Phương pháp phân tích số liệu

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện an phú, tỉnh an giang (Trang 26)

- Mục tiêu cụ thể 1 và 2: Sử dụng phương pháp so sánh số tuyệt đối và tương đối để phân tích tình hình nguồn vốn, tình hình hoạt động tín dụng, kinh doanh của ngân hàng từ 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013. Đồng thời kết hợp phương pháp thống kê mô tảđể thấy được những thay đổi, biến động giữa các năm của ngân hàng ra sao.

- Mục tiêu cụ thể 3: Sử dụng các chỉ số tài chính, phân tích, so sánh sự biến

động của chúng để đánh giá hoạt động tín dụng của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện An Phú.

27

- Mục tiêu cụ thể 4: Dùng phương pháp thống kê mô tảvà phương pháp suy luận để đề ra một số giải pháp nhằm giúp nâng cao hiệu quả và mở rộng hoạt động tín dụng tại ngân hàng, từ những phân tích và đánh giá phía trên.

2.2.2.1. Sử dụng kỹ thuật so sánh với hai hình thức chủ yếu là so sánh số tuyệt đối và so sánh số tương đối

a) So sánh bằng số tuyệt đối: : Là việc xác định chênh lệch giữa trị số của chỉ tiêu kỳ phân tích với trị số của kỳ gốc, cho thấy sự biến động về số tuyệt đối của đối tượng.

Công thức tính: ∆y = y1 - y0

Trong đó: y0: chỉtiêu năm trước. y1: chỉtiêu năm sau.

∆y: là phần chênh lệch tăng, giảm của các chỉ tiêu kinh tế.

Phương pháp này sử dụng để so sánh số liệu năm tính với số liệu năm trước của các chỉ tiêu xem có biến động không và tìm ra nguyên nhân biến động của các chỉ tiêu kinh tế, từđó đề ra biện pháp khắc phục.

b) So sánh bằng số tương đối: Là việc xác định số% tăng (giảm) giữa kỳ thực tế

so với kỳ gốc hoặc tỷ trọng của một hiện tượng trong tổng thể quy mô chung, cho thấy tốc độ phát triển hoặc kết cấu, mức độ phổ biến của hiện tượng.

Là kết quả của phép chia giữa giá trị số của kỳ phân tích so với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế.

Công thức tính: ∆y = [(y1 –y0) /y0] x 100%

Trong đó: y0: chỉtiêu năm trước y1: chỉ tiêu năm sau

∆y: là phần chênh lệch tăng, giảm của các chỉ tiêu kinh tế

Phương pháp này sử dụng để so sánh số liệu năm tính với số liệu năm trước của các chỉ tiêu xem có biến động không và tìm ra nguyên nhân biến động của các chỉ

tiêu kinh tế, từđó đề ra biện pháp khắc phục.

2.2.2.2. Phương pháp thống kê mô tả

Là tổng hợp lại các phương pháp đo lường , tính toán, mô tả và trình bày các số

liệu được ứng dụng vào kinh doanh để từ đó đưa ra kết luận dựa trên số liệu và các thông tin thu thập được.

2.2.2.3. Phương pháp suy luận

Là việc ta đưa ra nhận xét, phán đoán hay rút ra những kết luận từ các công việc phân tích, mô tả, so sánh vềđối tượng được nghiên cứu.

28

CHƯƠNG 3

KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH HUYỆN AN PHÚ, TỈNH AN GIANG 3.1. KHÁI QUÁT

3.1.1. Giới thiệu chung

- Tên viết tắt: NHNo&PTNT HUYỆN AN PHÚ. - Tên giao dịch: AGRIBANK.

- Trụ sở chính: Số 12 Thoại Ngọc Hầu, Huyện An Phú, Tỉnh An Giang. - Giấy phép hoạt động số: 530/QĐ-NN0 ngày 01-11-1995 của GĐNHN0VN. - Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: 5216000064

- Sốđiện thoại: 0763. 826743 – 0763. 826904 – 0763. 510825 - Fax: 0763. 826509

- Địa chỉ Website: WWW.AGRIBANK.COM.VN

3.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển

Ngân hàng Nông Nghiệp & Phát Triển Nông Thôn huyện An Phú, tiền thân là phòng giao dịch huyện An Phú thuộc NHNo&PTNT huyện Phú Châu, tỉnh An Giang.

Năm 1993 huyện Phú Châu chia 2 huyện là huyện An Phú và huyện Tân Châu. Sau khi huyện An Phú thành lập thì NHNo&PTNT chi nhánh huyện An Phú cũng ra đời.

Thành lập trong thời kỳ kinh tế mở cửa, với việc thực hiện pháp lệnh NHTM, Hợp tác xã tín dụng, Công ty tài chính (25/04/1990) và hàng loạt các nghị định, quyết

định công nhận NHNo&PTNT là doanh nghiệp Nhà nước hạng đặc biệt, mà các đơn vị thành viên là đơn vị nhận khoán với NHNo&PTNT Việt Nam, tự chủ về hoạt động tài chính trong kinh doanh.

