Quản điểm thúc đẩy xuất khẩu hàng nông sản của tỉnh đến năm

Một phần của tài liệu CÁC GIẢI PHÁP THÚC đẩy XUẤT KHẨU HÀNG NÔNG sản của TỈNH CHĂM PA sắc nước CHDCND lào đến năm 2020 (Trang 68 - 70)

- Thứ bảy: Các doanh nghiệp xuất khẩu của tỉnhChăm Pa Sắc chưa có sự chuẩn bị làm lớn chiến lược làm ăn lớn chiến lược làm ăn dài hạn, vững

3.1.1.1Quản điểm thúc đẩy xuất khẩu hàng nông sản của tỉnh đến năm

CỦA TỈNH CHĂM PA SẮC ĐẾN NĂM 2020

3.1 Phương hướng thúc đẩy xuất khẩu hàng nông sản của tỉnh Chăm Pa Sắc Sắc

3.1.1 Mục tiêu thúc đẩy xuất khẩu hàng nông sản của tỉnh Chăm Pa Sắc đến năm 2020 Pa Sắc đến năm 2020

3.1.1.1 Quản điểm thúc đẩy xuất khẩu hàng nông sản của tỉnh đến năm 2020 năm 2020

Trên thực tiễn cho thấy, vấn đề thúc đẩy xuất khẩu hàng nông sản là yếu tố quan trọng khách quan của một nền kinh tế - xã hội của một đất nước nói chung và đối với một địa phương cụ thể. Do vậy, vấn đề này có thể hiện qua các quan điểm sau:

- Theo quan điểm: Xuất khẩu nông sản phải dựa trên cơ sở khai thác tiềm năng và lợi thế của tỉnh kết hợp với phát triển nông nghiệp sinh thái bền vững.

Tập trung khai thác mọi tiềm năng lao động, đất đai và dành lượng vốn đầu tư hợp lý để phát triển nông nghiệp hàng hóa bền vững, đa dạng đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu là quan điểm, là phương hướng có tính tổng

quát của nông nghiệp tỉnh Chăm Pa Sắc khi bước vào thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Nghiên cứu các lý luận về xuất khẩu hàng nông sản, nghiên cứu thực tế sản xuất nông sản của tỉnh trong những năm qua cho thấy xuất khẩu nông sản của tỉnh đã bước đầu khai thác được các tiềm năng và lợi thế của mình và đã đạt được những kết quả nhất định. Tuy nhiên, việc tiến hành khai thác chủ yếu còn mang tính tự phát, phân tán nên hiệu quả chưa cao, đặc biệt là trong sản xuất các loại nông sản phục vụ xuất khẩu.

Trong điều kiện sản xuất kinh doanh và xuất khẩu hàng nông sản, cần phải phát huy tiềm năng và lợi thế một cách chủ động, gắn việc khai thác tiềm năng, lợi thế để so sánh của tỉnh với phát triển nông nghiệp sinh thái bền vững.

Phát huy tiềm năng, lợi thế so sánh, kết hợp với phát triển nông nghiệp sinh thái bền vững có nghĩa là tỉnh cần tập trung xuất khẩu những cây trồng, vật nuôi mà tỉnh có ưu thế nhất. Bên cạnh những loại sản phẩm trồng trọt và

chăn nuôi khác có thể phát triển sản xuất và xuất khẩu.

- Theo quan điểm: Chính sách xuất khẩu phải khuyến khích phát triển đa dạng các loại hình kinh doanh xuất khẩu nông sản.

Nền kinh tế của tỉnh đang trong quá trình chuyển đổi từ cơ chế kế hoạch hóa tập trung sang cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước. Một trong các nội dung chuyển đổi là phát triển tiềm năng của các thành phần kinh tế, phát triển nền kinh tế đa thành phần. Vì vậy, đa dạng hóa các loại hình xuất khẩu nông sản ở đây là tất yếu khách quan.

Để mỗi loại hình kinh doanh xuất khẩu nông sản phát huy thế mạnh, một mặt từng loại hình phải tổ chức lại cho phù hợp với yêu cầu mới. Mặt khác, nhà nước có chính sách tạo điều kiện để các loại hình đó hoạt động theo đúng vai trò và thế mạnh vốn có của nó.

