Doanh số cho vay

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện an phú, tỉnh an giang (Trang 51 - 63)

Doanh số cho vay phản ánh tất cả các khoản tín dụng mà ngân hàng đã cho khách

hàng vay không nói đến việc món vay đó đã thu được hay chưa trong một khoảng thời

gian nhất định.

Do nhu cầu vốn của các thành phần kinh tế trên địa bàn qua các năm khá tăng,

NHNo&PTNT chi nhánh huyện An Phú là ngân hàng trọng điểm và là ngân hàng lớn, uy tín tại địa phương nên nhu cầu vay vốn của người dân và các thành phần kinh tế khác chủ

52

4.2.1.1. Doanh s cho vay theo thi hn

NHNo&PTNT chi nhánh huyện An Phú cho vay ngắn hạn nhằm mục đích cung

cấp vốn lưu động cho người dân buôn bán, sản xuất, tái sản xuất, đầu tư vào các đối tượng

chi phí như: giống cây, lao động, thuốc bảo vệ thực vật…Và cho vay trung - dài hạn hạn

để cơ giới hóa nông nghiệp, người dân đầu tư mua sắm các dụng cụ sản xuất như: máy

cày, máy bơm, máy sấy… hay phục vụđời sống cán bộ, công nhân viên như sửa chữa nhà

cửa, xây dụng công trình, tạo vốn cho các doanh nghiệp để kinh doanh nhằm tạo ra sản phẩm, lợi nhuận.

53

a) Doanh s cho vay theo thi hn của ngân hàng giai đoạn 2010 - 2012

Bảng 4.4. DOANH SỐ CHO VAY THEO THỜI HẠN CỦA NHNO&PTNT HUYỆN AN PHÚ (2010 - 2012)

Đơn vị tính: triệu đồng

Chỉ tiêu Năm Chênh lệch

2010 2011 2012 2011/2010 2012/2011

Số tiền (%) Số tiền (%) Số tiền (%) Số tiền (%) Số tiền (%)

Ngắn hạn 730.796 92,95 822.127 93,24 923.904 92,43 91.331 12,5 101.777 12,38

Trung-Dài hạn 55.417 7,05 59.591 6,76 75.621 7,57 4.174 7,53 16.030 26,9

Tổng cộng 786.213 100 881.718 100 999.525 100 95.505 12,15 117.807 13,36

(Nguồn: Báo cáo hoạt động tín dụng tại NHNo&PTNT chi nhánh huyện An Phú – Tỉnh An Giang)

Từ bảng số liệu trên, ta nhận thấy doanh số cho vay ngắn hạn và doanh số cho vay trung - dài hạn của ngân hàng đều

tăng qua các năm. Trong đó, tốc độ tăng của cho vay ngắn hạn là rất cao, do đây là loại hình cho vay chủ yếu của Ngân hàng

với tỷ trọng luôn chiếm trên 90% trong tổng doanh số cho vay. Vì vay ngắn hạn tạo ra vòng quay vốn nhanh hơn, đem lại hiệu

quảcao hơn cho vay trung dài hạn, hơn nữa nền kinh tếđịa phương phát triển đa ngành nghềnhưng phần lớn là nông nghiệp và

các ngành có chu kỳ vốn ngắn, còn các khoản vay trung -dài hạn là những khoản vay lớn có thời gian thu hồi vốn chậm, chứa

54

Hình 4.1. TỶ TRỌNG DOANH SỐ CHO VAY THEO THỜI HẠN CỦA NHNo&PTNT CHI NHÁNH AN PHÚ QUA 3 NĂM ( 2010 – 2012)

