ đó góp phần hạn chế cơ chế xin cho, khuyến khích xuất khẩu nhận được sự quan tâm ngày càng lớn.
Bộ máy quản lý năng động, có năng lực và trình độ quản lý kinh tế, kinh doanh tốt, có phẩm chất đạo đức tốt, nhiệt tình, nhanh nhạy trong nắm bắt thời cơ và thông tin về thị trường, giá cả mặt hàng.