Dùng các giải pháp mang tính chất phòng ngừa

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện an phú, tỉnh an giang (Trang 100)

Đây là biện pháp mang tính chất tích cực được đề ra để áp dụng với bất kỳ

khách hàng nào. Phải tính toán trước khi khoản tín dụng phát ra. Như vậy, các mối quan hệ tín dụng sắp tới phải trong khảnăng kiểm soát được của Ngân hàng và trong mức độ rủi ro có thể chấp nhận được. Bên cạnh đó cần tranh thủ sựgiúp đỡ của chính quyền địa phương để tạo điều kiện thuận lợi cho công tác đầu tư tín dụng theo đúng

chủtrương, chính sách, đồng thời hổ trợ Ngân hàng trong việc xử lý, giải quyết những khoản nợdây dưa khó đòi.

- Đề ra một số chính sách tín dụng linh hoạt, với mục tiêu an toàn cho hoạt động Ngân hàng, chính sách tín dụng phải được vận dụng linh hoạt, chính sách tín dụng phải nêu ra phạm vi, quy mô cho vay và mối quan hệ giữa các loại cho vay, giữa cho vay và vốn tự có, giữa cho vay với các khoản nợ Ngân hàng, với mục tiêu hợp lý về thời hạn và an toàn về vốn. Việc định kỳ hạn nợ cho vay đối với những khoản vay có chu kỳ khác nhau. Cho vay ngắn hạn khác cho vay trung hạn phải định kỳ hạn vào đúng lúc thu

hoạch và khi khách hàng có thu nhập từ bán sản phẩm hàng hóa.

- Thực hiện có hiệu quả khâu phân loại và đánh giá khách hàng. Để hạn chế rủi ro tín dụng, việc đánh giá phân loại khách hàng, Ngân hàng sẽ có chính sách tín dụng cụ thể áp dụng với từng đối tượng khách hàng. Do việc kinh doanh của khách hàng có nhiều biến động. Vì vậy thu thập thông tin, đánh giá khách hàng phải thường xuyên để

có chính sách phù hợp với từng thời kỳ cụ thể, tránh cứng nhắc chủ quan. Việc đánh

giá khách hàng nên dựa vào các yếu tố: Năng lực pháp lý – khảnăng điều hành – năng

lực tài chính và uy tín của khách hàng trên thương trường.

- Xây dựng phương thức cho vay phải dựa trên cơ cấu và chất lượng khoản vay.

Phương thức cho vay có những nguyên lý chung và có quy định cụ thể.

- Đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng. Khả năng trả nợ của khách hàng

thường phụ thuộc vào các nguồn thu, khi đánh giá khả năng trả nợ cần nắm rõ nguồn trả nợ chính tức là khảnăng sinh lời của phương án xin vay và các nguồn thu khác mà khách hàng có thể cam kết để trả nợ cho Ngân hàng khi nguồn trả nợ chính có sự cố,

101

Ngân hàng cần tránh quan điểm cho vay hoàn toàn dựa vào tài sản đảm bảo hoặc bảo lãnh vì khi xử lý mất rất nhiều thời gian và tốn kém.

Thực hiện việc bảo hiểm tiền gửi đề phòng một sốtrường hợp rủi ro trong hoạt

động Ngân hàng mà không thể lường trước được, việc mua bảo hiểm tiền gửi giúp Ngân hàng hạn chế rủi ro, bởi vì một phần rủi ro này được chuyển cho cơ quan bảo hiểm, đây là nguồn trả nợ chính cho Ngân hàng khi rủi ro xảy ra.

5.2.7. Giải pháp đẩy mạnh hoạt động maketing ngân hàng

Trong bối cảnh nền kinh tế cạnh tranh gay gắt hiện nay, trong lĩnh vực ngân hàng việc tìm được thế mạnh riêng bằng chất lượng hoạt động là vấn đề quan tâm của mọi ngân hàng. Xây dựng được một chính sách maketing hiệu quả từ đó nâng cao chất

lượng tín dụng là cần thiết để tăng năng lực cạnh tranh cho ngân hàng.