 Doanh số cho vay ngắn hạn

Cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao nhất, năm 2011 tăng 91.331 triệu đồng so với năm 2010 tương ứng tỷ lệ 12,50%, năm 2012 tăng 101.777 triệu đồng so với năm 2011 tương ứng tỷ lệ 12,38%. Trong giai đoạn 2010 – 2012 thì tỷ trọng cho vay ngắn hạn chiếm tỷ lệ trên 90% trong doanh số cho vay. Điều này chứng tỏ nhu cầu vay vốn ngắn hạn của người dân và các thành phần kinh tếtăng cao, do huyện An Phú là huyện thuần nông nên chủ yếu sản xuất nông nghiệp và chủ lực là cây lúa, trên địa bàn thì bình quân là hai vụ lúa vì vậy người dân chủ yếu là vay vốn ngắn hạn theo mùa vụđể

sản xuất, bên cạnh đó thì huyện cũng có thế mạnh về nuôi trồng thủy sản nước ngọt

đặc biệt là loài cá da trơn như cá tra, cá basa… bình quân nuôi trồng khoảng 02 vụ trong năm, nên nhu cầu vốn của người dân cũng chủ yếu là ngắn hạn để quay vòng vốn, tái sản xuất. Mặt khác trên địa bàn có những thương buôn chuyên mua bán lúa, họ

cũng sản xuất kinh doanh theo vụ mùa bình quân là 02 vụ trong năm, nhu cầu vốn của

đối tượng khách hàng này là rất lớn mà chủ yếu là nhu cầu vốn ngắn hạn,…Ngoài ra còn có nhu cầu vốn ngắn hạn của các hộ sản xuất kinh doanh nhỏ lẻ trên địa bàn. Vì vậy làm cho doanh số cho vay ngắn hạn tăng cao trong 03 năm. Bên cạnh sựgia tăng

liên tục của cho vay ngắn hạn thì cho vay trung và dài hạn cũng có sựgia tăng.

 Doanh số cho vay trung – dài hạn

Cho vay trung và dài hạn cũng tăng nhẹ qua các năm: năm 2011 so với năm 2010 tăng 4.174 triệu đồng tương ứng 7,53%, năm 2012 tăng 16.030 triệu đồng tương ứng tỷ lệ 26,90%. Tỷ trọng cho vay trung – dài hạn trong doanh số cho vay cũng có

những thay đổi nhất định trong 03 năm. Năm 2010 tỷ trọng cho vay của cho vay trung và dài hạn trong doanh số cho vay chiếm 7,05% thì năm 2011 là 6,76% đến năm 2012

55

là 7,57%. Điều này nói lên cho vay trung – dài hạn không phải là ưu tiên cho vay của Ngân hàng. Do cho vay trung – dài hạn yếu tố rủi ro cao, thu hồi vốn chậm, vì vậy mà Ngân hàng rất thận trọng trong việc xét duyệt cho vay trung – dài hạn, chủ yếu là cho vay mua sắm nông ngư cơ phục vụ sản xuất nông nghiệp, máy xay xát lau bóng gạo, cải tạo đất, xây dựng và sữa chữa nhà, đối tượng cho vay chủ yếu là những hộ kinh doanh khá, tình hình tài chính ổn định, sản xuất kinh doanh có hiệu quả trong nhiều

năm. Tuy nhiên nhìn tổng thểgiai đoạn 2010 – 2012 thì cho vay trung – dài hạn chiếm tỷ trọng không quá 10% trong doanh số cho vay của Ngân hàng, thể hiện sự an toàn trong việc sử dụng vốn của Ngân hàng đồng thời cũng thể hiện sự đa dạng trong lĩnh

vực cho vay cũng như nâng cao chất lượng tín dụng của Ngân hàng. Từ đó thúc đẩy tổng doanh số cho vay tăng theo: năm 2011 so với năm 2010 tăng 95.505 triệu đồng

tương ứng tỷ lệ 12,15%, năm 2012 tăng 117.807 triệu đồng so với năm 2011 tương ứng tỷ lệ 13,36%.

b) Doanh số cho vay theo thời hạn của ngân hàng trong sáu tháng đầu năm 2012 và sáu tháng đầu năm 2013

Bảng 4.5. DOANH SỐ CHO VAY THEO THỜI HẠN 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2012, 2013

Đơn vị tính: triệu đồng

Chỉ tiêu 6 tháng đầu năm

Chênh lệch 6 tháng đầu năm

2012 2013 2013/2012

Số tiền (%) Số tiền (%) Số tiền (%)

