Doanh số thu nợ

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện an phú, tỉnh an giang (Trang 63 - 73)

Một Ngân hàng muốn hoạt động tốt không phải chỉ nâng cao doanh sốhuy động và cho vay thôi mà còn phải quan tâm đến công tác thu nợ, doanh số thu nợở mỗi thời kỳ nó phản ánh hiệu quả tín dụng, đồng thời góp phần tái đầu tư tín dụng, đẩy nhanh tốc độ luân chuyển vốn.

4.2.2.1. Doanh số thu nợ theo thời hạn

a) Doanh số thu nợ theo thời gian giai đoạn 2010-2012

Doanh số thu nợ là một trong những chỉ tiêu quan trọng phản ánh hiệu quả hoạt

động kinh doanh của chi nhánh, mặc dù tình hình kinh tế còn nhiều biến động bất lợi

nhưng doanh số thu nợ của ngân hàng vẫn tăng một cách ổn định, thể hiện ở bảng 4.10. Năm 2011 so với năm 2010 tăng vượt bậc lên 136.331 triệu đồng tương ứng tỷ lệ 20,31%, năm 2012 so với năm 2011 tăng 84.322 triệu đồng tương ứng tỷ lệ 10,4%.

Đểđạt được kết quảnhư trên là nhờ công tác thẩm định, kiểm ta giám sát trước, trong và sau khi cho vay của cán bộ tín dụng ngày càng được tốt hơn, chuyên nghiệp

hơn và thường xuyên đôn đốc khách hàng trả nợ khi đến hạn góp phần vào sự tăng trưởng của tổng doanh số thu nợ là sự tăng trưởng không ngừng của cả hai chỉ tiêu doanh số thu nợ ngắn hạn, trung-dài hạn.

64

Bảng 4.10. DOANH SỐ THU NỢ THEO THỜI HẠN TÍN DỤNG GIAI ĐOẠN 2010-2012

Đơn vị tính:triệu đồng

(Nguồn: Báo cáo hoạt động tín dụng tại NHNo&PTNT huyện An Phú – An Giang)

Chỉ tiêu

Năm Chênh lệch

2010 2011 2012 2011/2010 2012/2011

Số tiền (%) Số tiền (%) Số tiền (%) Số tiền (%) Số tiền (%)

Ngắn hạn 625.916 93,26 759.651 94,08 840.950 94,3 133.735 21,37 81.299 10,7

Trung - Dài hạn 45.200 6,74 47.796 5,92 50.819 5,7 2.596 5,74 3.023 6,32

65

 Doanh số thu nợ ngắn hạn

Trong đó doanh số thu nợ ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao trên 92%, có xu

hướng tăng tỷ trọng qua các năm, năm 2010 là 93,26%, năm 2011 là 94,08%, năm

2012 là 94,3%. Nguyên nhân là bởi Ngân hàng tập trung chủ yếu vào cho vay ngắn hạn, bên cạnh đó các chủ thể kinh tế hoạt động kinh doanh ngày càng có hiệu quả nên khoản nợ được thu hồi nhanh hơn. Do đặc thù là huyện thuần nông chủ yếu là cây lúa sản xuất canh tác theo mùa vụ bình quân là 02 vụ trong năm nên doanh số cho vay cũng như doanh số thu nợ chủ yếu là ngắn hạn, sau khi kết thúc mùa vụ là người dân xuống trả nợ gốc và lãi vay ngay, để làm hồsơ vay mới tái sản xuất hoặc mở rộng đất canh tác, bên cạnh đó trên địa bàn có những hộ kinh doanh chuyên mua bán lúa chủ

yếu là theo mùa vụ bình quân 02 vụ trong năm cho nên sau khi kết thúc mùa vụ thì những hộ này đến ngân hàng để trả nợ vay, để làm hồ sơ vay mới tái đầu tư kinh

doanh, ngoài ra những hộ kinh doanh nhỏ lẻtrên địa bàn chủ yếu là mua bán nhỏ nên chu kỳ kinh doanh ngắn cho nên sau khi kết thúc chu kỳ kinh doanh là họ đến ngân hàng trả nợ ngay, làm hồsơ vay mới để tiếp tục tái sản xuất kinh doanh... Mặt khác ý thức trả nợ đúng hạn của người dân tăng lên, không còn dây dưa nợ hoặc để nợ quá hạn như trước đây, cùng với đó là công tác đôn đốc thu nợ hay trả lãi đúng hạn của các cán bộ tín dụng của ngân hàng được thực hiện khá tốt.

