Quy trình nghiệp vụ cho vay của ngân hàng

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện an phú, tỉnh an giang (Trang 34)

3.5.1. Quy trình cho vay

Hình 3.2. QUY TRÌNH CHO VAY TẠI NHNo&PTNT CHI NHÁNH AN PHÚ

Giải thích quy trình cho vay:

 Bước 1: Tiếp nhận và hướng dẫn khách hàng về hồsơ vay vốn

CBTD tiếp nhận và hướng dẫn khách hàng về hồsơ vay vốn, kiểm tra tính đầy

đủ, hợp pháp, hợp lệ phù hợp với những nội dung quy định, gồm: - Hồsơ pháp lý.

- Hồsơ về khoản vay. - Hồsơ bảo đảm tiền vay.

Tiếp nhận và hướng dẫn khách hàng về hồsơ vay vốn Thẩm định các điều kiện Tín dụng Xét duyệt cho vay, ký hợp đồng Tín dụng Thanh lý hợp đồng Tín dụng Thu nợ, lãi, phí và xử lý phát sinh

Giải ngân, theo dõi, giám sát việc sử dụng vốn vay (2) (3) (4) (5) (6) (1)

35

Bước 2: Thẩm định các điều kiện Tín dụng

CBTD nghiên cứu, phối hợp với cán bộ thẩm định thực hiện thẩm định hồsơ vay

vốn theo những nội dung sau:

- Đánh giá khách hàng về năng lực pháp lý, mô hình tổ chức điều hành của doanh nghiệp, ngành nghề kinh doanh, các rủi ro chủ yếu.

- Phân tích tình hình tài chính và phương án sản xuất kinh doanh, khả năng vay

trả của khách hàng.

- Thẩm định tài sản bảo đảm tiền vay. - Xác định phương thức và nhu cầu vay.

- Xem xét khảnăng nguồn vốn của Ngân hàng và điều kiện thanh toán.

 Bước 3: Xét duyệt cho vay, ký hợp đồng Tín dụng

- Sau khi CBTD nghiên cứu, thẩm định các điều kiện vay vốn lập tờ trình của mình cho trưởng phòng tín dụng xem xét, Trưởng phòng tín dụng kiểm tra xem xét nếu thấy đã ghi đủ các điều kiện và thống nhất với toàn bộ ý kiến của cán bộ tín dụng thì trưởng phòng chỉ việc ký tên rồi trình cho Giám đốc (Phó Giám đốc) chi nhánh duyệt và ký tên rồi chuyển trả lại cho CBTD. Nếu vượt phạm vi uỷ quyền, khách hàng hội đủ điều kiện vay vốn, phòng giao dịch lập tờ trình đề nghị lên tổng giám đốc Ngân hàng

cấp trên quyết định.

- Khi khoản vay đã được Lãnh đạo duyệt đồng ý cho vay và hình thức đảm bảo nợ vay, CBTD tiến hành lập hợp đồng Tín dụng và hợp đồng bảo đảm tiền vay theo mẫu trình trưởng phòng Tín dụng kiểm tra lại thấy phù hợp ký trình lãnh đạo nếu thấy

chưa phù hợp yêu cầu CBTD chỉnh lại cho phù hợp rồi ký trình lãnh đạo. Lãnh đạo kiểm tra lại thấy phù hợp thì ký duyệt nếu sai yêu cầu chỉnh sửa lại.

- CBTD làm thủ tục giao, nhận giấy tờ và tài sản bảo đảm tiền vay.

 Bước 4: Giải ngân, theo dõi, giám sát việc sử dụng vốn vay

Khi rút tiền cán bộ tín dụng hướng dẫn khách hàng căn cứ vào chứng từ để ghi vào khế ước (trường hợp người rút tiền không phải chủ tài khoản thì phải có giấy uỷ

quyền). CBTD kiểm tra chứng từ phát vay phải phù hợp mục đích xin vay và phải đúng

chếđộ. Việc phát tiền vay cho khách hàng đã xong, CBTD mở sổsách để theo dõi từng khoản vay, sắp xếp hồsơ khách hàng theo danh mục đã được quy định.