Mới thành lập nên cơ sở vật chất kỹ thuật còn thiếu thốn, gặp không ít khó

khăn, nhưng được sự chỉ đạo của NHNo&PTNT tỉnh An Giang, sự chỉđạo của Huyện

ủy, UBND huyện An Phú, sựủng hộ của các ngành, các cấp, sự cố gắng nỗ lực của tập thể từ lãnh đạo đến cán bộ công nhân viên chức, NHNo&PTNT huyện An Phú đã từng

bước khắc phục khó khăn, đa dạng hóa các đối tượng kinh doanh, đổi mới công cụ điều hành, lấy kết quả kinh doanh và mục tiêu sinh lời làm thước đo trong kinh doanh.

NHNo&PTNT chi nhánh huyện An Phú có trụ sở đặt tại số 12 Đường Thoại Ngọc Hầu, thị trấn An Phú, huyện An Phú. NH chủ động sắp xếp, tổ chức cán bộ

thực hiện kinh doanh có hiệu quả, đảm bảo có thu nhập cho cán bộ công nhân viên, làm nghĩa vụđối với Nhà nước.

29

3.1.3. Chức năng và nhiệm vụ của ngân hàng

- Nhận tiền gửi không kỳ hạn, có kỳ hạn của các thành phần kinh tế thông qua các hình thức tiền gửi của các tổ chức kinh tế, cá nhân, tiền gửi tiết kiệm, kỳ phiếu, trái phiếu…bằng Việt Nam đồng và ngoại tệ.

- Thực hiện cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn đối với doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ gia đình và cá nhân trong các lĩnh vực: sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, chế

biến, ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, xây dựng, giao thông, bưu chính viễn thông, phục vụ đời sống cộng đồng, nhà ở, tiêu dùng và các lĩnh vực sản xuất kinh doanh khác.

- Cho thuê tài chính đối với doanh nghiệp có nhu cầu mua sắm, chuyển đổi các loại máy móc thiết bị …

- Ngoài chức năng của một NH thương mại, NHNo&PTNT Việt Nam được xác

định thêm nhiệm vụ đầu tư phát triển đối với khu vực nông thôn, thông qua việc mở

rộng đầu tư vốn trung, dài hạn để xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho sản xuất nông,

lâm, ngư nghiệp, thủy hải sản… góp phần thực hiện công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn.

3.2. CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ CHỨC NĂNG CỦA CÁC PHÒNG BAN 3.2.1. Cơ cấu tổ chức 3.2.1. Cơ cấu tổ chức

Giám đốc NHNo&PTNT chi nhánh Huyện An Phú trực tiếp quản lý và điều hành toàn bộ hoạt động của NH trên địa bàn huyện, giúp việc cho giám đốc là phó

giám đốc, và các phòng ban được tổ chức theo sơ đồ sau:

Cơ cấu nhân sự của ngân hàng

Tổng biên chế của chi nhánh ngân hàng là 37 người, trong đó có 35 hợp đồng dài hạn, 2 hợp đồng ngắn hạn. Về trình độ nghiệp vụcó 29 người đại học, 1 cao đẳng, 1 trung cấp, 4 sơ cấp ngân hàng.

30

Cơ cấu tổ chức của NHNo&PTNT chi nhánh huyện An Phú

(Nguồn: Phòng kế hoạch & kinh doanh NHNo&PTNT An Phú)

Hình 3.1. SƠĐỒCƠ CẤU TỔ CHỨC NHNo&PTNT CHI NHÁNH HUYỆN AN PHÚ

3.2.2. Chức năng của các phòng ban

 Giám đốc: có nhiệm vụđiều hành hoạt động kinh doanh của chi nhánh, tiếp nhận các chỉ thị cấp trên và phổ biến cho tất cả cán bộ công nhân viên chức Ngân hàng

theo đúng luật, đúng chếđộ của NHNo&PTNT Việt Nam. Hoạch định chiến lược kinh

doanh, phương hướng hoạt động, quản lý và quyết định những vấn đề nhân sự.

 Phó Giám đốc: phụ trách phòng Kế toán và Ngân quỹ, giúp việc cho ban

Giám đốc.

