Tác động của chính sách tỷgiá đến nền kinh tế

Một phần của tài liệu Chính sách tỷ giá của việt nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 61 - 63)

4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

3.3.Tác động của chính sách tỷgiá đến nền kinh tế

3.3.1.. Chính sách tỷ giá và cán cân vãng lai

Chênh lệch lạm phát của Việt Nam so với Mỹ từ 2007 đến 2013 luôn cao, nhƣng tỷ giá chính thức VND/USD dƣờng nhƣ thay đổi không đáng kể trong thời gian đó, khiến VND bị định giá cao so với USD trong một thời gian dài đã góp phần làm giảm năng lực cạnh tranh của hàng xuất khẩu, đồng thời khuyến khích nhập khẩu. hệ quả là nhập siêu của Việt Nam tăng nhanh liên tục từ 2,7 tỷ USD trong năm 2006 lên 10,4 tỷ USD năm 2007 và 12,8 tỷ USD trong năm 2008 và giảm xuống còn khoảng 12,2 tỷ USD năm 2009.

54

Số liệu thống kê chi tiết cho thấy xuất khẩu của Việt Nam trong năm 2007 tăng đều qua các tháng (Hình 4.1) nhƣng qua năm 2008 chỉ tăng đến tháng 07/2008 sau đó giảm dần; đến tháng 10/2009, xuất khẩu bắt đầu có xu hƣớng hồi phục. Dù đã có dấu hiệu hồi phục nhƣng đến tháng 04/2010 kim ngạch xuất khẩu vẫn chƣa bằng trƣớc lúc giảm năm 2008.

Đơn vị tính: Tỷ USD Nguồn: Tổng hợp từ“Tình hình xuất nhập khẩu” của Tổng cục Hải quan.

Hình 3.8 :Tình hình xuất nhập khẩu của Việt Nam từ 01/2007 đến 06/2010

Đứng trƣớc tình hình này, NHNN đã điều chỉnh lãi suất đối với các tổ chức kinh tế, tăng tỷ giá điều hành và giảm biên độ dao động là một quyết định đúng vì đã góp phần làm tăng chi phí nhập khẩu, hạn chế việc nhập khẩu, giúp giảm bớt đƣợc tình trạng nhập siêu cao và kích thích sản xuất - tiêu dùng hàng hóa trong nƣớc. Ở giai đoạn trƣớc, nhờ sự tăng nhanh của luồng chuyển giao vãng lai một chiều, tình trạng cán cân vãng lai (CCVL) mặc dù thâm hụt nhƣng vẫn chƣa quá mức nguyên hiểm. Dù vậy, đó vẫn là dấu hiệu cho sự không ổn định của tình trạng CCVL. Điều này đã cho thấy mức độ nguy hiểm của chênh lệch thƣơng mại và tầm quan trọng của luồng

55

kiều hối đối với tình trạng CCVL của Việt Nam. Về nguồn kiều hối, trong những năm gần đây, Việt Nam là một trong các quốc gia tiếp nhận nguồn kiều hối lớn trên Thế giới. Kiều hối chuyển về Việt Nam luôn gia tăng qua các năm. Theo thống kê của NHNN, lƣợng kiều hối chuyển về Việt Nam năm 2010 là 8 tỷ USD vƣợt mức dự báo là 6 tỷ USD, đây là con số ấn tƣợng trong điều kiện kinh tế toàn cầu chƣa vƣợt qua giai đoạn khó khăn. Đạt đƣợc kết quả này, bên cạnh tấm lòng của hơn 3 triệu Việt Kiều đang sinh sống ở hải ngoại, phải kể đến những chính sách khuyến khích luồng vốn này của Chính phủ nhƣ miễn thuế thu nhập, cho phép nhận kiều hối bằng ngoại tệ hoặc bản tệ và mạng lƣới phát triển của các công ty kiều hối trong nƣớc. Theo nghiên cứu, nguồn vốn này còn bao gồm nguồn vốn của ngƣời Việt ở nƣớc ngoài nhờ ngƣời thân trong nƣớc đầu tƣ trực tiếp, hoặc gián tiếp, hoặc mua các tài sản có giá trị nhƣ bất động sản. Tuy nhiên, đây là những thỏa thuận không chính thức nên đề tài chƣa thể đánh giá mức độ cũng nhƣ tác động của hoạt động này đối với nền kinh tế. Bản chất kiều hối là quà tặng tƣ nhân của kiều bào gởi về cho ngƣời thân trong nƣớc; do vậy, về lý thuyết, những biến động của tỷ giá không tác động đến luồng vốn này. Mặc dù vậy, trong thức tế, khi chênh lệch lãi suất của VND và USD lớn hơn mức biến động tỷ giá, luồng kiều hối có xu hƣớng gia tăng do Việt kiều chuyển vốn về nƣớc với kỳ vọng nhận đƣợc mức lãi suất thực cao hơn.

Một phần của tài liệu Chính sách tỷ giá của việt nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 61 - 63)