Biến động tỷgiá từ 2011-2013

Một phần của tài liệu Chính sách tỷ giá của việt nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 55 - 61)

4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

3.2.2.Biến động tỷgiá từ 2011-2013

Tháng 1/2011 , Tỷ giá tự do ổn định quanh mức 21,000 trong khi NHNN cố gắng kiềm giữ tỷ giá chính thức ở mức 18,932: Trong những ngày đầu năm 2011, do chênh lệch giá vàng trong nƣớc và thế giới tiếp tục tăng cao đã đẩy giá USD trên thị trƣờng tự do tăng lên trên mức 21,000. Trƣớc sức ép liên tục về phá giá VND, nhƣng NHNN vẫn tiếp tục duy trì tỷ giá bình quân liên ngân

48

hàng tại mức 18,932, trong khi các NHTM niêm yết tỷ giá tại mức trần 19,500. Diễn biến này khiến cho chênh lệch tỷ giá giữa thị trƣờng chính thức và tự do đẩy lên tới 1,500-1,600 VND (tƣơng đƣơng khoảng 8% so với tỷ giá chính thức). Đà tăng tỷ giá trên thị trƣờng tự do chỉ chững lại vào cuối tháng 1, nhƣng sau đó lại có xu hƣớng tăng mạnh trong cá ngày sát và sau kỳ nghỉ Tết nguyên đán 2011. Diễn biến này hơi khác so với các năm trƣớc khi mà tỷ giá USD thƣờng giảm vào dịp Tết do lƣợng kiều hối đổ về nhiều. Sự tăng mạnh của giá USD tự do tại thời điểm đó có thể do chênh lệch khá lớn giữa giá vàng trong nƣớc và thế giới (hơn 1 triệu VND/lƣợng). bênh cạnh đó, sự kì vọng của giới đầu cơ về khả năng NHNN sẽ tiến hành phá giá VND ngay sau Tết cũng có thể đƣợc coi là nguyên nhân khiến cho giá USD tự do tăng. Diễn biến tỷ giá VND/USD trong những ngày đầu năm 2011 cho thấy giới đầu cơ đang trông chờ nhiều vào cá tín hiệu của NHNN về điều hành chính sách tỷ giá.

Ngày 11/2/2011, NHNN đã tiến hành điều chỉnh tăng tỷ giá BQLNH thêm 9,3% ( tƣơng đƣơng với việc VND bị phá giá 8,5% ) đồng thời thu hẹp biên độ giao động tỷ giả xuống ±1%. Tuy nhiên, động thái này của NHNN lại dƣờng nhƣ không có mấy tác động tích cực tới thị trƣờng tự do khi mà giá USD liên tục tăng kể từ ngày 11/2 cho đến cuối tháng 2, đặc biệt biến động khá mạnh trong ngày17/2 khi giá bán đƣợc niêm yết vƣợt 22,000, đạt kỷ lục 22,300 vào ngày 19/2. Sự tăng mạnh đột biến của giá USD có thể bắt nguồn từ chênh lệch giá vàng thế giới và trong nƣớc vẫn đang duy trì ở mức độ khá cao, cộng thêm tâm lý đầu cơ của ngƣời dân cũng nhƣ sự e ngại về giá trị của VND. Không những thế, thông tin dự trữ ngoại hối thời điểm đó chỉ còn khoảng 10 tỷ USD và những quan ngại về tình hình lạm phát cao có thể là những nguyên nhân góp phần khiến cho giá USD tự do liên tục tăng mạnh.