Sau 10 ngày phát tiền vay đối với khoản tiền chuyển khoản và 5 ngày phát tiền

vay đối với các khoản phát tiền vay bằng tiền mặt hoặc ngân phiếu, CBTD có trách nhiệm đến tận nơi kiểm tra khách hàng vay vốn sử dụng vốn vay đó có đúng mục đích

hay không ? Lập biên bản về việc sử dụng vốn vay để báo cáo lãnh đạo và lưu hồ sơ

36

Nếu kiểm tra việc sử dụng vốn vay của doanh nghiệp không đúng mục đích

trong hợp đồng thì CBTD có thể lập biên bản đề nghị giải quyết như: thu hồi vốn vay

trước hạn, chuyển sang nợ quá hạn.

 Bước 5: Thu nợ, thu lãi, phí và xử lý phát sinh

- Thu nợ: CBTD luôn theo dõi hợp đồng, khế ước để thu nợ đúng hạn. Đầu tháng cán bộ tín dụng phải lên lịch khếước, số tiền của từng khách hàng phải thu trong

tháng và trước 5 ngày khếước đến hạn trả. Thường xuyên liên hệ với kế toán và theo dõi trên mạng vi tính để nắm được sốdư tài khoản tiền gửi của khách hàng.

- Thu lãi: Hàng tháng phòng kế toán sẽ tính lãi cho khách hàng và thông báo cho phòng tín dụng biết, cán bộ tín dụng đưa vào bảng tính số lãi phải thu đểđôn đốc khách hàng trả lãi đúng hạn, đối với những khách hàng có lãi treo cán bộ tín dụng cần có những biện pháp tích cực để thu dần lãi treo.

- Thu phí: Theo dõi trảphí đối với các khoản vay có phí.

- Xử lý phát sinh: CBTD mở sổ theo dõi các khoản vay để kịp thời xử lý các phát sinh trong quá trình cho vay theo hướng dẫn và xử lý tranh chấp hợp đồng tín dụng

theo hướng dẫn về xử lý tranh chấp của Hội Sở Chính.

Bước 6: Thanh lý hợp đồng Tín dụng

Khách hàng trả hết nợ, CBTD tiến hành phối hợp với bộ phận kếtoán đối chiếu, kiểm tra về số tiền trả nợ gốc, lãi, phí... để tất toán khoản vay.

CBTD kiểm tra tình trạng giấy tờ và lập biên bản giao trả tài sản bảo đảm nợ vay theo mẫu và trình Trưởng phòng Tín dụng kiểm soát, Trưởng phòng Tín dụng trình lãnh

đạo ký duyệt.

Khi bên vay trả xong nợ gốc và lãi thì hợp đồng tín dụng đương nhiên hết hiệu lực và các bên không cần lập biên bản thanh lý hợp đồng. Trường hợp bên vay yêu cầu cán bộ Tín dụng soạn thảo biên bản thanh lý hợp đồng trình Trưởng phòng giao dịch

kiểm soát và Trưởng phòng giao dịch trình lãnh đạo ký biên bản thanh lý.

3.5.2. Bộ hồsơ cho vay

- Sổ vay vốn.

- Giấy đề nghị vay vốn ( theo mẫu quy định của Ngân hàng). - Phụ lục hợp đồng.

- Giấy nhận nợ.

- Đơn yêu cầu đăng ký thế chấp QSDĐ.

- Hợp đồng thế chấp QSDĐ.

- Giấy phép kinh doanh (nếu là doanh nghiệp). - Dự án phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.

37 - Hợp đồng tín dụng.

- Biên bản xác định giá trị tài sản đảm bảo. - Báo cáo thẩm định.

