Điều hành linh hoạt tỷgiá cơ bản do NHNN công bố

Một phần của tài liệu Chính sách tỷ giá của việt nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 79)

4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

4.1.1Điều hành linh hoạt tỷgiá cơ bản do NHNN công bố

NHNN nên thay đổi cách điều tiết tỷ giá theo hƣớng có tăng, có giảm với nhiều mức độ khác nhau; sao cho, tổng mức giảm giá VND tƣơng xứng với tốc độ lạm phát trong kỳ(quý, năm). Đƣợc nhƣ vậy, hiện tƣợng găm giữ ngoại tệ của các doanh nghiệp giảm dần, các công cụ phòng chống rủi ro tỷ giá có cơ hội phát huy hiệu qủa, hoạt động kinh doanh ngoại tệ mới đƣợc năng động hoá.

4.1.2. Cần có sự phối hợp hài hoà giữa chính sách tỷ giá với chính sách lãi suất.

Tỷ giá và lãi suất là hai yếu tố nhạy cảm trong nền kinh tế và là các công cụ hữu hiệu của chính sách tiền tệ. Tỷ giá và lãi suất luôn có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, ảnh hƣởng lẫn nhau và cùng tác động lên các hoạt động của nền kinh tế. Sự khập khểnh giữa chính sách lãi suất và tỷ giá có thể gây ra những hậu quá bất lợi nhƣ: bản tệ bị mất giá gây nguy cơ lạm phát, “chảy máu” ngoại tệ, đầu cơ tiền tệ, hạn chế nguồn vốn đầu tƣ nƣớc ngoài v.v.. Vì vậy, trong quản lý vĩ mô, chính sách lãi suất và tỷ giá phải đƣợc xử lý một cách đồng bộ và phù hợp với thực trạng của nền kinh tế trong từng thời kỳ nhất định.

4.1.3. Phát triển thị trường ngọai tệ liên ngân hàng.

Thị trƣờng ngoại tệ liên ngân hàng là viên đá sơ khai của thị trƣờng hối đoái chuyên nghiệp. Thông qua thị trƣờng ngoại tệ liên ngân hàng, NHNN đã

72

đƣa ít nhiều yếu tố thị trƣờng vào trong tỷ giá bằng việc xác lập tỷ giá bình quân. Ngoài ra, thị trƣờng là nơi NHNN can thiệp một cách hiệu quả vào tỷ giá qua hành động đặt lệnh mua bán tiền tệ cuối cùng. Trong những năm qua, hoạt động của thị trƣờng này vẫn còn nhiều khiếm khuyết; đó là, sựmất cân xứng giữa lệnh mua và lệnh bán ngoại tệ; sốgiao dịch vừa ít về lƣợng, vừa kém về doanh thu; nghiệp vụ kinh doanh quá đơn điệu. Đểtạo một sức sống mới cho thị trƣờng, NHNN cần quan tâm đến các vấn đề sau:

4.1.3.1. Gia tăng quỹ dự trữ ngoại hối quốc gia.

Do cung cầu tiền tệ luôn biến động theo thực trạng của nền kinh tếtrong từng thời kỳ; vì vậy, muốn thoả mãn mọi chu cầu ngoại tệ hợp lý của quốc gia, Chính phủ phải duy trì nguồn dự trữ ngoại tệ dồi dào. Một vấn đề mà NHNN cũng cần quan tâm là việc đánh giá tồn qũy ngoại hối. Hiện nay, qũy dự trữ ngoại hối đƣợc xác định theo tuần nhập khẩu; nói cách khác, nguồn ngoại hối dự trữ chỉ mới dừng lại ở việc sẵn sàng cung ứng ngoại tệ để cân bằng cán cân thƣơng mại. Tuy nhiên, trong tƣơng lai, cách tính này không an toàn vì nó không bao quát hết nhu cầu ngoại tệ của đất nƣớc. Bởi vì, bên cạnh cán cân vãng lai, cán cân vốn cũng tạo một áp lực lớn về ngoại hối. Nói cách khác, để tránh tình trạng căng thẳng ngoại tệ trong tƣơng lai, NHNN cần thay đổi cách tính nguồn dự trữ bằng cách cộng thêm khoản dự phòng cho các nhu cầu ngoại tệ phát sinh từ cán cân vốn, đồng thời gia tăng nguồn ngoại hối cho mục tiêu ổn định tỷ giá khi thị trƣờng tài chính trong nƣớc và quốc tế biến động. Muốn vậy, NHNN cần tiếp tục thực hiện chính sách cung tiền kèm với mục tiêu tăng qũy dự trữ ngoại hối của quốc gia, phối hợp với BộTài Chính trong việc quản lý và sử dụng hiệu quả nguồn ngoại tệ từ hoạt động xuất khẩu dầu thô- mặt hàng xuất khẩu chiến lƣợc của quốc gia, tăng cƣờng các biện pháp kinh tế nhằm khuyến khích các tổchức, cá nhân bán ngoại tệ cho hệ thống ngân hàng.