49

Trung tuần tháng 3 đến đầu tháng 8/2011, Tỷ giá tự do giảm mạnh, xuống sát với tỷ giá của NHTM. Nhờ hiệu quả của các biện pháp hành chính, tỷ giá tự do liên tục giảm xuống từ trên 22,000 vào thời điểm đầu tháng 3 xuống chỉ còn 21,100-21,150 tại thời điểm cuối tháng, đƣa chênh lệch tỷ giá chính thức và tự do xuống còn 210-250VND. Trong quý 2, NHNN tiếp tục ban hành các văn bản pháp lý nhằm bình ổn thị trƣờng ngoại hối, cùng với đà giảm của tỷ giá BQLNH, các NHTM liên tiếp giảm tỷ giá mua và bán xuống dƣới mốc trần tỷ giá, thậm chí có thời điểm gần sát với giá sàn, dao động quanh 20,500-20,700. Cùng với diễn biến trên thị trƣờng chính thức, tỷ giá trên thị trƣờng tự do cũng liên tục suy giảm, biến động tƣơng đối cùng chiều với tỷ giá bình quân liên ngân hàng và tỷ giá niêm yết tại các NHTM. Sự ổn định trên các thị trƣờng ngoại tệ kéo dài cho đến đầu thangs8/2011 khi mà sự gia tăng giá kỷ lục của giá vàng thế giới dẩy giá vàng trong nƣớc tăng cao, đã khiến cho giá USD tại các ngân hàng cũng nhƣ trên thị trƣờng tự do tăng lên sát trền quy định của NHNN.

Từ tháng 8/2011 đến cuối năm, Tỷ giá tự do bắt đầu tăng mạnh, vượt trên giá trần quy định của NHNN và tiếp tục giao động quanh mức 21,300 – 21,400 cho đến cuối năm 2011.Trong những năm gần đây, tỷ giá thƣờng có xu hƣớng biến động rất mạnh trong quý 4 với chênh lệch giữa tỷ giá chính thức và tỷ giá thị trƣờng tự do thƣờng ở mức khá cao, đao dộng khoảng 1,000-2,000VND. Mặc dù hiện tƣợng này vẫn chƣa đƣợc loại trừ hoàn toàn trong quý 4 năm 2011 do các nguyên nhân vốn từng gây nên những biến động trên thị trƣờng tự do vẫn tiếp tục xảy ra nhƣng mức chênh lệch chỉ còn khoảng 300-400VND. Sự ổn định tạm thời và những chuyển biến tích cực trên thị trƣờng ngoại tệ tự do tại thời điểm cuối năm 2011 đƣợc cho là bắt nguồn từ một số nguyên nhân trong đó phải kể đến những cam kết của NHNN nhằm bình ổn thị trƣờng ngoại tệ, theo đó tỷ giá sẽ đƣợc điều chỉnh không

50

quá 1% kể từ ngày 7/9/011 cho đến hết năm. Ngoài ra, diễn biến thuận lợi của cán cân thƣơng mại, cán cân tổng thể trong năm 2011 đã hỗ trợ đắc lực cho những cam kết của NHNN. Không những thế những quy định và biện pháp kiểm soát chặt chẽ thị trƣờng vàng đã khiến cho biến động của thị trƣờng này không còn gây nhiều tác động tiêu cực đến thị trƣờng ngoại tệ tự do nhƣ trƣớc đây.

Từ tháng 1 đến tháng 7/2012, tỷ giá tuy tăng khá nhẹ nhưng vẫn được xem là duy trì ổn định. Trong 6 tháng đầu năm diễn biến tỷ giá VND /USD diễn ra ổn định với chiều hƣớng tăng nhẹ khoảng 0,55%. Riêng những ngày đầu tháng 6/2012, các ngân hàng thƣơng mại đồng loạt nâng giá bán ra kịch trần và duy trì trạng thái này gần một tuần. Tỷ giá BQLNH tiếp tục đƣợc duy trì ở mứ c 20,828 VND/USD. Tỷ giá giao dịch của ngân hàng thƣơng mại (NHTM) sau mô ̣t thời gian duy trì ở mƣ́c ki ̣ch trần biên đô ̣ đã đƣợc các ngân hàng điều chỉnh giảm dƣ̀ng ở mƣ́c 20,860 – 20,920 VND/USD vào thời điểm cuối tháng 6/2012. Nguyên nhân là do việc nhập siêu đột ngột tăng mạnh ở tháng 5.