3.6. KHÁI QUÁT KẾT QỦA HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG TỪNĂM 2010 ĐẾN SÁU THÁNG ĐẦU NĂM 2013

Đểđánh giá chất lượng hoạt động kinh doanh thì lợi nhuận là một chỉ tiêu tổng hợp được hầu hết các NHTM quan tâm. Trong kinh doanh tiền tệ các NHTM phải thỏa mãn các yêu cầu về lợi nhuận do ngân hàng đặt ra và phải tuân thủ với những qui định chính sách của NHNN trong lĩnh vực tiền tệ ngân hàng… Các ngân hàng luôn đặt ra vấn đề làm thế nào để đạt được lợi nhuận cao nhất với mức rủi ro thấp nhất bên cạnh vẫn đảm bảo chấp hành đúng những qui định của NHNN và thực hiện được kế hoạch kinh doanh của mình. Trong những năm gần đây, sốlượng các ngân hàng thành lập và mở rộng chi nhánh ngày càng tăng lên, do đó mức độ cạnh tranh giữa các ngân hàng ngày càng lớn.

3.6.1. Khái quát kết qủa hoạt động kinh doanh từnăm 2010 đến 2012

Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện An Phú qua ba năm từ 2010 đến năm 2012 nhận thấy trên số liệu thì lợi nhuận qua các năm tăng lên .

38

Bảng 3.1. KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TRONG 3 NĂM 2010 – 2012

Đơn vị tính: triệu đồng

Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 2011/2010 Chênh lệch 2012/2011 2010 2011 2012

Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền %

I. Tổng thu 73.544 100 106.485 100 110.228 100 32.941 44,80 3.743 3,52 1. Thu lãi 71.681 97,47 103.293 97,00 105.174 95,42 31.612 44,10 1.881 1,82 2. Thu HĐDV 1.017 1,38 2.123 2,00 3.191 2,89 1.106 108,75 1.068 50,31 3. Thu khác 846 1,15 1.069 1,00 1.863 1,69 223 26,36 794 74,27 II. Tổng chi 60.851 100 88.277 100 88.461 100 27.426 45,07 184 0,2 1. Chi HĐKD 51.219 84,17 75.249 85,24 74.136 83,807 24.030 46,92 (1.113) (1,48) 2. Chi nghiệp vụ 8.090 13,29 10.940 12,39 7.029 7,946 2.850 35,23 (3.911) (35,75) 3. Chi khác 1.542 2,54 2.088 2,37 7.251 8,197 546 35,41 5.163 47,27

III. Lợi nhuận 12.693 100 18.208 100 21.767 100 5.515 43,45 3.559 19,55

( Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh NHNo&PTNT huyện An Phú năm 2010-2012)

Chú thích:HĐDV: Hoạt động dịch vụ

39 Cụ thể các chỉ tiêu qua 3 năm như sau:

3.6.1.1. Thu nhập

Qua bảng số liệu ta thấy thu nhập của ngân hàng tăng qua 3 năm, nguồn thu nhập của ngân hàng chủ yếu là từ hoạt động tín dụng, cụ thể là chiếm 97,47% năm 2010, 97,00% năm 2011, và chiếm 97,42% trong năm 2012. Doanh thu từ hoạt động tín dụng luôn chiếm hơn 90% trong tổng doanh thu hàng năm của ngân hàng, năm 2011 tăng 44,80% so với năm 2010 và sang năm 2012 tăng hơn năm 2011 là 3,52%.

Nhìn chung thu nhập tăng cao trong 3 năm chủ yếu là thu nhập từ lãi – nguồn thu chính của ngân hàng, do ngân hàng nâng cao các hoạt động cho vay và thu hút ngày càng nhiều khách hàng có uy tín. Không những thếđể đạt được kết quảnhư vậy là do ngân hàng áp dụng mức lãi suất linh hoạt theo kỳ hạn, và ưu đãi đối với khách hàng thân thiết nên ngày càng thu hút được nhiều khách hàng, điều này chứng tỏ ngân

hàng đã đa dạng hoá các hình thức cho vay như : cho vay từng lần hoặc theo hạn mức;