Ngắn hạn 370.890 89,79 485.940 87,843 115.050 31,02

Trung-Dài hạn 42.514 10,28 67.250 12,157 24.736 58,183

Tổng cộng 413.404 100 553.190 100 139.786 33,813

(Nguồn: Báo cáo hoạt động tín dụng tại NHNo&PTNT huyện An Phú – An Giang)

Dựa vào bảng 4.5, ta thấy doanh số cho vay trong sáu tháng đầu năm 2012,

2013 có sựgia tăng đáng kể. Cụ thể, năm 2013 tổng doanh số cho vay là 553.190 triệu

đồng tăng 139.786 triệu đồng tương đương 33,813% so với cùng kỳ năm 2012. Nguyên nhân tăng là do nhu cầu sử dụng vốn vào nông nghiệp trong dân cư trên địa

bàn ngày càng tăng, do người dân sử dụng vốn vào nông nghiệp ngày càng đa dạng, kết hợp nhiều ngành nghề vừa trồng lúa vừa chăn nuôi, vừa làm kinh doanh dịch vụ

(sấy lúa, xay xát lúa…) với quy mô nhỏ phục vụ trên địa bàn. Đồng thời do nhu cầu cần vốn kinh doanh mua bán hàng hóa của các tiểu thương trên địa bàn Huyện An Phú

tăng thêm do huyện nhà thực hiện nhiều dự án xây dựng mới và mở rộng thêm chợ. Trong tổng doanh số cho vay, thì doanh số cho vay ngắn hạn luôn chiếm tỷ

56

tổng doanh số cho vay của ngân hàng. Điều này cho thấy, ngân hàng tập trung vào cho vay ngắn hạn. Doanh số cho vay ngắn hạn trong sáu tháng đầu năm 2012 từ 370.890 triệu đồng tăng lên 485.940 triệu đồng, tức tăng 115.050 triệu đồng, tương đương 31,02% trong sáu tháng đầu năm 2013. Nguyên nhân của sựgia tăng là do Ngân hàng luôn chú trọng đến những khách hàng truyền thống, những nông dân vay vốn sản xuất lúa, thêm nữa còn tăng cường cho vay các hộ kinh doanh mua bán nhỏ và các DNTN tạm thời thiếu vốn mua bán, sản xuất kinh doanh nên đến ngân hàng vay vốn trong thời gian ngắn. Ngoài ra, lãi suất cho vay ngắn hạn thấp hơn trung-dài hạn nên khách hàng

có xu hướng vay ngắn hạn nhiều hơn. Chính vì vậy mà doanh số cho vay ngắn hạn của

ngân hàng luôn gia tăng và chiếm tỷ trọng cao.

Nhìn chung thì doanh số cho vay trung-dài hạn chiếm tỷ trọng khá thấp trong doanh số cho vay theo thời hạn chỉ trên dưới 10% trong tổng doanh số cho vay. Doanh số cho vay trung-dài hạn trong sáu tháng đầu năm 2013 cũng có sự gia tăng mạnh với 58,183% so với cùng kỳ năm trước, từ 42.514 triệu đồng tăng lên 67.250 triệu đồng tức tăng 24.736 triệu đồng. Việc doanh số cho vay trung-dài hạn tăng lên là do nhu cầu sản xuất kinh doanh của người dân ngày càng gia tăng. Đồng thời theo chủtrương của huyện nhà tích cực đầu tư về các xã xây dựng và phát triển nông thôn mới. Ngoài ra các chính sách hỗ trợ cho vay dài hạn đối với hộ nông dân mua sắm thiết bị phục vụ

sản xuất nông nghiệp như mua máy xới, máy gặt đập liên hợp,…

4.2.1.2. Doanh số cho vay theo thành phần kinh tế

NHNo&PTNT Chi Nhánh Huyện An Phú với vai trò là ngân hàng trọng điểm và có uy tín tại địa phương nên nhu cầu vay vốn của người dân và các thành phần kinh tế khác chủ yếu tập trung đến Ngân hàng.

a) Doanh số cho vay theo thành phần kinh tế của ngân hàng giai đoạn từ năm 2010-2012