73

4.1.3.2. NHNN cần thực hiện đúng chức năng là người mua bán cuối cùng .

Để có thể điều tiết thị trƣờng ngoại tệ liên ngân hàng nhằm can thiệp hữu hiệu vào tỷ giá, trƣớc hết, NHNN phải sẵn sàng thỏa mãn mọi nhu cầu ngoại tệ hợp lý của thị trƣờng; và ngƣợc lại, theo tác động hai chiều của giao dịch, NHNN có thể thể thu gom ngoại tệ từ các NHTM. Hiển nhiên, yêu cầu này chỉ đƣợc thực hiện khi và chỉ khi

NHNN quản lý tốt tài khoản ngoại tệ, gia tăng qũy dự trự ngoại hối và xây dựng cơ chế tỷ giá phù hợp.

4.1.4. Kiểm soát và tiến tới loại bỏ thị trường ngoại tệ“chợ đen”

Sự tồn tại của thị trƣờng ngoại tệ “chợ đen” trong thời gian qua làm ảnh hƣởng đến hoạt động kiểm soát ngoại hối của NHNN, gây khó khăn trong việc xác định giá trị bản tệ và điều hành chính sách tiền tệ quốc gia. Thu hẹp phạm vi hoạt động của thị trƣờng ngoại tệ“chợ đen” nhằm tăng khả năng kiểm soát tiền tệ là việc cần làm trong việc thống nhất quản lý ngoại hối của Chính phủ. Mọi nguồn thu phải đƣợc tập trung vềmột mối để cân đối mọi nhu cầu ngoại tệ hợp lý và cân bằng cán cân thanh toán. Cách gỉai quyết tốt nhất cho vấn đề này là, trƣớc mắt,Chính phủ tiếp tục khuyến khích các doanh nghiệp bán ngoại tệ thu đƣợc cho NHTM. Yêu cầu này sẽ đƣợc các doanh nghiệp tự giác chấp thuận khi và chỉ khi mọi nhu cầu ngoại tệ hợp lý của họ đƣợc thoả mãn, bản tệ tạo đƣợc niềm tin trong công chúng, khả năng chuyển đổi của đồng tiền đƣợc đảm bảo, các công cụ quản trị rủi ro tỷ giá hoạt động hiệu quả và nạn buôn lậu, gian trá thƣơng mại đƣợc kiểm soát chặt chẽ.

