Cơ sở lý thuyết về hành vi của nhà đầu tư cá nhân trong việc ra

Một phần của tài liệu phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lượng tiền gửi tiết kiệm của khách hàng cá nhân tại hdbank – chi nhánh cần thơ (Trang 33 - 36)

ra quyếtđịnh đầu tư tài chính

2.1.5.1 Khái quát về lý thuyết Tài chính hành vi10

Lý thuyết tài chính hành vi (Behavioral finance) là một lĩnh vực nghiên cứu về kinh tế thực nghiệm, được sử dụng để giải thích cho hành vi của các nhà đầu tư trong quá trình ra quyết định đầu tư. Lý thuyết tài chính hành vi ra đời với nền tảng cơ bản là “Thị trường không luôn luôn đúng”, đã đặt ra một đối trọng lớn đối với lý thuyết “Thị trường hiệu quả”, cơ sở của các lý thuyết tài chính cơ bản trong suốt 4, 5 thập kỷ gần đây.

Lý thuyết thị trường hiệu quả dựa trên niềm tin rằng luôn tồn tại một cơ chế điều chỉnh thị trường về trạng thái hiệu quả, đó là cơ chế kinh doanh chênh lệch giá của hàng hóa trên thị trường tài chính. “Những nhà đầu tư hợp lý” nhận thấy có cơ hội kiếm lợi nhuận từ sự chênh lệch giá của các tài sản tài chính, lập tức họ tận dụng cơ chế “Mua tài sản ở nơi có giá thấp và bán nó ở nơi có giá cao”. Khi đó động thái này của các nhà đầu tư góp phần điều chỉnh thị trường về trạng thái hợp lý hay cân bằng. Ý tưởng về cơ chế điều chỉnh kinh doanh chênh lệch giá sẽ tạo lập trạng thái “Thị trường hợp lý” trở thành nền tảng cho rất nhiều lý thuyết định giá, từ đường cong thị trường hiệu quả, CAMP cho đến Black Scholes, đến các lý thuyết tài chính quốc tế như PPP, backwardation…

Lý thuyết tài chính hành vi chỉ ra rằng, cơ chế điều chỉnh đó không phải lúc nào cũng có thể xảy ra, nghĩa là sẽ có những trường hợp những nhà “đầu tư hợp lý” không thể chiến thắng những “nhà đầu tư bất hợp lý”, và khi đó, thị trường sẽ không hiệu quả hay “sai” (tức là định giá quá cao hay quá thấp giá cổ phiếu hoặc các loại sản phẩm tài chính khác).

Tài chính hành vi cho rằng, những hành vi bất hợp lý của nhà đầu tư trên thị trường tài chính thường diễn ra liên tục chứ không gián đoạn. Về cơ bản có 4 yếu tố mang tính chất tâm lý hình thành nên hệ thống các hành vi phi lý như vậy: Tâm lý tự tin, đánh giá thiên vị, tâm lý bầy đàn, căm ghét thất bại.

- Tâm lý tự tin: Các nhà đầu tư có kinh nghiệm trên thị trường chứng khoán thường có xu hướng ra quyết định nhanh chóng, do đó khả năng kiếm lời cao. Sử dụng kinh nghiệm là một chiến lược đơn giản để giải quyết các

19

vấn đề phức tạp và ít thông tin. Các nhà đầu tư có kinh nghiệm thường có xu hướng cho rằng xác suất xảy ra của một sự kiện tương tự với những tình huống mà họ đã gặp là cao hơn so với các nhà đầu tư chưa có kinh nghiệm. Các nhà nghiên cứu về tâm lý đã tiến hành một số thí nghiệm để kiểm chứng là con người thường có xu hướng tin tưởng chắc chắn vào khả năng của mình cũng như có thái độ rất lạc quan vào viễn cảnh tương lai. GS Daniel Kahneman – người đã nhận giải Nobel kinh tế học năm 2002 cho công trình nghiên cứu kết hợp cùng GS Amos Tversky về “thuyết triển vọng”- cũng đã lập luận trong nghiên cứu của mình rằng xu hướng quá tự tin đặc biệt rất phổ biến trong giới đầu tư cổ phiếu. Họ thường có xu hướng thổi phồng kỹ năng của chính mình và chối bỏ vai trò của sự may rủi. Trong một thí nghiệm của mình để đánh giá khả năng phán đoán xác suất của một nhà đầu tư, GS Kahneman đã rút ra kết luận: “Nếu một nhà đầu tư nói rằng anh ta chắc chắn quyết định đầu tư của mình đúng đến 99% thì thật ra họ chỉ chắc chắn 80% mà thôi”. Đây chính là kết quả mà những chuyên gia về tài chính hành vi muốn nhấn mạnh về thái độ quá tự tin của nhà đầu tư.

- Sự đánh giá thiên vị: Những nhà nghiên cứu thuộc trường phái tài chính hành vi thường thấy xu hướng các nhà đầu tư cá nhân ảo tưởng về khả năng kiểm soát những tình huống mà trên thực tế sự kiểm soát đó không tồn tại. Hội chứng ảo tưởng về quyền kiểm soát này dẫn đến việc nhà đầu tư định giá quá cao những cổ phiếu đang mất giá trong danh mục đầu tư của mình. Các thí nghiệm của Kahneman và Tversky đã khám phá ra chân lý cho những tình huống như vậy là việc sử dụng “tính tương tự” và “sự điển hình” làm đại diện cho tư duy theo xác suất.