Nhìn vào bảng số liệu phía bên, ta thấy doanh số cho vay của ngân hàng theo thành phần kinh tế có sựtăng trưởng qua các năm. Tuy nhiên, tỷ trọng cho vay hộ gia

đình và cá nhân vẫn chiếm tỷ trọng lớn (trên 98%) trong tổng doanh số cho vay theo thành phần kinh tế của ngân hàng, tỷ trọng cho vay đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh trong doanh số cho vay còn thấp (dưới 2%), nhưng nhìn chung thì có bước phát triển. Cụ thể, năm 2010 doanh số cho vay là 786.213 triệu đồng, đến năm 2011 doanh

số cho vay đạt 881.718 triệu đồng tăng 149.354 triệu đồng tức tăng 25,68 % so với

năm 2010 và sang năm 2012 doanh sốcho vay đạt 999.525 triệu đồng tức tăng 92.244 triệu đồng tương đương 12,62% so với năm 2011.

57

Bảng 4.6. DOANH SỐ CHO VAY THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ CỦA NGÂN HÀNG GIAI ĐOẠN 2010-2012

Đơn vị tính: triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Chênh lệch

2011/2010 Chênh lệch 2012/2011 Số tiền (%) Số tiền (%) Số tiền (%) Số tiền % Số tiền % HGĐ, cá nhân 776.901 98,82 870.936 98,78 988.225 98,9 94.035 12,10 117.289 13,47 Doanh nghiệp 9.312 1,18 10.782 1,22 11.300 1,1 1.470 15,79 518 4,8 Tổng cộng 786.213 100 881.718 100 999.525 100 95.505 12,15 117.807 13,36

(Nguồn: Báo cáo hoạt động tín dụng tại NHNo&PTNT huyện An Phú – An Giang) Chú thích: HGĐ: Hộgia đình

58

 Doanh số cho vay hộgia đình – cá nhân

Doanh số cho vay theo thành phần kinh tế hộ gia đình và cá nhân qua các năm đều tăng. Cụ thểnăm 2010 là 776.901 triệu đồng, năm 2011 là 870.936 triệu đồng tăng

94.035 triệu đồng tốc độtăng là 12,10% so với năm 2010. Năm 2012 doanh số cho vay theo thành phần kinh tế hộ gia đình và cá nhân là 988.225 triệu đồng tăng 117.289

triệu đồng tốc độ tăng là 13,47% so với năm 2011. Do nhu cầu vốn trên địa bàn qua

các năm đều tăng, NHNo&PTNT chi nhánh An Phú là Ngân hàng trọng điểm và là Ngân hàng lớn có uy tín tại địa phương cho nên nhu cầu vay vốn của người dân và các thành phần kinh tế khác chủ yếu tập trung đến NH.

Doanh số cho vay theo hộ gia đình và cá nhân chiếm tỷ trọng trên 98% trong doanh số cho vay của ngân hàng, điều này nói lên nhu cầu vốn của các hộ gia đình kinh doanh sản xuất nhỏ lẻtrên địa bàn là rất lớn, tập trung chủ yếu là cho nhu cầu vốn của các hộ sản xuất nông nghiệp chủ yếu là trồng lúa, chăn nuôi gia súc gia cầm và nuôi trồng thủy sản nước ngọt, đây là thế mạnh của địa phương. Đặc biệt là nhu cầu vốn rất lớn từ các hộkinh doanh thương mại trên địa bàn, do đặc thù là một huyện đầu nguồn sông cửu long, tiếp giáp với nước bạn Campuchia thông qua cửa khẩu Long Bình, và nhiều xã có đường biên giới đi qua, chính vì thế nhu cầu mua bán trao đổi hàng hóa giữa hai nước diễn ra rất tấp nập và sôi động, chính điều này là nhân tố quan trọng giúp các hộ kinh doanh thương mại trên địa bàn gia tăng nhu cầu vay vốn là rất lớn để phát triển công việc kinh doanh gia tăng lợi nhuận. Mặt khác trên địa bàn có các hộ kinh doanh chuyên mua bán lúa và cần lượng vốn rất lớn để thu mua bán lúa. Chính vì vậy mà nó làm cho tỷ trọng cho vay hộgia đình và cá nhân luôn chiếm tỷ trọng cao trong doanh số cho vay của ngân hàng.

