Bảng 4.30. CÁC CHỈTIÊU ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TỪNĂM 2010-2012 CỦA NHNo&PTNT CHI NHÁNH AN PHÚ
- Tổng dư nợ/Nguồn vốn huy động
Chỉ tiêu này giúp đánh giá khả năng sử dụng vốn huy động vào hoạt động tín dụng của ngân hàng. Chỉ tiêu này quá lớn hay quá nhỏđều không tốt, chỉ tiêu này quá lớn có nghĩa là khảnăng huy động vốn của ngân hàng thấp, ngược lại nếu chỉ tiêu này quá nhỏ thì tức là ngân hàng sử dụng vốn huy động không hiệu quả.
Năm 2010 bình quân 3 đồng dư nợ thì có 1 đồng từ vốn huy động, sang năm
2011 chỉ tiêu này giảm xuống 2,34 lần và giảm còn 1,98 lần trong năm 2012. Trong 3 năm qua ngân hàng đã không ngừng nỗ lực trong công tác huy động vốn, nên chỉ tiêu này luôn lớn hơn 1 nghĩa là ngân hàng có dư nợ cao hơn nguồn vốn huy động, nguồn vốn huy động không đủ để cho vay vì thế mà ngân hàng nhận vốn điều chuyển từ hội sở cao, tuy nhiên ngân hàng đã tận dụng tối đa nguồn vốn huy động được đem đầu tư
sinh lời. Chỉ tiêu này nhỏ hay lớn hơn 1 đều không tốt cho ngân hàng trong việc sử
dụng vốn, và nếu lớn hơn 1 khi đó ngân hàng phải sử dụng nguồn vốn điều chuyển từ
hội sở với lãi suất cao hơn lãi suất huy động và dĩ nhiên lợi nhuận của ngân hàng sẽ bị ảnh hưởng, ngân hàng nên cân đối nguồn vốn hợp lý hơn nữa. Qua đó, cho thấy ngân
hàng đã làm khá tốt công tác tìm kiếm khách hàng, nên dư nợ cho vay hàng năm đều
tăng. Mặt khác, ngân hàng cần tích cực vận động thu hút nguồn vốn nhàn rỗi trong dân
cư góp phần thúc đẩy nguồn vốn huy động của ngân hàng tăng lên.
Chỉ tiêu Đơn vị
tính Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 1. Doanh số cho vay Triệu đồng 786.213 881.718 999.525
2. Doanh số thu nợ Triệu đồng 671.116 807.447 891.769
3. Tổng dư nợ Triệu đồng 513.667 587.938 695.694
4. Nợ xấu Triệu đồng 2.143 3.381 2.815
5. Dư nợ bình quân Triệu đồng 458.771 551.025 633.096
6. Vốn huy động Triệu đồng 170.841 251.290 351.847
Vòng quay vốn tín dụng (2/5) Vòng 1,46 1,47 1,41
Nợ xấu/Tổng dư nợ (4/3) (%) 0,42 0,58 0,40
Dư nợ/vốn huy động (3/6) Lần 3,00 2,34 1,98
94
- Hệ số thu nợ
Hệ số thu nợ phản ánh kết quả thu hồi nợ của ngân hàng cũng như khả năng trả
nợ vay của khách, hệ số càng lớn càng tốt, rủi ro tín dụng càng thấp, thể hiện đồng vốn
mà ngân hàng đi vay và cho vay được sử dụng đúng mục đích, khách hàng vay vốn sản xuất kinh doanh có hiệu quả, đồng thời cũng nói lên khả năng thu nợ của cán bộ tín dụng ngân hàng.
Hệ số thu nợ có sự tăng giảm qua các năm, năm 2010 đạt 0,85 lần, năm 2011 tăng lên 0,91 lần, nhưng đến năm 2012 lại giảm xuống còn 0,89 lần. Nhìn chung, hệ số
thu nợ đạt cao qua các năm, cả doanh số thu nợ và doanh sốcho vay đều tăng. Công
tác thu nợ của Ngân hàng là rất tốt đó là nhờ vào cán bộ tín dụng đã rất tích cực trong
công tác đôn đốc thu hồi nợ cùng với thiện chí trả nợ của người dân ngày một cao hơn.
- Vòng quay vốn tín dụng
Chỉ tiêu này đo lường tốc độ chu chuyển vốn cho vay tại NH, thời gian thu hồi nợ vay nhanh hay chậm. Chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ khả năng thu hồi vốn càng nhanh thể hiện hiệu quả sử dụng đồng vốn cho vay, đồng thời đo lường tốc độ tăng trưởng vốn tín dụng, cho biết số vốn đầu tư được quay vòng nhanh hay chậm trong một thời kỳ nhất định.