để kinh doanh hoặc tiêu dùng…, cho vay nhiều thành phần kinh tế, thủ tục cho vay

ngày càng đơn giản, nhanh chóng, kích thích người dân có nhu cầu tìm đến ngân hàng nhiều hơn vì thế làm cho thu nhập năm sau luôn cao hơn năm trước. Cùng với sựtăng

lên của thu nhập lãi là sựtăng lên đáng kể của thu nhập ngoài lãi, ngoài nguồn thu lớn từ lãi còn thu về dịch vụ và thu khác, bên cạnh đó qui mô hoạt động kinh doanh của ngân hàng ngày càng mở rộng, ngân hàng đã mở thêm nhiều dịch vụ mới, cộng thêm việc mở rộng ra nhiều khách hàng mới và nâng cao chất lượng dịch vụ truyền thống

như thẻ ATM, chuyển tiền…, mạng lưới các dịch vụ thanh toán ngày càng nhiều cho nên khoản thu nhập mà các dịch vụnày đem lại cho ngân hàng cũng khá cao, nếu như trong năm 2010 doanh thu từ dịch vụ là 1.017 triệu đồng thì đến năm 2012 nguồn thu từ dịch vụ là 3.191 triệu đồng, góp phần nâng cao thu nhập của ngân hàng.. Điều này cho thấy ngoài hoạt động cho vay, Ngân hàng cũng chú trọng đến việc phát triển thêm các dịch vụ có liên quan. Việc phát triển các dịch vụ kèm theo nên được Ngân hàng chú trọng hơn bởi chúng không những làm tăng thu nhập, tạo thêm tiếng tăm giúp

Ngân hàng mở rộng địa bàn hoạt động mà còn giúp Ngân hàng hạn chế rủi ro thay vì chỉ tập trung vào hoạt động cho vay. Từcác nguyên nhân trên đã góp phần làm cho thu nhập của ngân hàng tăng cao trong năm 2011 và năm 2012.

3.6.1.2. Chi phí

Thu nhập tăng sẽ đi kèm với chi phí tăng, đây là xu hướng tất yếu, do tốc độ tăng của thu nhập nên chi phí cũng tăng qua 3 năm, năm 2011 tăng 45,07 % so với

năm 2010 và sang năm 2012 tăng 0,2% so với năm 2011, để doanh thu của Ngân hàng

tăng trong 3 năm vừa qua đòi hỏi phải bỏ ra một mức chi phí đáng kể. Và điều đó thể

hiện ở bảng báo cáo kết quả kinh doanh của Ngân hàng, cùng với sự gia tăng của doanh thu thì chi phí của ngân hàng trong 3 năm cũng tăng đáng kể, và đặc biệt chi phí

tăng chủ yếu là chi phí dành cho hoạt động kinh doanh. Do chi phí dành cho hoạt động kinh doanh chiếm gần như toàn bộchi phí nên xem như chi phí của ngân hàng. Chi phí

40

hoạt động NH tăng chủ yếu từ hoạt động huy động vốn. Trong những năm qua NHđã

tăng cường huy động mọi nguồn vốn từ các tổ chức kinh tếvà dân cư thông qua nhiều

kênh huy động vốn, ngoài các hình thức huy động truyền thống như tiền gửi tiết kiệm thì ngân hàng đã phát hành giấy tờ có giá dưới dạng kỳ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ

tiền gửi, huy động tiết kiệm tích luỹ, bậc thang, gửi góp, dự thưởng…với các mức lãi suất hấp dẫn, sử dụng các công cụ khuyến mãi, tặng quà…do vậy nguồn vốn của ngân hàng không ngừng tăng cao, đồng thời thì chi phí hoạt động của NH cũng tăng theo.