Sự ổn định của tỷ giá do nhiều nguyên nhân, trong đó, quan trọng nhất là do nhập siêu giảm mạnh so với cùng kỳ năm 2011 cả về kim ngạch tuyệt đối, cả về tỷ lệ nhập siêu so với kim ngạch xuất khẩu (theo Tổng cục Hải quan, từ đầu năm đến ngày 15/7 chỉ ở mức 423 triệu USD). Lƣợng vốn FDI thực hiện chỉ giảm rất nhẹ (0,8%); lƣợng vốn ODA giải ngân lại tăng khá; lƣợng ngoại hối vào cùng với khách quốc tế đến Việt Nam tăng cao. Tình trạng mua bán ngoại tệ trên thị trƣờng tự do để nhập lậu vàng gần nhƣ không còn, nên sức ép tỷ giá từ tình trạng trên bị triệt tiêu… Cán cân tổng thể tiếp tục đạt trạng thái thặng dƣ.

51

Bên cạnh đó, chính sách lãi suất đã hỗ trợ cho giá trị của đồng nội tệ, góp phần làm ổn định tỷ giá. Trong khi lãi suất gửi đồng nội tệ trong nhiều tháng liền ở mức 2 chữ số (gần đây mới khống chế ở mức 9%/năm đối với kỳ hạn dƣới 1 năm, còn kỳ hạn từ 1 năm trở lên vẫn ở mức 11- 12%/năm), thì lãi suất gửi USD đối với dân cƣ đƣợc áp trần ở mức 2%/năm, thấp chỉ bằng 1/5- 1/6 lãi suất gửi bằng đồng nội tệ. Tăng trƣởng số dƣ tiền gửi dân cƣ 31/7/2012 so với cuối năm trƣớc bằng nội tệ lên đến 12%, trong khi bằng ngoại tệ bị giảm hơn 10%. Điều đó lý giải có một lƣợng ngoại tệ đáng kể đã đƣợc bán ra cho ngân hàng chuyển sang đồng nội tệ và gửi tại đây.

Một nguyên nhân nữa rất quan trọng là yếu tố tâm lý xét dƣới hai góc độ. Góc độ thứ nhất là lạm phát thời gian qua đã chậm lại nhanh và giảm liền trong 2 tháng qua, góp phần ổn định lòng tin vào đồng nội tệ, hạn chế việc trú ẩn vào ngoại tệ để bảo tồn giá trị khi lạm phát cao. Góc độ thứ hai là tâm lý đầu cơ ngoại tệ cũng giảm mạnh vì thị trƣờng ngoại tệ thời gian qua gần nhƣ không có biến động lớn.

Hình 3.7 : Tốc độ tăng-giảm tỷ giá VND/USD trong năm 2012 ( đơn vị %)

52

Từ tháng 7 - 12/2012, tỷ giá giảm dần. Xu hướng biến động tỷ giá VND/USD duy trì ở mức độ ổn định và giảm dần. Tháng 8/2012, tỷ giá giao dịch trên thị trƣờng tự do có tăng nhẹ và kéo dài khoảng cách chênh lệch với tỷ giá giao dịch của các NHTM ở mức gần 70 VND/1USD, nhƣng sang tháng 9 bắt đầu xu hƣớng giảm dần đều cho tới cuối năm 2012 khi xoay quanh mức 20,850 – 20,870/VND/USD. Tỷ giá BQLNH vẫn đƣợc duy trì một đƣờng kẻ thẳng kể từ ngày 24/11/2011 cho đến nay.