Qua biểu đồ trên ta thấy vòng quay vốn tín dụng có sựthay đổi tăng giảm theo thời gian năm 2010 là 1,46 vòng đến năm 2011 là 1,47 vòng tăng lên 0,01 vòng so với
năm 2010, đến năm 2012 giảm xuống còn 1,41 vòng, đã giảm 0,06 vòng. Tuy nhiên mức tăng giảm này không đáng kể, vòng quay vốn tín dụng đều lớn hơn một và tương đối ổn định qua các năm. Điều này thể hiện hiệu suất sử dụng vốn của chi nhánh khá tốt, rủi ro tín dụng thấp khả năng thu hồi vốn cao. Chi nhánh cần quan tâm hơn trong
công tác thu nợ, xử lý các khoản nợ tồn động nhất là nợ quá hạn, thường xuyên theo dõi kiểm tra để có những biện pháp giải quyết kịp thời nhiều khoản tín dụng chưa đến hạn thanh toán xong khảnăng thu hồi đầy đủ giá trị sẽ gặp khó khăn.
- Nợ xấu/Tổng dư nợ
Để đạt được kết quả kinh doanh tốt bất cứ Ngân hàng nào cũng đều rất quan
tâm đến nợ xấu, và kiềm chế tỷ lệ nợ xấu ở mức thấp nhất có thể.
Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ năm 2010 là 0,42% (nghĩa là trong 100 đồng dư nợ
thì có 0,42 đồng nợ xấu), năm 2011 chỉ tiêu này là 0,58% và năm 2012 là 0,40%, nhìn chung tỷ lệnày chưa tới 1% cho thấy sự quản lý hiệu quả nợ xấu, cũng như hiệu quả
trong việc sử dụng vốn cho vay của NH. Tuy nhiên tỷ lệnày có tăng và có giảm, đây là
95
4.3.2. Đánh giá hoạt động tín dụng của ngân hàng sáu tháng đầu năm 2012, 2013
Bảng 4.31. CÁC CHỈTIÊU ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2012-2013 CỦA NHNo&PTNT CHI NHÁNH AN PHÚ
- Tổng dư nợ/Nguồn vốn huy động
Từ bảng số liệu 25 ta thấy, tình hình huy động vốn của ngân hàng trong sáu
tháng đầu năm 2012, 2013 chưa tốt lắm được thể hiện ở sự tham gia của vốn huy động
vào dư nợ cho vay. 6T/2012 chỉ tiêu này là 2,96, tức bình quân cứ2,96 đồng dư nợ thì
có 1 đồng vốn huy động tham gia còn lại 1,96 đồng là vốn điều chuyển từ ngân hàng cấp trên, đến 6T/2013 con số này là 3 lần tăng nhẹ hơn 6T/2012 là 0,04 lần. Nguyên
nhân là do giai đoạn này nhu cầu về vốn của khách hàng là rất cao, tuy tình hình huy
động vốn có khả quan nhưng vẫn chưa đáp ứng được đầy đủ nhu cầu vay vốn của khách hàng vì thế ngân hàng phải cần thêm vốn điều chuyển từ cấp trên. Qua đó ta
thấy, tuy nguồn vốn huy động có sự tăng trưởng nhưng còn chậm và thấp hơn tốc độ tăng của dư nợ nên chưa đáp ứng được hết nhu cầu của khách hang. Đồng thời thấy ngân hàng còn phụ thuộc vào vốn vay từ ngân hàng cấp trên. Việc sử dụng quá nhiều vốn điều chuyển sẽ làm ảnh hưởng đến lợi nhuận của chi nhánh. Do đó, ngân hàng cân quan tâm công tác huy động vốn nhiều hơn nữa.
- Hệ số thu nợ
Qua bảng số liệu ta thấy, chỉ tiêu này rất cao trên 0,95 lần và tăng trong giai đoạn sáu tháng đầu năm 2012, 2013 từ 0,96 lần lên 0,98 lần ở 6T/2013.Điều này cho thấy khả năng thu hồi nợ trong giai đoạn này của ngân hàng là cực kỳ tốt, đạt chất
lượng cao, rủi ro trong hoạt động tín dụng sẽ thấp. Nguyên nhân trong giai đoạn nữa
năm đầu khả năng thu hồi nợ được cao là vì địa bàn huyện nhà chủ yếu là phát triển nông nghiệp. Trong khi đó năng suất sản xuất nông nghiệp của sáu tháng đầu năm
Chỉ tiêu Đơn vị
tính 6T/2012 6T/2013 1. Doanh số cho vay Triệu đồng 413.404 553.190
2. Doanh số thu nợ Triệu đồng 397.406 540.180
3. Tổng dư nợ Triệu đồng 596.479 712.116
4. Nợ xấu Triệu đồng 2.945 1.947
5. Dư nợ bình quân Triệu đồng 516.195 626.510
6. Vốn huy động Triệu đồng 201.477 235.177
Vòng quay vốn tín dụng (2/5) Vòng 0,77 0,86
Nợ xấu/Tổng dư nợ (4/3) (%) 0,49 0,27
Dư nợ/vốn huy động (3/6) Lần 2,96 3
96
thường cao, đặc biệt là vụ lúa đông xuân hằng năm. Từđó khi cho vay các cán bộ tín dụng thường cho thời hạn đến giai đoạn này nên khảnăng thu hồi nợ tốt.