Nghiên cứu thị trường của khách hàng để tiếp cận tốt hơn nhu cầu vay vốn của khách hàng. Khả năng cung cấp vốn vay và thị phần hiện có về các sản phẩm cùng loại của các ngân hàng cạnh tranh, tìm hiểu hình thức cho vay ngắn hạn nào là hiệu quả, chất lượng tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng đối thủ ra sao để hoàn thiện sản phẩm cho vay ngắn hạn của mình. Ngân hàng cũng có thể kịp thời loại bỏ những món vay nhiểu rủi ro không hiệu quả tất cả là nhằm đưa ra các khoản vay chất lượng cao.

102

CHƯƠNG 6

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1. KẾT LUẬN

Ngân hàng là một ngành kinh doanh chủ yếu là tiền tệ, việc “đi vay để cho vay”

là phương châm hoạt động của Ngân hàng. Chính vì thế hoạt động tín dụng được xem là hoạt động đem lại nhiều lợi nhuận nhất. Thấy được điều đó NHNo&PTNT chi

nhánh huyện An Phú – tỉnh An Giang trong những năm qua không ngừng cải thiện trong công tác tín dụng, đáp ứng nhu cầu ngày càng tốt của người dân, quán triệt tốt các chủtrương, chính sách của Đảng và Nhà nước với sự chỉ đạo của hội sở chính mà tốc độ tăng trưởng tín dụng tại NH ngày càng cao, góp phần đem lại lợi nhuận tối đa

cho Ngân hàng.

Qua quá trình tìm hiểu và nghiên cứu tình hình hoạt động tín dụng tại NHNo&PTNT chi nhánh huyện An Phú tỉnh An Giang, tôi nhận thấy rằng Ngân hàng

đã có những thành công nhất định và đã tạo được uy tín lâu dài đối với khách hàng tại

địa bàn hoạt động, đóng góp vào thành công chung của hệ thống.

Nhìn chung chi nhánh đã có nhiều cố gắng, hoạt động kinh doanh phát triển thuận lợi, dù trong thời gian qua thị trường với nhiều biến động đã ảnh hưởng không nhỏ đến Ngân hàng. Có được những thành quả đó là nhờ sự nổ lực không ngừng của tập thể cán bộ công nhân viên nhiệt tình, thân thiện với khách hàng, sự kết hợp chặt chẽ các phòng ban, áp dụng các chính sách phù hợp, đơn giản hóa các thủ tục, nâng cao chất lượng phục vụ, mở rộng mối quan hệ mật thiết với khách hàng,...thu hút đông đảo khách hàng ngày càng tín nhiệm, tin tưởng.

Trong hoạt động cho vay, chi nhánh đã nổ lực nâng cao chất lượng tín dụng

tăng dư nợ, nợ quá hạn cũng như nợ xấu vẫn nằm ở trong hạn mức cho phép. Từng

bước điều chỉnh cơ cấu tín dụng theo đúng định hướng của ngành như: thực hiện rà

soát, phân tích đánh giá và phân loại khách hàng, phân loại nợ vay để có chính sách khách hàng cụ thểvà xác định hạn mức tín dụng đảm bảo an toàn.

Các hoạt động dịch vụ cũng được quan tâm đẩy mạnh, bên cạnh các khách hàng truyền thống và các dịch vụ truyền thống chi nhánh đã chủđộng nghiên cứu và đề xuất một số hình thức, sản phẩm dịch vụ mới.

Bên cạnh những thành quả chi nhánh cũng gặp không ít khó khăn: cơ sở vật chất còn hạn chế, sốlượng cán bộ nhân viên còn ít. Đặc biệt sự phát triển nhanh chóng các mạng lưới Ngân hàng đã tạo sự cạnh tranh gay gắt về lãi suất huy động cũng như

lãi suất cho vay, lạm phát thường xuyên xảy ra, tỷgiá thay đổi thất thường.

Thị trường nông sản còn nhiều bấp bênh, không ổn định và không kích thích

được đầu tư sản xuất, kinh doanh phát triển, kéo theo đầu tư mở rộng tín dụng của Ngân hàng gặp nhiều khó khăn.

103

Trình độ dân trí không cao nên gây trở ngại trong quan hệ tín dụng, ý thức chấp hành pháp luật của người dân chưa cao, dẫn đến việc xử lý các món nợ quá hạn của Ngân hàng bị hạn chế, kém hiệu quả.

Địa bàn hoạt động quản lý của Ngân hàng lớn nhưng bình quân số tiền trên món vay nhỏ làm phát sinh món vay nhiều. Quản lý hết món vay là khó khăn, chi phí kiểm tra, thẩm định phát sinh cao.

