Biến động tỷgiá từ 2008-2010

Một phần của tài liệu Chính sách tỷ giá của việt nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 52 - 55)

4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

3.2.1.Biến động tỷgiá từ 2008-2010

Năm 2008 đƣợc coi là "năm bất ổn của tỷ giá" với những biến động tỷ giá rất phức tạp với những ảnh hƣởng từ các yếu tố vĩ mô, cung cầu ngoại tệ và thậm chí cả tin đồn. Chỉ trong năm 2008, biên độ tỷ giá đã đƣợc điều chỉnh 5 lần, một mật độ chƣa từng có trong lịch sử.

Từ 01/01-25/03/2008: Tỷ giá liên tục giảm, dưới mức sàn. Tỷ giá VND/USD trên thị trƣờng liên ngân hàng liên tục sụt giảm (từ mức 16,112 VND xuống 15,960VND. mức thấp nhất là 15,560 VND/USD). Trên thị trƣờng tự do, USD dao động từ mức 15,700 – 16,000 VND/USD. Nguyên nhân là do thời điểm này đang ở giai đoạn gần tết Dƣơng lịch, do đó lƣợng kiều hối chuyển về nƣớc khá lớn. Ngoài ra, Các nhà đầu tƣ dự kiến VND sẽ tăng giá so với USD, cộng thêm chênh lệch lãi suất lớn giữa USD và VND nên các nhà đầu tƣ đẩy mạnh việc bán USD chuyển qua VND. Tập trung vào các đối tƣợng là nhà đầu tƣ nƣớc ngoài đầu tƣ vào Trái phiếu Chính phủ Việt Nam (1,4 tỷ USD), các doanh nghiệp xuất khẩu vay USD để phục vụ sản xuất kinh doanh…Các NHTM lúc này cũng đẩy mạnh bán USD. Việc này làm tăng cung ngoại tệ, dẫn đến tỷ giá VND/USD giảm.

Từ 26/03 – 16/07/2008: Tăng với tốc độ chóng mặt tạo cơn sốt USD trên cả thị trường liên ngân hàng lẫn thị trường tự do: Trong giai đoạn này, tỷ giá tăng dần đều và đột ngột tăng mạnh từ giữa tháng 6, đỉnh điểm lên đến 19,400 VND/USD vào ngày 18/06, cách hơn 2,600 VND so với mức trần, còn

45

trên TTTD cao hơn khoảng 100-150 VND, sau đó dịu lại khi NHNN nới biên độ từ 1% lên +/-2%(27/6) và kiểm soát chặt các bàn thu đổi. Nguyên nhân USD tăng mạnh trong giai đoạn này chủ yếu do tâm lý bất ổn của doanh nghiệp và ngƣời dân khi thấy USD tăng nhanh dẫn đến trạng thái găm ngoại tệ của giới đầu cơ. Nhu cầu mua ngoại tệ trả các khoản nợ của cả doanh nghiệp xuất và nhập khẩu đến hạn cao. Ngoài ra, Cung ngoại tệ thấp do NHNN không cho phép cho vay ngoại tệ đối với doanh nghiệp xuất khẩu (theo quyết định số 09/2008/QĐ, NHNN không cho phép vay để chiết khấu bộ chứng từ xuất khẩu, vay thực hiện dự án sản xuất xuất khẩu) giảm hiện tƣợng doanh nghiệp xuất khẩu vay ngoại tế bán lại trên thị trƣờng.

Từ 17/07 – 15/10/2008: Giảm mạnh và dần đi vào bình ổn: Tỷ giá giảm mạnh từ 19,400 VND/USD xuống 16,400 VND/USD và giao dịch bình ổn quanh mức 16,600 VND trong giai đoạn từ tháng 8 – tháng 11. Nhờ có sự can thiệp kịp thời của NHNN, cơn sốt USD đã đƣợc chặn đứng. Nhận thấy tình trạng sốt USD đã ở mức báo động, NHNN đã công khai công bố dự trữ ngoại hối quốc gia 20,7 tỷ USD khi các thông tin trên thị trƣờng cho rằng USD đang trở nên khan hiếm. Cùng với đó, NHNN đã ban hành một loạt các chính sách nhằm bình ổn thị trƣờng ngoại tệ nhƣ kiểm soát chặt các đại lý thu đổi ngoại tệ (cấm mua bán ngoại tệ trên thị trƣờng tự do không đăng ký với các NHTM), cấm mua bán USD thông qua ngoại tệ khác để lách biên độ, cấm nhập khẩu vàng và cho phép xuất khẩu vàng; bán ngoại tệ can thiệp thị trƣờng thông qua các NHTM lớn.