Phòng kế hoạch & kinh doanh: nắm bắt thị trường, định hướng kinh doanh

để chọn lựa phương hướng đầu tư cũng như chọn lựa khách hàng. Có nhiệm vụ giao dịch trực tiếp với khách hàng, hướng dẫn khách hàng trong mọi quan hệ kiểm tra, kiểm soát hồ sơ, các thủ tục điều kiện vay vốn, thẩm định các dự án đầu tư, phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp của khách hàng, trực tiếp kiểm tra giám sát quá trình sử

dụng vốn của đơn vị vay, kiểm tra tài sản đảm bảo nợ vay. Tham mưu cho Ban Giám đốc về chiến lược kinh doanh, đề xuất chiến lược huy động vốn các tổ chức kinh tế - xã hội, tổ chức tín dụng và cá nhân. Thống kê phân tích thông tin dữ liệu, tổ chức theo dõi nợ vay, đôn đốc thu hồi nợ và xử lý nợ quá hạn.

 Phòng kế toán và ngân quỹ: trực tiếp hạch toán kế toán, thống kê, hạch toán nghiệp vụ và thanh toán theo qui định của NHNo&PTNT Việt Nam. Làm dịch vụ

thu chi tiền mặt, dịch vụ ký gửi tài sản, các chứng thư, chứng từ có giá như tiền, kỳ

phiếu, trái phiếu, thực hiện các qui định, định chế và nghiệp vụ thu, phát, vận chuyển tiền mặt trên đường đi.

GIÁM ĐỐC P. KẾ HOẠCH & KINH DOANH P. GIAO DỊCH LONG BÌNH P. HÀNH CHÍNH & NHÂN SỰ P. KẾ TOÁN & NGÂN QUỸ PHÓ GIÁM ĐỐC

31

 Phòng hành chính nhân sự: có chức năng quản lý toàn bộ các hoạt động có

liên quan đến cán bộ công nhân viên của Ngân hàng. Lập các thủ tục cần thiết trình lên

Ban Giám đốc để giải quyết những vấn đề có liên quan đến tiền lương, tiền thưởng hoặc thi hành kỷ luật, có trách nhiệm bảo quản tài sản của đơn vị, giám sát trong ngoài tiếp nhận thông tin, cung cấp ấn chỉ, văn phòng phẩm, sửa chữa mua sắm tài sản. Thực hiện chức năng hướng dẫn, kiểm tra kiểm soát việc thực hiện chính sách, chế độ Nhà

nước, quy chế sử dụng quỹ bảo hiểm lao động, quỹ bảo trợ và các quỹ khác. Tư vấn cho lãnh đạo về năng lực, đạo đức cán bộ trên cơ sở đó có sự phân công nhân sự cho phù hợp.

 Phòng giao dịch Long Bình: Phụ trách cho vay thu nợ 3 xã: Khánh Bình, Khánh An và TT Long Bình. Bên cạnh đó còn có huy động vốn, chuyển tiền và các dịch vụ khác.

Nhìn chung, với quy mô và bản chất là Ngân hàng chi nhánh cấp II, NHNo&PTNT chi nhánh An Phú cần thiết lập một bộ máy cơ cấu tổ chức vừa phù hợp với quy mô của đơn vị, vừa đáp ứng được yêu cầu công việc, sử dụng đúng người,

đúng việc nhằm đảm bảo tính hiệu quả trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Hiện tại NHNo&PTNT chi nhánh An Phú đã làm được điều đó. Cơ cấu tổ chức

được bố trí một cách khoa học và hợp lý với đội ngũ cán bộ nhân viên gồm 37 người

đã đáp ứng được yêu cầu công việc tại đơn vị diễn ra một cách nhanh chóng và thuận lợi.

3.3. CÁC SẢN PHẨM VÀ DỊCH VỤ CỦA NGÂN HÀNG

Ngân hàng không ngừng cải tiến, đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ nhằm đáp ứng tốt hơn các nhu cầu của khách hàng. Các sản phẩm và dịch vụ của ngân hàng được sử dụng phổ biến và rộng rãi bao gồm

- Hoạt động tín dụng:

+ Cho vay cầm cố bằng giấy tờ có giá.

+ Cho vay vốn ngắn hạn phục vụ sản xuất kinh doanh dịch vụ. + Cho vay theo hạn mức tín dụng.

+ Cho vay lưu vụđối với hộ nông dân. + Cho vay theo dựán đầu tư.

+ Cho vay trả góp.

- Hoạt động huy động vốn:

+ Tiền gửi không kỳ hạn.

+ Tiền gửi tiết kiệm (không kỳ hạn và có kỳ hạn) + Tiết kiệm hưởng lãi bậc thang theo thời gian gửi.

32

Thời hạn của các loại tiền gửi được đa dạng hóa để phù hợp với các nhu cầu khác nhau và thời gian nhàn rỗi của đồng vốn.

+ Phát hành kỳ phiếu trả lãi trước toàn bộ. + Chứng chỉ tiền gửi ngắn hạn, tín phiếu.

- Sản phẩm thẻ:

+ Thẻ ghi nợ nội địa (Success) + Giải ngân vào thẻ ATM.

+ Thẻ ghi nợ quốc tế Agribank Visa/ MasterCard.