- Vòng quay vốn tín dụng
Chỉ tiêu này đo lường tốc độ luân chuyển vốn tín dụng, thời gian thu hồi nợ
nhanh hay châm. Vòng quay vốn tín dụng thể hiện hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng vì vậy, chỉ tiêu này càng lớn thì hoạt động của ngân hàng càng có hiệu quả. Ta thấy trong sáu tháng đầu năm giai đoạn 2012, 2013 vòng quay vốn tín dụng của
ngân hàng có xu hướng tăng từ 0,77 vòng trong 6T/2012 lên 0,86 vòng trong 6T/2013. Nguyên nhân là do trong thời gian này ngân hàng không ngừng đẩy mạnh công tác thu hồi nợ làm doanh số thu nợ không ngừng tăng cao. Tuy nhiên chỉ tiêu này vẫn còn thấp chứng tỏ tốc độ luân chuyển vốn tín dụng trong sáu tháng đầu năm 2012, 2013 còn chậm, chính vì thế trong thời gian tới ngân hàng cần nâng cao tốc độ luân chuyển vốn tín dụng.
- Nợ xấu/Tổng dư nợ
Chỉ tiêu này càng thấp thì càng tốt, thể hiện chất lượng tín dụng của ngân hàng cao. Qua bảng số liệu ta thấy chỉ tiêu này của ngân hàng là rất nhỏ chỉ là 0,49% ở sáu
tháng đầu năm 2012, tức là trong 100 đồng dư nợ thì chỉ có 0,49 đồng nợ quá hạn và con số này giảm xuống còn 0,27% ở 6T/2013. Ta có thể nói rằng chất lượng hoạt động tín dụng của ngân hàng trong giai đoạn này là rất tốt. Có được kết quảnhư vậy là có sự
nổ lực rất lớn của Ngân hàng, từ Ban Giám đốc đến Phòng tín dụng luôn giữ lòng tin cho khách hàng và không ngừng học hỏi, bồi dưỡng kiến thức nâng cao chuyên môn nghiệp vụ của ngành. Cán bộ tín dụng của ngân hàng đã thực hiện tốt công tác giám sát vốn vay, tránh vốn vay sử dụng không đúng mục đích và chủ động có biện pháp thu hồi nợ thích hợp. Đồng thời, thiện chí trả nợ của khách hàng ngày càng nâng cao.
97
CHƯƠNG 5
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN AN PHÚ 5.1. NHỮNG THÀNH TỰU ĐẠT ĐƯỢC VÀ MỘT SỐ HẠN CHẾ TRONG CÔNG TÁC TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG
5.1.1. Những thành tựu đạt được
- Công tác tín dụng ngày càng phát triển tốt đã chuyển hướng dần từ món nhỏ
sang món lớn, đa dạng hóa các đối tượng, nâng cao chất lượng tín dụng nợ quá hạn chiếm 0,52%/tổng dư nợ.
- Tuy có những khó khăn nhất định nhưng vẫn đảm bảo có quỹ thu nhập đủ chi
lương và có một ít lương nâng suất.
- Thu dịch vụvượt chỉ tiêu tỉnh giao (118,3%)
- Công tác thi đua được quan tâm và kịp thời khen thưởng những công nhân viên chức thực hiện tốt các chỉtiêu đề ra.
5.1.2. Những hạn chế
- Tuy nguồn vốn có tăng trưởng nhưng chưa đạt chỉ tiêu tỉnh giao, chưa xứng với yêu cầu nhiệm vụ và tiềm năng của địa phương, một số công nhân viên chức chưa
khắc phục khó khăn để chủđộng tiếp cận khách hàng tiền gửi và chưa tận dụng những ngày nghỉ để tập trung huy động vốn.
- Chưa đa dạng cơ cấu dư nợ mà còn tập trung ở một vài đối tượng chủ yếu và món nhỏ còn chiếm tỷ trọng lớn nên tiềm ẩn rủi ro còn cao.