Từ 16/10 đến hết năm 2008: Tỷ giá USD tăng trở lại: Tỷ giá USDVND tăng đột ngột trở lại từ mức 16,600 lên mức cao nhất là 16,998 sau đó giảm nhẹ. Giao dịch nằm trong biên độ tỷ giá. Tuy nhiên cung hạn chế, cầu ngoại tệ vẫn lớn. Sau khi NHNN tăng biên độ tỷ giá từ 2% lên 3% trong ngày 7/11/2008, tăng tới mức 17,440 VND/USD. Nguyên nhân : Cầu USD trên thị trƣờng tự

46

do tăng cao bởi khi NHNN không cho phép nhập vàng thì hiện tƣợng nhập lậu vàng gia tăng, làm tăng cầu USD để nhập khẩu (do USD là đồng tiền thanh toán chính). Trong khi đó, NHNN cũng bán hơn 1 tỷ USD cho các NHTM đáp ứng nhu cầu nhập khẩu một số mặt hàng thiết yếu.

Từ 01/01 –24/11/2009: Tỷ giá liên tục tăng: Tỷ giá biến động mạnh trên cả thị trƣờng liên ngân hàng và thị trƣờng tự do. Từ tháng 1 đến tháng 3: tỷ giá LNH dao động trong khoảng 17,450 - 17,700 VND/USD, cách giá trần khoảng từ 0 – 200 VND, còn TTTD cao hơn tỷ giá BQLNH khoảng 100 VND. Từ tháng 4 đến tháng 9 :tỷ giá trên 2 thị trƣờng dao động trong khoảng 18,180 – 18,500 VND/USD. Từ tháng 10 đến 25/11/2009: Biến động tỷ giá rất dữ dội từ 18,545 – 19,300 VND/USD, có lúc đạt đỉnh 20,000 VND/USD trên TTTD và 19,750 VND/USD trên thị trƣờng liên ngân hàng. Nguyên nhân là do có hiện tƣợng DN vay USD tuy chƣa đến kỳ trả nợ nhƣng đã mua sẵn USD để giữ vì sợ tỷ giá sẽ tăng, khiến cầu ngoại tệ tăng. Ngoài ra, do tâm lý bất ổn của cả DN và ngƣời dân khi tỷ giá tăng nhanh dẫn tới hiện tƣợng găm giữ ngoại tệ.

Từ 25/11 đến hết năm 2009: Tỷ giá bắt đầu giảm về quanh mức 18,500 VND/USD. Nguyên nhân là do NHNN thực hiện các biện pháp bình ổn tỷ giá, đặc biệt có sự chung góp sức của các NHTM đã làm giảm tỷ giá sau 1 giai đoạn đầy biến động.

Từ ngày 01/01/2010 đến 10/02/2010 : Giá USD đã tăng khá mạnh trong 2 năm 2008 và 2009, sang đến tháng 1.2010 lại giảm nhẹ và tiếp tục dao động quanh mức 18,479 VND/USD cho đến giữa tháng 2/2010. Nguyên nhân là do nguồn kiều hối từ Việt kiều và từ lao động làm việc ở nƣớc ngoài gia tăng; Nguồn thu từ khách quốc tế đến Việt Nam gia tăng trở lại (tháng 1 tăng

47

20,4%); Kim ngạch xuất khẩu chuyển từ tăng trƣởng âm sang tăng trƣởng dƣơng…

Từ ngày 11/02/2010 đến ngày 17/08/2010: Tỷ giá tăng và dao động quanh mức 19,000 VND/USD (18,900-19,100 đồng /USD) và đang có xu hƣớng giảm do nhƣng chính sách tích cực từ phía NHNN. Ngày 11/02 Ngân hàng Nhà nƣớc điều chỉnh tăng tỷ giá bình quân liên ngân hàng từ mức 17,941VND/USD lên mức 18,544 VND/USD. Nguyên nhân là do ngày 30/12/2009, với chỉ đạo của Thủ tƣớng Chính phủ, Ngân hàng Nhà nƣớc chính thức ban hành thông tƣ hƣớng dẫn việc các tập đoàn, tổng công ty lớn của Nhà nƣớc bán lại ngoại tệ cho các ngân hàng. Việc bán lại đƣợc thực hiện khá nhanh sau đó và tạo một nguồn cung đáng kể, hỗ trợ các ngân hàng cải thiện trạng thái ngoại tệ vốn căng thẳng trƣớc đó. Tới ngày 18/1/2010, Ngân hàng Nhà nƣớc có Quyết định số 74/QĐ-NHNN giảm mạnh tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng ngoại tệ đối với các tổ chức tín dụng. Việc giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng ngoại tệ từ 7% xuống 4% đối với kỳ hạn dƣới 12 tháng, từ 3% xuống 2% đối với kỳ hạn trên 12 tháng đã làm tăng nguồn vốn khoảng 500 triệu USD (9.000 tỷ đồng) cho các ngân hàng thƣơng mại để cho vay trên thị trƣờng. Ngoài ra, Chênh lệch lãi suất vay vốn bằng VND và USD lớn khiến các doanh nghiệp cân nhắc và dịch chuyển sang vay USD rồi bán lại lấy vốn VND, tăng cung ngoại tệ cho thị trƣờng.

Một phần của tài liệu Chính sách tỷ giá của việt nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 52 - 55)