4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.2.3. Ổn định họat động kinh tế đối ngọai
4.2.3.1. Tiếp tục đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng hoá, dịch vụ.
- Phát triển khu vực kinh tế tƣ nhân nhằm đẩy mạnh xuất khẩu. Cụ thể, các ngân hàng cần hỗ trợ tín dụng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, xoá bỏ những hạn chế trong cấp phép kinh doanh của một số ngành, tạo điều kiện thành lập các hiệp hội kinh doanh tƣ nhân v.v.
- Giữ vững và nâng cao tính an toàn của Việt Nam. Thật vậy, sự ổn định về kinh tế, chính trị là yếu tố quan tâm hàng đầu của các nhà đầu tƣ trên Thế giới.
- Thăm dò thị trƣờng mới: Bên cạnh các thị trƣờng lớn nhƣ Mỹ, EU, Nhật với những chuẩn mực cao với nhiều hàng rào phi mậu dịch, các doanh nghiệp Việt Nam cần mở rộng thị trƣờng mới với mức độ cạnh tranh thấp hơn nhƣ Nam Mỹ, Châu Phí, Nam Á, Trung Đông.
- Chính phủ nên mở rộng chính sách hỗ trợ xuất khẩu; gia tăng qũy bình ổn, nâng cao chất lƣợng và mở rộng nguồn thông tin từ các Tham tán thƣơng mại đang hoạt động ở hải ngoại; giảm tỷ trọng hàng thô trong tổng kim ngạnh
76
xuất khẩu; hạn chế nhập khẩu các mặt hàng tiêu dùng xa xỉ, lƣơng thực, thực phẩm; khuyến khích nhập các mặt hàng thuộc nhóm tƣliệu sản xuất, máy móc thiết bị; đấu tranh triệt để đối với hoạt động buôn lậu, gian trá trong thƣơng mại quốc tế....
4.2.3.2. Thu hút và sử dụng hiệu quả nguồn vốn nước ngoài
Đối với nguồn vốn ODA, Chính phủ nên quan tâm các vấn đề tiếp xúc
với nhà tài trợ: Mỗi nhà cung cấp ODA có mục tiêu tài trợ khác nhau. Chẳng hạn, Nhật quan tâm đến các lĩnh vực năng lƣợng, giao thông, cơ sở hạ tầng ..., ADB thích các dự án về cải cách chính sách và phát triển thể chế, phát triển nông thôn, phát triển nguồn nhân lực ..., WB thiên về các chƣơng trình xóa đói, giảm nghèo; môi trƣờng; xã hội ... Chính phủ cần phân định rõ chức năng của cơ quan trung ƣơng và địa phƣơng theo hƣớng, đơn vị trung ƣơng là đầu mối trong việc tiếp cận và giới thiệu nhà tài trợ cho các địa phƣơng, cơ quan địa phƣơng đƣợc chủ động trong việc quản lý và sử dụng vốn. Ngoài ra, cần cải cách thủ tục phê duyệt trong nƣớc và phân cấp mạnh mẽ hơn trong việc lập kế hoạch giải ngân và đấu thầu dự án, quan tâm đến công tác đào tạo cán bộ trong việc thực hiện dự án cấp địa phƣơng, đặc biệt, về các lãnh vực: quản lý hợp đồng, thủ tục giải ngân, quản lý đấu thầu. Bên cạnh đó, Chính phủ nên khuyến khích nhân dân địa phƣơng tham gia vào quá trình giám sát thi công, duy trì bảo dƣỡng công trình nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tƣ; đồng thời, triệt để xoá bỏ tệ quan liêu, tham nhũng trong quản lý, sử dụng vốn đầu tƣ nƣớc ngoài, đặc biệt là nguồn ODA.
Đối với nguồn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài (FDI): Trong lãnh vực
ngoại hối, vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài không chỉ là nguồn cung ngoại tệ cho nền kinh tế mà còn làm nảy sinh cầu ngoại tệ trong kỳ. Sau một thời gian kinh doanh, các chủ đầu tƣ có nhu cầu chuyển ngoại tệ ra hải ngoại để thanh
77
toán cổ tức, trả nợ gốc và lãi vay, chuyển lợi nhuận về nƣớc, hoặc thanh lý dự án đầu tƣ... Theo tính toán của IMF, cầu ngoại tệ phát sinh từ lãnh vƣc này trong vài năm kế tiếp khá lớn, nếu không đƣợc quan tâm đúng mức nó sẽ tạo áp lực xấu lên cán cân thanh toán của quốc gia. Vì vậy, để tiếp tục thu hút nguồn vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài, mở rộng nguồn ngoại hối cho quốc gia, trƣớc hết, bên cạnh việc thiết lập một chính sách đối ngoại phù hợp, Chính phủ cần:
- Cải cách triệt để bộ máy hành chính, tạo môi trƣờng cạnh tranh công bằng, lành mạnh giữa các thành phần, loại hình kinh tế theo cơ chế thị trƣờng.
- Chấn chỉnh và nâng cao hiệu quả hoạt động của các khu công nghiệp, khu chế xuất, thiết lập chiến lƣợc phát triển dài hạn giúp các nhà đầu tƣ thuận lợi trong khảo sát, xây dựng dự án đầu tƣ; nâng cao chất lƣợng dịch vụ tƣ vấn đầu tƣ; cung cấp đầy đủ thông tin cần thiết cho chủ đầu tƣ, nhằm tạo sức hấp dẫn các nhà đầu tƣ quốc tế.
- Tạo môi trƣờng đầu tƣ thuận lợi : cần thiết lập môi trƣờng đầu tƣ thuận lợi với cơ sở hạ tầng đầy đủ, hiện đại; hệ thống luật pháp công minh, rõ ràng, ổn định, môi trƣờng xã hội an toàn v.v..
- Nâng cao khả năng sinh lợi của vốn đầu tƣ : Chính phủ cần đấu tranh triệt để với tệ quan liêu, cửa quyền trong thủ tục cấp phép, thẩm định dự án đầu tƣ của Việt Nam; nâng cao tay nghề, năng suất, kỷ luật làm việc của đội ngũ công nhân, giảm các chi khác nhƣ đi lại, thông tin…
Đối với nguồn vốn đầu tƣ gián tiếp: Trong những năm gần đây Việt
Nam đã thu hút một nguồn vốn đầu tƣ gián tiếp đang kể. Vốn đầu tƣ gián tiếp đã đóng góp đang kể vào việc làm thị trƣờng tài chính nói chung và thị trƣờng chứng khoán nói riêng phát triển ngoạn mục. Thị trƣờng chứng khoán phát triển đã đẩy nhanh tiến độ cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nƣớc, làm chu chuyển vốn trong nền kinh tế hiệu quả hơn, đó là thành quả đáng ghi nhận.
78
Tuy nhiên, một đặc điểm nổi trội của luồng vốn đầu tƣ gián tiếp là ngắn hạn, dễ đảo chiếu khi thị trƣờng có dấu hiệu bất ổn. Điều này tạo áp lực mạnh và bất ngờ lên tỷ giá. Vì vậy, trƣớc mắt, khi tỷ giá còn bất ổn, chính phủ không nên khuyến khích phát triển luồng vốn này. Khi tỷ giá đƣợc thả nổi, nền tiền tệ ổn định, đầu tƣ gián tiếp nƣớc ngoài sẽ trở thành nguồn vốn lớn cho quốc gia.