+ Khách quan: ở một vài đối tượng như nông nghiệp, chăn nuôi thủy sản, phục vụđời sống; nợ món nhỏ tuy giảm nhưng vẫn còn chiếm tỷ trọng cao (đối với các ngân hàng khác trên địa bàn là không cho vay hộ có diện tích đất < 01 ha); chủ yếu là do đại
đa số hộ sống trên địa bàn là thuần nông, sản xuất kinh doanh nhỏ lẻ, đất sản xuất manh múng và là những hộ truyền thống nhiều năm quan hệ với NH nông nghiệp.
+ Chủ quan: một số cán bộ tín dụng chưa giải thích rõ vềquy định cho vay nên
chưa thu hút người vay tìm đến ngân hàng, vì tâm lý của đa số khách hàng là muốn vay
nhưng không có mục đích sử dụng cụ thể; trong khi các ngân hàng khác tham gia trên
địa bàn chỉcăn cứ vào tài sản thế chấp là cho vay. Chưa mạnh dạn từ chối những món có tài sản thế chấp ít (vì đây thường là những hộvay lâu năm của chi nhánh).
- Tỷ lệ nợ quá hạn tuy thấp nhưng có thể là tiềm ẩn rủi ro của NH: nguồn thu chủ yếu của hộ vay từ nông nghiệp, chăn nuôi, nguyên nhân khách quan là khi xảy ra thiên tai, khủng hoảng thì nợ quá hạn sẽ tăng nhanh. Nguyên nhân chủ quan là do
98
5.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN AN NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN AN PHÚ, TỈNH AN GIANG.
5.2.1. Đẩy mạnh công tác thu hút vốn
Thu hút ngày càng nhiều vốn để ngân hàng trở thành một ngân hàng luôn vững mạnh, là một trong các hoạt động có ý nghĩa đầu tiên và quan trọng đối với sự hình thành, phát triển của một ngân hàng. Có thu hút được vốn thì ngân hàng mới có thể cho vay và thực hiện các hoạt động khác. Nguồn vốn không chỉ có ý nghĩa trong việc đảm bảo khảnăng cho vay của ngân hàng về quy mô mà còn cho phép có được cơ cấu cho vay hợp lý, nhất là về thời hạn.
Ngân hàng muốn thu hút vốn phải đa dạng hóa các hình thức huy động vốn.
Ngoài các hình thức huy động truyền thống như: Tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi không kỳ
hạn…, ngân hàng đưa ra các hình thức mới như: tiết kiệm gửi góp, tiết kiệm có thưởng… để thu hút và đa dạng hoá các hình thức huy động vốn với nhiều thời hạn và lãi suất linh hoạt, lãi suất bậc thang... với thủ tục nhanh chóng, thuận tiện, giảm bớt
thời gian và chi phí cho cả ngân hàng và khách hàng...; mở rộng mạng lưới huy động
vốn bằng các biện pháp như quảng cáo kết hợp với phong cách phục vụ chu đáo, tuyên truyền...; chính sách chăm sóc khách hàng phải được nâng lên, đa dạng hoá hình thức
thanh toán, nhanh chóng phát triển hình thức thanh toán thẻ để tạo sự tiện lợi cho khách hàng đồng thời là nguồn huy động khả thi của ngân hàng.
5.2.2. Nâng cao chất lượng công tác thẩm định tín dụng
Một trong những nguyên nhân lớn nhất làm hạn chế chất lượng tín dụng cụ thể
là tín dụng ngắn hạn, là chất lượng thẩm định. Thẩm định tín dụng là khâu thẩm tra, kiểm tra khách hàng và thẩm tra các dự án xin vay trên nhiều tiêu chí, từđó mới là cơ
sở đưa ra quyết định cho vay hay không cho vay, cho vay như thế nào. Do vậy chất
lượng tín dụng phụ thuộc rất lớn đến chất lượng thẩm định. Một số giải pháp nâng cao
chât lượng thẩm định là:
- Một là, nâng cao chất lượng thu thập thông tin. Thông tin là đầu vào của việc thẩm định. Thông tin không chính xác, không đầy đủ thì thẩm định sẽ không đúng,
ngân hàng không thực sự hiểu biết khách hàng thì dẫn đến việc cho vay không hiệu quả.
- Hai là, nâng cao chất lượng xử lý thông tin. Từ những thông tin thu thập được, cần phải xử lý theo nhiều cách thức đểđưa ra kết luận hợp lý, đúng đắn. Thông tin thu thập được có rất nhiều, song cần phải sàng lọc được những thông tin quan trọng và tin cậy.
99
5.2.3. Tăng cường công tác kiểm tra và quản lý các khoản cho vay
Quản lý tín dụng là công tác quan trọng trong quy trình cho vay. Quản lý tín dụng tốt là điều kiện đủ để có các khoản tín dụng tốt an toàn. Đây là điều kiện cần thiết để đảm bảo chất lượng tín dụng.
Công tác này gồm quản lý, kiểm soát khoản vay; xử lý những phát sinh và thu hồi nợ.