Doanh số thu nợ ngắn hạn năm 2011 so với năm 2010 tăng 133.735 triệu đồng

tương ứng tỷ lệ21,37%, năm 2012 so với năm 2011 tăng 81.299 triệu đồng tương ứng tỷ lệ 10,7%.

 Doanh số thu nợ trung – dài hạn

Cùng với chiều hướng tăng của doanh số thu nợ ngắn hạn thì đoanh số thu nợ

trung và dài hạn cũng tăng lên qua các năm . Cụ thểlà năm 2010 doanh số thu nợ trung và dài hạn là 45.200 triệu đồng, năm 2011 là 47.796 triệu đồng tăng 2.596 triệu đồng tốc độtăng là 5,74% so với năm 2010. Năm 2012 doanh số thu nợ trung và dài hạn là 50.819 triệu đồng tăng 3.023 triệu đồng tốc độ tăng 6,32% so với năm 2011. Dù chiếm tỷ trọng rất nhỏ nhưng doanh số thu nợ trung và dài hạn cũng không ngừng đóng góp

vào sự tăng trưởng chung của tổng doanh số thu nợ, năm 2011 so với năm 2010 tăng

2.596 triệu đồng tương ứng tỷ lệ 5,74%, năm 2012 tăng 3.023 triệu đồng tương ứng

6,32%. Điều này là phù hợp vì doanh số cho vay trung và dài hạn của Ngân hàng chiếm tỷ trọng không quá 10% trong doanh số cho vay nên doanh số thu nợ không thể cao được. Việc thu nợ đối với cho vay trung và dài hạn có xu hướng tăng lên cho thấy

Ngân hàng đã tích cực trong đôn đốc thu hồi nợ cùng với đó là những biện pháp phòng ngừa rủi ro đối với cho vay trung và dài hạn như khi vay phải ký quỹ tại Ngân hàng, mở tài khoản tại Ngân hàng.

66

b) Doanh số thu nợ theo thời gian giai đoạn sáu tháng đầu năm 2012, 2013

Tình hình doanh số thu nợ ngắn hạn và doanh số thu nợ trung-dài hạn của ngân

hàng trong sáu tháng đầu năm 2012, 2013 có xu hướng ngày càng tăng , tình hình cụ

thểnhư sau:

Bảng 4.11. DOANH SỐ THU NỢ THEO THỜI HẠN TÍN DỤNG GIAI ĐOẠN SÁU THÁNG ĐẦU NĂM 2012, 2013

Đơn vị tính: triệu đồng

Chỉ tiêu 6 tháng đầu năm

Chênh lệch 6 tháng đầu năm

2012 2013 2013/2012

Số tiền (%) Số tiền (%) Số tiền (%)

Ngắn hạn 353.690 89 481.918 89,21 128.228 36,254

Trung-Dài hạn 43.716 11 58.262 10,79 14.546 33,274

Tổng cộng 397.406 100 540.180 100 142.774 39,93

(Nguồn: Báo cáo hoạt động tín dụng tại NHNo&PTNT huyện An Phú – An Giang)

Qua bảng số liệu ta thấy, doanh số thu nợ của ngân hàng không ngừng tăng lên trong sáu tháng đầu năm giai đoạn 2012, 2013. Trong sáu tháng đầu năm 2012 doanh

số này là 397.406 triệu đồng, đến sáu tháng đầu năm 2013 doanh số tăng lên 540.180

triệu đồng, tức tăng 142.774 triệu đồng, tương đương tăng 39,93% so với cùng kỳnăm

2012. Từ đó cho thấy, công tác tín dụng của ngân hàng được quan tâm chặt chẽ với

phương châm “chất lượng, an toàn, hiệu quả”. Trong đó, cả doanh số thu nợ ngắn hạn và trung-dài hạn đều tăng, nhưng doanh số thu nợ ngắn hạn của ngân hàng tăng mạnh

hơn. Doanh số thu nợ ngắn hạn tăng từ 353.690 triệu đồng trong sáu tháng đầu năm

2012 lên 481.918 triệu đồng, tăng 36,254% trong sáu tháng đầu năm 2013. Nguyên

nhân là do doanh số cho vay ngắn hạn của ngân hàng không ngừng tăng, đồng thời ngân hàng không ngừng đẩy mạnh công tác thu hồi nợ, quản lý chặt các khoản tín dụng đã cấp để kịp thời thu nợ qua đó hạn chế rủi ro cho ngân hàng. Còn doanh số thu hồi nợ trung-dài hạn cũng tăng đáng kể, nhưng không cao bằng doanh số thu nợ ngắn hạn.