74

4.2. Giải pháp điều hành chính sách tỷ giá trong dài hạn

4.2.1. Điều chỉnh tỷ giá linh hoạt hơn tiến dần đến thả nổi tỷ giá

4.2.1.1. Loại bỏ dần các công cụ kiểm soát tỷ giá mang tính hành chính

NHNN cần thay đổi cơ chế điều hành tỷ giá theo hƣớng gắn liền với các quy luật của nền kinh tế thị trƣờng. Nói cách khác, tỷgiá phải đƣợc thả nổi và hoàn toàn đƣợc xác định dựa trên cung – cầu tiền tệ, NHNN không đƣợc áp đặt trực tiếp lên tỷ giá mà chỉ đƣợc quyền tác động gián tiếp đến tỷ giá thông qua hoạt động mua bán ngoại tệ trên thị trƣờng ngoại hối. Muốn vậy, bên cạnh việc điều chỉnh linh hoạt tỷgiá cơ bản, NHNN cần nới lỏng biên độ giao dịch trong xác định tỷ giá của các NHTM. Tạo điều kiện cho các NHTM kinh doanh tiền tệ theo cơ chế thị trƣờng và quen dần với các công cụ phòng chống rủi ro tỷ giá. Sau đó, NHNN tiến đến việc loại bỏ hoàn toàn các quy định mang tính hành chính trong xác định tỷ giá kinh doanh của các NHTM. Các NHTM đƣợc quyền tự quyết giá mua bán ngoại tệ trên cơ sở biến động cung – cầu của thị trƣờng ngoại hối. Nếu đƣợc thiết lập hoàn toàn trên quy luật cung- cầu, tỷ giá có thể phản ảnh trung thực giá trị bản tệ, thị trƣờng hối đoái sẽ ngày càng năng động, các công cụ quản trị tỷ giá ngày càng đa dạng.

4.2.1.2. Áp dụng tỷ giá trung bình để xác định giá trị bản tệ

Trong những năm qua, giá trị đồng tiền Việt Nam chủ yếu đƣợc đánh giá thông qua sự biến động của nó với USD. Điều này phản ảnh đúng thực trạng giao dịch ngoại hối của Việt Nam là các hoạt động mua bán bằng USD chiếm tỷtrọng cao. Tuy nhiên, nếu chỉ dựa vào một đồng tiền duy nhất để xác định giá trị bản tệ là việc làm khá mạo hiểm đối với các nhà thiết lập chính sách vĩ mô. Do đó, bên cạnh việc theo dõi diễn biến tỷ giá VND/USD, để xác định cung- cầu USD trên thị trƣờng, NHNN nên quan tâm đến sự biến động

75

của VND so với nhiều ngoại tệ mạnh khác; nói cách khác, Chính phủ nên áp dụng tỷ giá trung bình trong việc xác định giá trị đồng tiền Việt Nam.

4.2.2. Giám sát chặt chẽ nợ công

Đối với các khoản nợ của Chính phủ. Với phần lớn quốc gia trên Thế giới, đặc biệt là với các nƣớc đang phát triển, nhu cầu chi ngân sách thƣờng vƣợt xa mức thu ngân sách. Chi ngân sách hiệu quả sẽ làm tăng trƣởng kinh tế, tạo công ăn việc làm vừa ổn định cuộc sống nhân dân, ổn định đất nƣớc vừa tăng thu nhập tạo cơ sở gia tăng thu ngân sách góp phần cân bằng ngân sách trong tƣơng lai.

4.2.3. Ổn định họat động kinh tế đối ngọai

4.2.3.1. Tiếp tục đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng hoá, dịch vụ.

- Phát triển khu vực kinh tế tƣ nhân nhằm đẩy mạnh xuất khẩu. Cụ thể, các ngân hàng cần hỗ trợ tín dụng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, xoá bỏ những hạn chế trong cấp phép kinh doanh của một số ngành, tạo điều kiện thành lập các hiệp hội kinh doanh tƣ nhân v.v.

- Giữ vững và nâng cao tính an toàn của Việt Nam. Thật vậy, sự ổn định về kinh tế, chính trị là yếu tố quan tâm hàng đầu của các nhà đầu tƣ trên Thế giới.

- Thăm dò thị trƣờng mới: Bên cạnh các thị trƣờng lớn nhƣ Mỹ, EU, Nhật với những chuẩn mực cao với nhiều hàng rào phi mậu dịch, các doanh nghiệp Việt Nam cần mở rộng thị trƣờng mới với mức độ cạnh tranh thấp hơn nhƣ Nam Mỹ, Châu Phí, Nam Á, Trung Đông. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Chính phủ nên mở rộng chính sách hỗ trợ xuất khẩu; gia tăng qũy bình ổn, nâng cao chất lƣợng và mở rộng nguồn thông tin từ các Tham tán thƣơng mại đang hoạt động ở hải ngoại; giảm tỷ trọng hàng thô trong tổng kim ngạnh

76

xuất khẩu; hạn chế nhập khẩu các mặt hàng tiêu dùng xa xỉ, lƣơng thực, thực phẩm; khuyến khích nhập các mặt hàng thuộc nhóm tƣliệu sản xuất, máy móc thiết bị; đấu tranh triệt để đối với hoạt động buôn lậu, gian trá trong thƣơng mại quốc tế....