6.2. KIẾN NGHỊ

Qua thời gian thực tập tại Ngân hàng, được tiếp xúc và học hỏi những kinh nghiệm từ các cán bộ tín dụng, tôi xin đưa ra một số kiến nghị nhằm giúp Ngân hàng hoàn thiện và tăng cường hơn nữa hoạt động tín dụng.

6.2.1. Đối với Ngân hàng Nhà nước

Tăng cường công tác thanh tra, kiểm soát hoạt động tín dụng của các NHTM

trên cơ sở pháp luật hiện hành, phù hợp với thông lệ quốc tế và tình hình thực tế của NH. Trên thực tế, NHNN chỉ mới thực hiện việc kiểm tra, theo dõi ở giai đoạn sau khi

đã phát sinh rủi ro, chưa thực hiện công tác giám sát từxa để phòng ngừa và ngăn chặn kịp thời. Cần phải xây dựng một số điều luật nhằm tăng cường hơn nữa vai trò kiểm tra, giám sát của NHNN đối với hoạt động tín dụng của NHTM.

Cần đẩy mạnh hoạt động thông tin tín dụng nhằm nâng cao chất lượng quản trị

rủi ro tại các NHTM. Cần có sự phối hợp tích cực hơn nữa của NHNN và NHTM để

tiếp tục hoàn thiện và nâng cao chất lượng thông tin nhằm giảm thiểu tình trạng bất cân xứng thông tin trong công tác quản trị (nâng cao hiệu quả của trung tâm CIC bằng việc trang bị thiết bị, công nghệ hiện đại, đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp…).

6.2.2. Đối với NHNo&PTNT Việt Nam

Cần có chính sách huy động vốn đa dạng mới lạ, hấp dẫn nhằm thu hút khách

hàng để đạt được hiệu quả cao hơn, nên có chiến lược khuyến khích, khuyến mãi cho khách hàng nhất là đối với những vùng nông thôn khó khăn như huyện An Phú.

Trang bị và cung cấp kinh phí cho cơ sởđể đổi mới và nâng cao công nghệđể

phục vụ kịp thời trong tình hình mới nhất là trong giai đoạn hiện nay công nghệ tin học phát triển thần tốc, cần nhanh chóng đáp ứng để công tác phục vụ ngày càng tốt hơn.

Tăng cường các chiến lược cho việc nâng cao hiệu quảkinh doanh đặc biệt thiết lập chương trình khuyến mãi, quảng cáo cho cả hệ thống với những nội dung hấp dẫn, gây ấn tượng thu hút người xem.

6.2.3. Đối với chính quyền địa phương

Giải quyết thủ tục nhanh gọn nhằm giúp người dân đủ giấy tờ hợp lệđể đề nghị

ngân hàng vay tiền.

Có kế hoạch qui hoạch những vùng kinh tế trọng điểm tránh tình trạng sản xuất tràn lan không có kế hoạch dẫn đến cung lớn hơn cầu sản xuất không hiệu quả.

104

TÀI LIỆU THAM KHẢO.

1. Thái Văn Đại, 2008. Nghiệp vụkinh doanh ngân hàng thương mại. Tủsách Đại Học Cần Thơ, Cần Thơ.

2. Thái Văn Đại và Nguyễn Thanh Nguyệt, 2010. Quản trị ngân hàng thương mại. Cần Thơ: Nhà xuất bản Đại Học Cần Thơ.

3. Nguyễn Minh Kiều, 2007. Nghiệp vụ ngân hàng hiện đại. Hà Nội: Nhà xuất bản Thống kê.

4. Mai Văn Nam, 2008. Giáo trình nguyên lý thống kê kinh tế. Hà Nội: Nhà xuất bản

Văn hóa Thông tin.

5. Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 của Thống đốc NHNN Việt Nam về việc ban hành quy chế cho vay của TCTD đối với khách hàng.

6. Quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN ngày 25/4/2007 của Thống đốc NHNN Việt Nam về việc sửa đổi bổ sung một số điều của Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005.

7. Báo cáo tổng hợp của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyên An Phú - tỉnh An Giang.

8. Các Website:

www.agribank.com.vn www.sbv.gov.vn

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện an phú, tỉnh an giang (Trang 100)