Điều đáng nói, diễn biến tỷ giá VND/USD diễn ra dƣờng nhƣ theo quy luật trong các năm gần đây là vào những tháng cuối năm tỷ giá thƣờng có xu hƣớng biến đô ̣ng rất ma ̣nh , kèm với sự chênh lê ̣ch giƣ̃a tỷ giá chính thƣ́c và tỷ giá thị trƣờng tự do thƣờng ở mức khá cao . Tuy nhiên, trong năm 2012 hiê ̣n tƣợng này l ại đƣợc loa ̣i trƣ̀ hoàn toàn . Có đƣợc kết quả trên là do sự kết hợp linh hoạt các biện pháp điều hành chính sách tỷ giá của NHNN trong suốt năm 2012, nhằm bình ổn thi ̣ trƣờng ngoa ̣i tê ̣ . Theo đó, tỷ giá VND/USD sẽ đƣợc điều chỉnh biên đ ộ dao động không quá 2 - 3% trong cả năm 2012. Ngoài ra, diễn biến thuâ ̣n lợi của cán cân thƣơng ma ̣i , cán cân tổng thể trong năm 2012, đã hỗ trợ khá đắc lƣ̣c cho nhƣ̃ng cam kết của NHNN . Đồng thời, nhƣ̃ng quy đi ̣nh và biê ̣n pháp kiểm soát chă ̣t chẽ thi ̣ trƣờng vàng đã khiến cho biến đô ̣ng của thi ̣ trƣờng này không còn gây nhiều tác đô ̣ng tiêu cƣ̣c đến thi ̣ trƣờng ngoại hối tƣ̣ do nhƣ trƣớc đây.

Sự ổn định của tỷ giá đƣợc kéo dài đến hết quý I/2013. Nhƣng, sang đầu quý II/2013, thị trƣờng đã có những biến động. Cụ thể là, từ cuối tháng 4/2013 đến cuối tháng 6/2013, nhiều ngân hàng thƣơng mại (NHTM) đã nâng giá USD lên kịch trần cho phép 1 USD đổi 21,036 VND. Thậm chí tại số đông NHTM tăng giá mua lên kịch trần 21,036 VND, trong khi giá bán USD trên thị trƣờng tự do lên tới 21,320 VND. Trƣớc áp lực đó, cộng với một số diễn biến kinh tế vĩ mô khác, kể từ ngày 28/6/2013, Ngân hàng Nhà nƣớc đã

53

điều chỉnh tăng tỷ giá liên ngân hàng lên thêm 1% so với trƣớc đó. Theo đó, các NHTM cũng đồng loạt điều chỉnh tăng tỷ giá mua - bán ngoại tệ của mình.

Sau đợt điều chỉnh đó, bắt đầu từ đầu tháng 7/2013, tại các NHTM, tỷ giá VND/USD đƣợc niêm yết phổ biến ở mức từ 21,110-21,140 VND/USD (mua vào) và 21,220-21,230 VND/USD (bán ra), tăng từ 5-20 VND/USD so với ngày 28/6/2013 và tăng bình quân 1% so với trƣớc ngày 28/6/2013. Giá USD trên thị trƣờng tự do những ngày cuối tháng 6 và đầu tháng 7/2013 cũng biến động. Cụ thể, tỷ giá VND/USD trên thị trƣờng tự do tại Hà Nội sáng ngày 1/7/2013 niêm yết ở mức 21,380 – 21,430 VND/USD (mua vào - bán ra), tăng 30 đồng mua vào và giảm 20 đồng bán ra so với chiều ngày 28/6/2013; tiếp đó đến ngày 8/7/2013 lại tăng lên 21,800 VND/USD...

Nếu nhìn vào diễn biến tỷ giá dài hơn, tức là trong 5 năm gần đây có thể thấy, theo số liệu công bố của Tổng cục Thống kê, 6 tháng đầu năm 2013 (tính đến trƣớc ngày 28/6/2013) chỉ tăng có 0,84%; nhƣng, nếu tính đến đầu tháng 7/2013 so với đầu năm, thì đã tăng tới 1,84%.

Một phần của tài liệu Chính sách tỷ giá của việt nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 55 - 61)