Không chỉ doanh số cho vay theo thành phần kinh tế hộ gia đình và cá nhân

tăng mà doanh số cho vay theo thành phần kinh tế doanh nghiệp cũng tăng theo.

 Doanh số cho vay doanh nghiệp

Đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh số cho vay qua các năm tăng với mức thấp, nhưng tốc độtăng so với hộgia đình và cá nhân có phần tiến triển hơn là do

trong những năm gần đây Chi nhánh đã tích cực hưởng ứng xu thế chung của huyện phát triển theo định hướng công nghiệp hóa, ngày càng quan tâm và hỗ trợhơn nữa các doanh nghiệp trên địa bàn huyện phát triển sản xuất kinh doanh. Với kết quảđạt được

năm 2011 tăng 1.470 triệu đồng tương ứng 15,79% so với năm 2010, năm 2012 tăng

518 triệu đồng tương ứng 4,8% so với năm 2011. Mặc dù trong giai đoạn này có biến

động về doanh số cho vay nhưngđây là tín hiệu tích cực cho sự phát triển kinh tế của

địa phương, chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ nông nghiệp sang công nghiệp tại huyện An Phú. Tuy nhiên, số lượng doanh nghiệp trên địa bàn rất ít, chủ yếu là phục vụ nông nghiệp và chế biến những sản phẩm nông nghiệp như chế biến khô từ cá nước ngọt, xay sát và lau bóng gạo… trình độ quản lý yếu, vốn ít, công nghệ chưa bắt kịp với sự

59

chính quyền địa phương và ngân hàng. Nhưng với những tín hiệu tích cực trên cho thấy ngân hàng đã có những bước thay đổi trong chiến lược cho vay của mình tăng dần tỷ trọng cho vay đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh, đa dạng hóa các sản phẩm tín dụng và dịch vụ kèm theo, nâng cao chất lượng tín dụng của ngân hàng.

b) Doanh số cho vay theo thành phần kinh tế giai đoạn sáu tháng đầu năm 2012, 2013

Bảng 4.7. DOANH SỐ CHO VAY THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ CỦA NGÂN HÀNG GIAI ĐOẠN 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2012, 2013

Đơn vị tính: triệu đồng

Chỉ tiêu 6T/2012 6T/2013 Chênh lệch 6 tháng đầu năm 2013 với 6 tháng đầu năm 2012 Số tiền (%) Số tiền (%) Số tiền % HGĐ, cá nhân 406.187 98,254 536.585 97 130.398 32,1 Doanh nghiệp 7.217 1,746 16.605 3 9.388 130,1 Tổng cộng 413.404 100 553.190 100 139.786 33,81

(Nguồn: Báo cáo hoạt động tín dụng tại NHNo&PTNT huyện An Phú – An Giang) Chú thích: HGĐ: Hộgia đình

Qua bảng số liệu ta thấy doanh số cho vay đối với cá nhân, HGĐ sáu tháng đầu

năm 2013 đạt 536.585 triệu đồng tăng 32,1% so với sáu tháng đầu năm 2012, do nhu cầu vốn của các hộ sản xuất nông nghiệp chủ yếu là trồng lúa, chăn nuôi gia súc gia

cầm và nuôi trồng thủy sản nước ngọt, đây là thế mạnh của địa phương, đặc biệt là các hộ kinh doanh thương mại trên địa bàn, do là huyện đầu nguồn Sông Cửu Long, tiếp

giáp nước bạn Campuachia thông qua cửa khẩu Long Bình và nhiều xã có đường biên giới đi qua, vì thế nhu cầu mua bán trao đổi hàng hóa vô cùng tấp nập và sôi động, các hộ kinh doanh chuyên mua bán lúa gạo cần vốn tạm thời để kinh doanh, vì họ cần một

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện an phú, tỉnh an giang (Trang 51 - 63)