Nhìn chung, doanh số thu nợ của ngân hàng ngày càng tăng chứng tỏ công tác thu hồi nợ hiện tại đang phát huy được kết quả tích cực do ngân hàng không ngừng nâng cao trình độ CBTD trong việc xem xét, phân tích và xếp loại khách hàng thường xuyên để quyết định cho vay, qua đó hạn chếcho vay sai đối tượng, sai mục đích gây

67

4.2.2.2.Doanh số thu nợ theo thành phần kinh tế

a) Doanh số thu nợ theo thành phần kinh tế giai đoạn 2010-2012

Hai đối tượng được ngân hàng cho vay chủ yếu là cá nhân, hộgia đình và doanh nghiệp.

Bảng 4.12. DOANH SỐ THU NỢ THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ QUA 3 NĂM ( 2010 - 2012)

ĐVT: triệu đồng

(Nguồn: Bác cáo hoạt động tín dụng tại NHNo&PTNT chi nhánh huyện An Phú – tỉnh An Giang)

Đối tượng

Năm Chênh lệch

2010 2011 2012 2011/2010 2012/2011

Số tiền (%) Số tiền (%) Số tiền (%) Số tiền (%) Số tiền (%) Hộ gia đình - Cá nhân 662.693 98,74 794.992 98,46 879.969 98,7 132.299 19,96 84.977 10,69

Doanh nghiệp 8.423 1,26 12.455 1,54 11.800 1,3 4.032 47,87 (655) (5,26)

68

 Doanh số thu nợ hộgia đình – cá nhân

Trong đó doanh số thu nợ hộ gia đình, cá nhân năm 2011 tăng 132.299 triệu đồng

tương ứng tốc độ tăng 19,96% so với năm 2010, năm 2012 tăng so với năm 2011 là

84.977 triệu đồng tương ứng tỷ lệ 10,69%. Doanh số thu nợ doanh nghiệp năm 2011 so

với năm 2010 tăng 4.032 triệu đồng tương ứng tỷ lệ 47,87%, năm 2012 so với năm

2011 giảm 655 triệu đồng tương ứng tỷ lệ giảm 5,26%. Doanh số thu nợ hộ gia đình,

cá nhân đóng góp chủ yếu vào tổng doanh số thu nợ với tỷ trọng luôn chiếm trên 90%.

Điều này nói lên tình hình thu nợ của Ngân hàng đối với hộ gia đình và cá nhân là khá tốt. Trong đó, thu từ hộ sản xuất nông nghiệp và thương mại dịch vụ là chủ yếu. Do những năm gần đây nhờ thực hiện chính sách tăng lương đối với các cán bộ công chức,

đặc biệt là giáo viên nên việc thu nợ dưới hình thức trừ vào lương tháng cũng rất hiệu quả, trong những năm qua được sự quan tâm giúp đỡ của chính quyền địa phương và

sự hỗ trợ kịp thời về vốn của Ngân hàng nên diện tích sản xuất nông nghiệp trên địa bàn ngày càng mở rộng chủ lực vẫn là cây lúa như: thâm canh tăng vụ đặc biệt là vụ

ba, mô hình cánh đồng mẫu lớn,....bên cạnh đó ngành chăn nuôi cũng có bước phát triển như: chăn nuôi bò, lợn, gia cầm, đặc biệt là nuôi trồng thủy sản nước ngọt đã trở

thành thế mạnh của địa phương như nuôi cá da trơn, tuy nhiên vẫn còn chịu ảnh hưởng rất lớn từ thiên tai và dịch bệnh.