3.6.1.3. Lợi nhuận

Qua 3 năm doanh thu của ngân hàng luôn cao hơn chi phí nên lợi nhuận tăng

cao. Trong 3 năm qua ngân hàng đã không ngừng phát triển, đó là nhờchính sách đúng đắn của các nhà quản lý cấp cao của ngân hàng thêm vào đó là sự nhiệt tình trong công việc của nhân viên trong ngân hàng, làm cho lợi nhuận của ngân hàng tăng. Đây là kết quả khả quan đối với hoạt động ngân hàng, điều này chứng tỏ hoạt động kinh doanh của ngân hàng có hiệu quả, lợi nhuận ngày càng tăng. Nguyên nhân lợi nhuận tăng khá cao trong năm 2011 tăng khá cao 43,45% so với năm 2010 và năm 2012 tiếp tục tăng

19,55%, để đạt được kết quảnhư vậy bên cạnh việc NH ngày càng thu hút được nhiều

khách hàng có uy tín, ưu tiên cho vay sản xuất kinh doanh và cho vay tiêu dùng với lãi suất cao, đồng thời mở rộng thêm các đối tượng cho vay, cho vay đa ngành nghề và phát triển thêm các dịch vụ hỗ trợ khách hàng. Cho thấy thời gian qua ngân hàng đã

xác định được hướng đi đúng đắn, xác định được khách hàng tiềm năng của mình.

Điều này còn giúp cho các doanh nghiệp, cá nhân có nhu cầu vay vốn cho mục đích

kinh doanh, tiêu dùng có thể dễ dàng tiếp cận được nguồn vốn của ngân hàng.

3.6.2. Khái quát kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng trong 6 tháng đầu năm 2012 và năm 2013

Trong 6 tháng đầu năm 2013 tình hình kinh tế - xã hội của huyện tiếp tục phát triển ổn định. Tuy nhiên, giá của một số mặt hàng chủ lực của địa phương như lúa, cá… giảm thấp ảnh hưởng đến thu nhập của hộ dân sống trên địa bàn, bên cạnh đó thì sự cạnh tranh giữa các ngân hàng ngày càng trở nên gay gắt, từ những nguyên nhân

41

Bảng 3.2. KẾT QỦA HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG TRONG 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2012, 2013

Đơn vị tính: triệu đồng

Chỉ tiêu 6 tháng đầu Năm 2012 6 tháng đầu Năm 2013 Chênh lệch 6 tháng đầu năm 2013/2012 Số tiền % Số tiền % Số tiền % I. Tổng thu 58.695 100 65.419 100 6.724 11,456 1. Thu lãi 53.309 90,824 58.133 88,862 4.824 9,0491 2. Thu HĐDV 4.159 7,086 5.272 8,059 1.113 26,761 3. Thu khác 1.227 2,09 2.014 3,079 787 64,14 II. Tổng chi 48.022 100 54.980 100 6.958 14,489 1. Chi HĐKD 40.988 85,352 45.710 83,139 4.722 11,52 2.Chi nghiệp vụ 5.156 10,737 6.510 11,841 1.354 26,261 3. Chi khác 1.878 3,911 2.760 5,02 882 46,965

III. Lợi nhuận 10.673 - 10.439 - (234) (2,192)

(Nguồn: Phòng tín dụng NHNo&PTNT huyện An Phú) Chú thích:HĐDV: Hoạt động dịch vụ

HĐKD: Hoạt động kinh doanh

Nhìn vào bảng số liệu, ta thấy doanh thu và chi phí 6 tháng đầu năm 2013 của

ngân hàng cao hơn doanh thu và chi phí 6 tháng đầu năm 2012.Tuy nhiên so với 6

tháng đầu năm 2012 thì 6 tháng đầu năm 2013 mặc dù có doanh thu tăng nhưng lại có chi phí cao làm cho lợi nhuận đạt được không tốt như của 6 tháng đầu năm 2012.

Nguyên nhân là do người dân có nhu cầu vay vốn ngày càng nhiều vì sự phát triển của

địa phương, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, góp phần thay đổi diện mạo đô thị mới của

Huyện nhà, đẩy mạnh tiến trình công nghiệp hóa hiện đại hóa kinh tế… nên doanh thu

ngày càng tăng hơn, nhất là doanh thu từ lãi cho vay, tuy nhiên tăng không cao do tình

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện an phú, tỉnh an giang (Trang 34)