- Theo quan điểm:Xuất khẩu nông sản phải kết hợp hài hòa lợi ích giữa người nông dân, nhà sản xuất và nhà kinh doanh xuất khẩu.

Sản xuất và xuất khẩu sản phẩm nói chung và nông sản nói riêng là quá trình thống nhất, điều đó biểu hiện sự thống nhất giữa các khâu của quá trình tái sản xuất, nhưng đối với nông nghiệp nó chịu sự chi phối của các đặc điểm của sản xuất nông nghiệp, trong đó đặc biệt về đặc tính sinh học của sản xuất chi phối một cách mạnh mẽ nhất.

Thật vậy, trong bối cảnh của sản xuất với mục đích để xuất khẩu, việc sản xuất ra cái gì, số lượng, chất lượng, chủng loại và giá cả như thế nào trước hết đều phải căn cứ vào thị trường, mặt khác phải căn cứ vào các điều kiện của sản xuất ở từng địa phương, từng đơn vị.

Mối quan hệ giữa sản xuất với xuất khẩu ảnh hưởng tới mối quan hệ giữa sản xuất và tiêu dùng. Bởi vì, xuất khẩu là khâu trung gian nối sản xuất và tiêu dùng. Sản xuất và xuất khẩu có đối tượng phục vụ chung đó là người tiêu dùng, nên xuất khẩu là phương tiện thực hiện mục đích sản xuất và ngược lại, sản xuất là điều kiện của xuất khẩu, vì có sản xuất ra các sản phẩm đáp ứng nhu cầu thị trưởng xuất mới được thực hiện.

Như vậy, kết hợp hài hòa lợi ích của người nông dân, chế biến với lợi ích của người sản xuất có cơ sở khách quan từ mục đích và nội dung hoạt động của hai khâu. Do đó, nó còn xuất phát từ mối quan hệ tất yếu của hệ thống ngành của nền kinh tế quốc dân. Kinh nghiệm của các nước đã cho thấy, chỉ trên cơ sở

đảm bảo lợi ích người sản xuất, người chế biến và tiêu thụ sản phẩm trong một hệ thống thì hoạt động sản xuất và xuất khẩu nông sản mới hỗ trợ cho nhau và mang lại hiệu quả kinh tế cao.

- Theo quan điểm: Xuất khẩu nông sản phải góp phần đẩy nhanh nông nghiệp sang sản xuất hàng hóa theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế nói chung, nông nghiệp nông thôn nói riêng là xu thế phát triển tất yếu của cả nước trong tiến trình phát triển kinh tế. Đối với tỉnh, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đã trở thành chủ trương của Đảng và Nhà nước trong phát triển kinh tế. Vì vậy, xuất khẩu nông sản phải góp phần đẩy nhanh nông nghiệp sang sản xuất hàng hóa theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đó vừa là mục đích vừa là phương tiện của sản xuất và xuất khẩu nông sản.

Trên thực tế,xuất khẩu nông sản ở tỉnh có sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế, nhiều hình thức tổ chức sản xuất, điều kiện tự nhiên cho phép kinh doanh nhiều loại nông sản. Trong bối cảnh đó, một mặt cần có sự lựa chọn phương hướng kinh doanh có hiệu quả nhất đối với từng ngành, lĩnh vực và từng địa phương để đạt hiệu quả kinh tế cao.

- Theo quan điểm: Chính sách xuất khẩu cần quan tâm tới khai thác hiệu quả các thị trường hiện có, tăng cường thị trường các nước láng giềng đồng thời chú ý phát triển các thị trường mới.

Do khả năng cạnh tranh hạn chế của các sản phẩm nông sản xuất khẩu

và của các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu của tỉnh nên chính sách xuất khẩu cần hướng tới tăng cường, phát triển thị trường truyền thống các nước láng giềng như Việt Nam, Thái Lan, Trung Quốc, thị trường các nước ASEAN. Đồng thời chính sách thương mại cần khuyến khích các doanh nghiệp. Sự hỗ trợ của chính phủ cho việc khai thác và phát triển thêm các thị trường mới nhất là thị trường các nước tiên tiến (Châu Âu, Nhật Bản, Mỹ).

Một phần của tài liệu CÁC GIẢI PHÁP THÚC đẩy XUẤT KHẨU HÀNG NÔNG sản của TỈNH CHĂM PA sắc nước CHDCND lào đến năm 2020 (Trang 68 - 70)