 Doanh số thu nợ doanh nghiệp

Bên cạnh sự tăng lên của doanh số thu nợ từ hộ gia đình và cá nhân thì doanh số

thu nợ từ doanh nghiệp ngoài quốc doanh cũng có sự thay đổi qua từng năm. Cụ thể là

năm 2010 là 8.423 triệu đồng đến năm 2011 doanh số thu nợ doanh nghiệp ngoài quốc

doanh là 12.455 triệu đồng tăng 4.032 triệu đồng tốc độ tăng là 47,87% so với năm 2010. Năm 2012 là 11.800 triệu đồng so với năm 2011 thì giảm 655 triệu đồng tương ứng tỷ lệ giảm 5,26%. Tỷ trọng doanh số thu nợ doanh nghiệp ngoài quốc doanh chiếm

không quá 2% trong doanh số thu nợ của ngân hàng. Điều này là hợp lý, vì doanh số cho vay đối doanh nghiệp ngoài quốc doanh chiếm tỷ trọng không quá 2% trong

doanh số cho vay thì doanh số thu nợ cũng không thể cao được. Mặt khác doanh

nghiệp tại địa phương còn ít và nhỏ chủ yếu là sơ chế và chế biến thô các sản phẩm

nông nghiệp như xay xát và lau bóng gạo, chế biến khô từ thủy sản nước ngọt,…

Ngoài ra chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế, lạm phát gia tăng và bị ảnh hưởng từ những chính sách thắt chặt tín dụng kiềm chế lạm phát của chính phủ cho

nên tình hình kinh doanh của doanh nghiệp cũng chịu ảnh hưởng vì vậy doanh số thu

nợ doanh nghiệp ngoài quốc doanh giai đoạn 2010 - 2012 có những thay đổi tăng giảm

theo.

Nhìn chung tình hình doanh số thu nợ theo thành phần kinh tế giai đoạn 2010 – 2012 vẫn tăng trưởng, thể hiện sự hiệu quả trong việc sử dụng vốn cho vay và thu nợ

của NHNo&PTNT chi nhánh An Phú. Trong đó doanh số thu nợ hộ gia đình và cá nhân vẫn chiếm tỷ trọng cao trên 90% trong doanh số thu nợ, doanh số thu nợ doanh

69

nghiệp ngoài quốc doanh vẫn chiếm tỷ trọng thấp không quá 2%. Tuy có sự tăng trưởng về doanh số thu nợ, nhưng ngân hàng cần nâng dần tỷ trọng cho vay doanh nghiệp ngoài quốc doanh lên, vì nguồn thu nợ này tương đối ổn định. Mặt khác cần sự quan tâm hơn nữa của chính quyền địa phương để ngân hàng hoạt động tốt vai trò của mình tại địa phương.

b) Doanh số thu nợ theo thành phần kinh tế giai đoạn sáu tháng đầu năm 2012, 2013

Bảng 4.13. DOANH SỐ THU NỢ THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ CỦA NGÂN HÀNG GIAI ĐOẠN 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2012, 2013

Đơn vị tính: triệu đồng (Nguồn: Báo cáo hoạt động tín dụng tại NHNo&PTNT huyện An Phú – An Giang)

Chú thích: HGĐ: Hộgia đình

Nhìn chung doanh số thu nợ của cá nhân, hộ gia đình và doanh nghiệp không ngừng tăng lên trong sáu tháng đầu năm giai đoạn 2012, 2013. Doanh số thu nợ của hộ gia đình, cá nhân chiếm tỷ trọng rất cao (trên 97%) so với doanh nghiệp (dưới 2,3%) trong tổng doanh số thu nợ theo thành phần kinh tếgiai đoạn này. Doanh số thu nợ đối với đối tượng hộ gia đình, cá nhân tăng từ 390.683 triệu đồng trong 6/2012 lên 527.972 triệu đồng, tức tăng 137.289 triệu, tương đương 35,141% trong 6/2013. Nguyên nhân là do đối tượng này luôn được ngân hàng cho vay rất lớn và không ngừng tăng lên, hơn nữa đối tượng này chủ yếu vay để phục vụ sản xuất nông nghiệp, những tháng đầu năm giai đoạn này tình hình sản xuất đạt kết quả khả quan nên mang lại thu nhập để trả nợ cho ngân hàng. Tuy nhiên so với hộ gia đình, cá nhân thì doanh nghiệp ngoài quốc doanh là đối tượng có tốc độtăng trong doanh số thu nợ rất cao tăng

từ 6.723 triệu đồng trong 6/2012 lên 12.208 triệu đồng tăng tương đương 81,59% trong