- Dịch vụ thanh toán:

+ Dịch vụthu ngân ngân sách nhà nước. + Dịch vụ thu tiền đại lý.

+Séc.

- Dịch vụ chuyển tiền trong và ngoài nước:

+ Chuyển tiền qua hệ thống ngân hàng và qua Western Union. + Chi trả kiều hối qua hệ thống ngân hàng và qua Western Union.

3.4. MỘT SỐ QUY ĐỊNH VỀ CHÍNH SÁCH TÍN DỤNG CỦA AGRIBANK CHI NHÁNH HUYỆN AN PHÚ

3.4.1. Đối tượng cho vay

Các pháp nhân là doanh nghiệp nhà nước, hợp tác xã, công ty TNHH, công ty cổ phần, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và các tổ chức khác có đủ điều kiện

quy định tại Điều 94 Bộ luật dân sự.

Các pháp nhân nước ngoài, DNTN, công ty hợp doanh. Cá nhân, hộgia đình, tổ hợp tác.

3.4.2. Nguyên tắc cho vay

Sử dụng vốn đúng mục đích đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng: nhằm bảo

đảm hiệu quả sử dụng vốn vay và khảnăng thu hồi nợ vay sau này.

Hoàn trả nợ gốc và lãi vốn vay đúng thời hạn đã thỏa thuận trong HĐTD.

3.4.3. Điều kiện cho vay

Để giúp cho việc đảm bảo các nguyên tắc vay vốn, ngân hàng chỉ xem xét cho vay khi khách hàng thỏa mãn một sốđiều kiện vay nhất định:

- Có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật.

33 - Có mục đích vay vốn hợp pháp.

- Có khảnăng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết.

- Có phương án sản xuất kinh doanh, dịch vụ khả thi và có hiệu quả - Thực hiện

các quy định về bảo đảm tiền vay theo quy định của chính phủ và hướng dẫn của NHNo Việt Nam.

3.4.4. Giới hạn cho vay

Ngân hàng nơi cho vay quyết định mức cho vay căn cứ vào nhu cầu vay vốn của khách hàng, giá trị tài sản làm đảm bảo tiền vay, khảnăng hoàn trả nợ của khách hàng, khảnăng nguồn vốn của Ngân hàng.

Vốn tự có được tính cho tổng nhu cầu vốn sản xuất kinh doanh trong kỳ hoặc từng lần cho một dự án, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, đời sống. Mức vốn tự có của khách hàng tham gia vào dựán, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, đời sống cụ thể như sau:

- Đối với cho vay ngắn hạn: khách hàng phải có vốn tự có tối thiểu 10% trong tổng nhu cầu vốn.

- Đối với cho vay trung hạn: khách hàng phải có vốn tự có tối thiểu 15% trong tổng nhu cầu vốn. Trường hợp khách hàng có tín nhiệm, hộ gia đình sản xuất nông,

lâm, ngư nghiệp vay vốn không phải bảo đảm bằng tài sản. Nếu vốn tự có thấp hơn quy định trên, thì giao cho Giám đốc Ngân hàng nơi cho vay quyết định.

- Đối với khách hàng được nơi cho vay lựa chọn áp dụng cho vay có bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay, mức vốn tự có tham gia theo quy định hiện hành của Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam.

3.4.5. Thời hạn cho vay

Ngân hàng cho vay (NHCV) và khách hàng thỏa thuận thời hạn cho vay căn cứ

vào: Chu kỳ sản xuất – kinh doanh, thời hạn thu hồi vốn của phương án, dựán đầu tư,

khảnăng trả nợ của khách hàng và nguồn vốn cho vay của NHCV.

Đối với các pháp nhân Việt Nam và nước ngoài, thời hạn cho vay không quá thời hạn hoạt động còn lại theo quyết định thành lập hoặc giấy phép hoạt động tại Việt Nam.

Đối với cá nhân nước ngoài, thời hạn cho vay không vượt quá thời hạn được phép sinh sống, hoạt động tại Việt Nam.

3.4.6. Lãi suất cho vay

Lãi suất cho vay thực hiện theo quy định của NHNo&PTNT cấp trên trong từng thời kỳ. Cho vay theo hạn mức tín dụng thì lãi xuất áp dụng tại thời điểm nhận nợ.

Trường hợp gia hạn nợ thì lãi xuất cho vay áp dụng theo thỏa thuận ghi trên hợp đồng tín dụng.

34

Lãi suất nợ quá hạn bằng 150% lãi suất cho vay.

Lãi suất cho vay thay đổi theo lãi suất Ngân hàng cấp trên quy định.

3.4.7. Trả nợ và gia hạn nợ

Kỳ hạn trả nợ gốc và lãi do Giám đốc Ngân hàng quyết định phù hợp với đặc

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện an phú, tỉnh an giang (Trang 26)