4.2.3.2. Thu hút và sử dụng hiệu quả nguồn vốn nước ngoài

Đối với nguồn vốn ODA, Chính phủ nên quan tâm các vấn đề tiếp xúc

với nhà tài trợ: Mỗi nhà cung cấp ODA có mục tiêu tài trợ khác nhau. Chẳng hạn, Nhật quan tâm đến các lĩnh vực năng lƣợng, giao thông, cơ sở hạ tầng ..., ADB thích các dự án về cải cách chính sách và phát triển thể chế, phát triển nông thôn, phát triển nguồn nhân lực ..., WB thiên về các chƣơng trình xóa đói, giảm nghèo; môi trƣờng; xã hội ... Chính phủ cần phân định rõ chức năng của cơ quan trung ƣơng và địa phƣơng theo hƣớng, đơn vị trung ƣơng là đầu mối trong việc tiếp cận và giới thiệu nhà tài trợ cho các địa phƣơng, cơ quan địa phƣơng đƣợc chủ động trong việc quản lý và sử dụng vốn. Ngoài ra, cần cải cách thủ tục phê duyệt trong nƣớc và phân cấp mạnh mẽ hơn trong việc lập kế hoạch giải ngân và đấu thầu dự án, quan tâm đến công tác đào tạo cán bộ trong việc thực hiện dự án cấp địa phƣơng, đặc biệt, về các lãnh vực: quản lý hợp đồng, thủ tục giải ngân, quản lý đấu thầu. Bên cạnh đó, Chính phủ nên khuyến khích nhân dân địa phƣơng tham gia vào quá trình giám sát thi công, duy trì bảo dƣỡng công trình nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tƣ; đồng thời, triệt để xoá bỏ tệ quan liêu, tham nhũng trong quản lý, sử dụng vốn đầu tƣ nƣớc ngoài, đặc biệt là nguồn ODA.

Đối với nguồn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài (FDI): Trong lãnh vực

ngoại hối, vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài không chỉ là nguồn cung ngoại tệ cho nền kinh tế mà còn làm nảy sinh cầu ngoại tệ trong kỳ. Sau một thời gian kinh doanh, các chủ đầu tƣ có nhu cầu chuyển ngoại tệ ra hải ngoại để thanh

77

toán cổ tức, trả nợ gốc và lãi vay, chuyển lợi nhuận về nƣớc, hoặc thanh lý dự án đầu tƣ... Theo tính toán của IMF, cầu ngoại tệ phát sinh từ lãnh vƣc này trong vài năm kế tiếp khá lớn, nếu không đƣợc quan tâm đúng mức nó sẽ tạo áp lực xấu lên cán cân thanh toán của quốc gia. Vì vậy, để tiếp tục thu hút nguồn vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài, mở rộng nguồn ngoại hối cho quốc gia, trƣớc hết, bên cạnh việc thiết lập một chính sách đối ngoại phù hợp, Chính phủ cần:

- Cải cách triệt để bộ máy hành chính, tạo môi trƣờng cạnh tranh công bằng, lành mạnh giữa các thành phần, loại hình kinh tế theo cơ chế thị trƣờng.

- Chấn chỉnh và nâng cao hiệu quả hoạt động của các khu công nghiệp, khu chế xuất, thiết lập chiến lƣợc phát triển dài hạn giúp các nhà đầu tƣ thuận lợi trong khảo sát, xây dựng dự án đầu tƣ; nâng cao chất lƣợng dịch vụ tƣ vấn đầu tƣ; cung cấp đầy đủ thông tin cần thiết cho chủ đầu tƣ, nhằm tạo sức hấp dẫn các nhà đầu tƣ quốc tế.

- Tạo môi trƣờng đầu tƣ thuận lợi : cần thiết lập môi trƣờng đầu tƣ thuận lợi với cơ sở hạ tầng đầy đủ, hiện đại; hệ thống luật pháp công minh, rõ ràng, ổn định, môi trƣờng xã hội an toàn v.v..