6/2013. Nguyên nhân chủ yếu là do các doanh nghiệp được ngân hàng cho vay ngày càng nhiều. Chỉ tiêu 6T/2012 6T/2013 Chênh lệch 6 tháng đầu năm 2013 với 6 tháng đầu năm 2012 Số tiền (%) Số tiền (%) Số tiền % HGĐ, cá nhân 390.683 98,31 527.972 97,74 137.289 35,141 Doanh nghiệp 6.723 1,69 12.208 2,26 5.485 81,59 Tổng cộng 397.406 100 540.180 100 142.774 39,926

70

4.2.2.3. Doanh số thu nợ theo ngành kinh tế

a) Doanh số thu nợ theo ngành nghề kinh tế giai đoạn 2010-2012

Bảng 4.14. DOANH SỐ THU NỢ THEO NGÀNH NGHỀ KINH TẾ CỦA NGÂN HÀNG QUA 3 NĂM (2010– 2012)

Đơn vị tính: triệu đồng

(Nguồn: Báo cáo hoạt động tín dụng tại NHNo&PTNT huyện An Phú – An Giang)

Chỉ tiêu

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Chênh lệch

2011/2010 Chênh lệch 2012/2011 Số tiền (%) Số tiền (%) Số tiền (%) Số tiền % Số tiền % Ngành nông nghiệp 153.350 22,85 129.757 16,07 156.168 17,512 (23.593) (15,38) 26.411 20,35 Ngành thủy sản 157.847 23,52 154.216 19,1 200.648 22,5 (3.631) (2,3) 46.432 30,11 Ngành thương mại-dịch vụ 308.914 46,03 511.062 63,293 525.554 58,934 202.148 65,44 14.492 2,836 Cho vay đời sống 50.400 7,51 8.728 1,081 8.838 0,991 (41.672) (82,68) 110 1,26 Ngành khác 605 0,09 9.284 1,149 561 0,063 8.679 508,93 (3.123) (84,77) Tổng cộng 671.116 100 807.447 100 891.769 100 136.331 20,314 84.322 10,44

71

 Ngành nông nghiệp: Doanh số thu nợ năm 2010 là 153.350 triệu đồng, năm

2011 là 129.757 triệu đồng giảm 23.593 triệu đồng, tương đương 15,38%, do trong

năm 2011 tình hình thu nợ của ngân hàng gặp khó khăn, tình hình kinh tế cũng không

mấy ổn định, giá cả các mặt hàng đầu vào phục vụchăn nuôi, trồng trọt liên tục tăng,

làm cho nhiều nông dân không thể trảđược nợ mà phải đến ngân hàng xin gia hạn nợ

làm cho doanh số thu nợ ngân hàng giảm đi, một mặt là do trong năm 2011 thì doanh sốcho vay đã giảm một phần. Đến năm 2012, doanh số thu nợ đạt 156.168 triệu đồng,

tăng so với năm 2011 là 26.411 triệu đồng, tức tăng20,35%, do trong năm 2012 nông dân thu hoạch trúng mùa được giá, nên đã trả hết các khoản nợ cho ngân hàng thời

gian qua được sự chỉ đạo kịp thời của Uỷ ban nhân dân huyện thể hiện sự chuyển dịch hợp lý có hiệu quả từ trồng trọt sang chăn nuôi và được sự quan tâm theo dõi sử dụng vốn đúng mục đích của chi nhánh ngân hàng, nên lĩnh vực chăn nuôi từng bước phát huy thế mạnh của mình, giá cả các mặt hàng chăn nuôi cũng có chuyển biến tốt nên thu hồi của ngân hàng cũng thuận lợi hơn.

 Ngành thủy sản: Trong những năm 2010 – 2012 người dân ở huyện quan tâm

đẩy mạnh việc nuôi cá, lấy đất ruộng đào hầm nuôi cá, tận dụng diện tích mặt nước ở ven sông để nuôi cá bè… Từđó người dân luôn có thu nhập cao, đó cũng là nguyên

nhân đưa doanh số thu nợ khá ổn định tuy cũng có giảm nhưng không đáng kể. Năm

2010 doanh số thu nợ là 157.847 triệu đồng, đến năm 2011 doanh số thu nợ là 154.216 triệu đồng, giảm hơn năm 2010 là 2,3%. Doanh số thu nợ của ngành thủy sản năm

2011 giảm so với năm 2010 là do gần đây giá cá luôn biến động lúc tăng giảm thất

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện an phú, tỉnh an giang (Trang 63 - 73)