- Nâng cao khả năng sinh lợi của vốn đầu tƣ : Chính phủ cần đấu tranh triệt để với tệ quan liêu, cửa quyền trong thủ tục cấp phép, thẩm định dự án đầu tƣ của Việt Nam; nâng cao tay nghề, năng suất, kỷ luật làm việc của đội ngũ công nhân, giảm các chi khác nhƣ đi lại, thông tin…

Đối với nguồn vốn đầu tƣ gián tiếp: Trong những năm gần đây Việt

Nam đã thu hút một nguồn vốn đầu tƣ gián tiếp đang kể. Vốn đầu tƣ gián tiếp đã đóng góp đang kể vào việc làm thị trƣờng tài chính nói chung và thị trƣờng chứng khoán nói riêng phát triển ngoạn mục. Thị trƣờng chứng khoán phát triển đã đẩy nhanh tiến độ cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nƣớc, làm chu chuyển vốn trong nền kinh tế hiệu quả hơn, đó là thành quả đáng ghi nhận.

78

Tuy nhiên, một đặc điểm nổi trội của luồng vốn đầu tƣ gián tiếp là ngắn hạn, dễ đảo chiếu khi thị trƣờng có dấu hiệu bất ổn. Điều này tạo áp lực mạnh và bất ngờ lên tỷ giá. Vì vậy, trƣớc mắt, khi tỷ giá còn bất ổn, chính phủ không nên khuyến khích phát triển luồng vốn này. Khi tỷ giá đƣợc thả nổi, nền tiền tệ ổn định, đầu tƣ gián tiếp nƣớc ngoài sẽ trở thành nguồn vốn lớn cho quốc gia.

4.2.4. Tham gia tích cực vào các họat động tài chính tiền tệ trong khu vực

Bên cạnh các nỗ lực trong nƣớc, Việt Nam cần dựa vào sức mạnh của khối ASEAN để phát triển nền kinh tế và tạo vị thế riêng cho mình. Trong những năm vừa qua, các nƣớc Đông Nam Á cùng với Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc đang đẩy nhanh tiến trình hoà nhập tài chính- tiền tệ trong khu vực mà bƣớc đầu là thiết lập Qũy Tiền tệ Châu Á với số vốn ban đầu dự kiến khoảng 1 tỷ USD. Nếu dự án này đƣợc thực hiện, việc thiết lập một hệ thống tiền tệ chung phục vụ cho các giao dịch nội khối là việc làm mang tính khả thi. Điều này có ý nghĩa quan trọng trong việc củng cố vị thế đồng tiền Việt Nam trên thƣơng trƣờng quốc tế. Sự phối hợp chặt chẽ giữa lợi thế của khu vực với các chính sách trong nƣớc sẽ góp phần gia tăng sức mạnh cho đồng tiền Việt Nam trong tƣơng lai.

79

KẾT LUẬN

Tỷ giá hối đoái là một công cụ hữu hiệu, linh hoạt trong quản lý và điều hành chính sách tiền tệ. Đây là nhân tố vô cùng nhạy cảm, có tác động sâu rộng đến các mặt đời sống kinh tế - xã hội của một quốc gia, tỷ giá cũng đƣợc xem là chiếc cầu nối quan trọng giữa kinh tế trong nƣớc với nền kinh tế khu vực và trên thế giới thông qua các hoạt động thƣơng mại, đầu tƣ và tài chính quốc tế; do đó, việc đi sâu nghiên cứu để có cơ sở vững chắc nhằm định hƣớng chính sách và các đề xuất giải pháp hoàn thiện cơ chế điều hành tỷ giá hối đoái là vấn đề quan trọng hiện nay.

Trong xu hƣớng hội nhập, chính sách tỷ giá phải không ngừng đƣợc hoàn thiện nhằm phù hợp với những biến động của nền kinh tế, Việc điều hành tỷ giá cần phải có sự thận trọng nhất định và việc thực hiện các biện

Một phần của tài liệu Chính sách tỷ giá của việt nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 79)