- Tâm lý bầy đàn: Những biểu hiện về tâm lý bầy đàn của nhà đầu tư cá nhân biểu hiện rõ rệt khi thị trường đang trên đà hưng phấn, hàng loạt làn sóng nhà đầu tư ồ ạt đổ xô vào thị trường chứng khoán, trong đó phần lớn là những nhà đầu tư cá nhân không mấy am hiểu gì về tính đặc thù của các yếu tố hỗ trợ kỹ thuật của thị trường, thậm chí còn không biết đến thực tế về các doanh nghiệp mà họ mua cổ phiếu. Nguyên nhân các nhà đầu tư này tham gia vào thị trường là do thấy nhiều nhà đầu tư khác kiếm được lợi nhuận lớn từ cổ phiếu cùng với việc báo chí quan tâm, viết nhiều hơn đến thị trường chứng khoán. Từ đó các nhà đầu tư cá nhân đa số tham gia vào thị trường theo lời rủ của bạn bè, người thân và sau đó họ hoàn toàn đầu tư theo lời khuyên của bạn bè, người thân vì bản thân họ chưa hề chuẩn bị kiến thức để bắt đầu đầu tư. Ngoài việc họ đầu tư theo bạn bè họ còn lên sàn, quan sát xem loại cổ phiếu nào được đông các nhà đầu tư khác quan tâm để quyết định mua. Đây là những biểu hiện của tâm lý bầy đàn của nhà đầu tư dẫn đến việc họ quyết định đầu tư liều lĩnh mà không xem xét các rủi ro mình có thể đối mặt.

- Sợ thất bại: Hành vi cá nhân khi đối diện với những tình huống mạo hiểm giữa hai thái cực thắng thua được Kahneman và Tversky một lần nữa xem xét trong nhiều thực nghiệm của mình. Hai ông đã phát triển thành lý thuyết “triển vọng”, luận điểm chính là lựa chọn của mọi người được thúc đẩy bởi giá trị được hay mất. Những khoản thiệt hại không mong muốn nhiều hơn là lợi nhuận kỳ vọng. Hơn nữa, phương thức thể hiện sự được mất có thể xảy

20

ra cũng ảnh hưởng rất lớn đến quyết định của người tham gia các thực nghiệm. Các nhà đầu tư cá nhân sẵn sàng thực hiện ngay những lệnh mang lại lợi nhuận nhỏ và trì hoãn không dám thực hiện lệnh cắt lỗ khi xuất hiện các khoản lỗ nhỏ. Vì việc bán các cổ phiếu đang tăng giúp nhà đầu tư nhìn thấy lợi nhuận rõ ràng và có cảm giác tự tin hơn. Nếu bán các cổ phiểu đang mất giá, họ sẽ thấy buồn và hối tiếc về thất bại.

2.1.5.2 Mô hình nghiên cứu về “Xu hướng tâm lý của nhà đầu tư” của H.Kent Baker & John R. Nofsinger (2002)11

Nguồn: Tạp chí Công nghệ ngân hàng, số 30, 9/2008

Hình 2.1 Mô hình nghiên cứu của Kent Baker & John R. Nofsinger (2002) Theo H.Kent Baker & John R. Nofsinger, những yếu tố sau đây có ảnh hưởng đến tâm lý nhà đầu tư được chia thành 3 nhóm yếu tố:

Bảng 2.1: Các yếu tố ảnh hưởng đến tâm lý nhà đầu tư tài chính

STT Nhóm Yếu tố

1 Cách nhà đầu tư nghĩ

Lệch lạc do tình huống điển hình Mâu thuẩn vô nhận thức

Sự hiểu rõ hay sự quen thuộc Tâm trạng và sự lạc quan Sự quá tự tin

Những thứ có sẵn Hiện trạng

Điểm tham chiếu Quy luật của nhóm nhỏ Tính toán bất hợp lý

11 Trần Minh và Nguyễn Thị Thùy Dung (2008) Chống lại sự nuối tiếc Sự quá tự tin Tính toán bất hợp lý Sự tự kiểm soát Khuynh hướng quyết định

21

STT Nhóm Yếu tố

2 Cách nhà đầu tư cảm nhận

Ảnh hưởng của khuynh hướng Sự gắn bó

Phản ứng với rủi ro

3 Ảnh hưởng xã hội

Truyền thông

Ảnh hưởng của xã hội Internet

Nguồn: Tạp chí Công nghệ ngân hàng, số 30, 9/2008

Ngoài ra, còn phải kể đến nhiều công trình nghiên cứu về ứng dụng tâm lý học trong tài chính hành vi với những bước phát triển đáng kể. Đặc biệt là Robert Shiller với quyển sách nổi tiếng “Irrational Exuberance” (2000), dự báo chính xác sự sụp đổ của thị trường cổ phiếu toàn cầu, đã tạo bước ngoặt lớn cho những nhà nghiên cứu tài chính hành vi liên tục đưa ra các nghiên cứu mới mà đến nay vẫn là một thách thức cho trường phái “thị trường hiệu quả”, với những kết quả không thể giải thích được bằng các mô hình thị trường hiệu quả, lý luận dựa vào rủi ro và tỷ suất sinh lợi hay kinh doanh chênh lệch giá.

Một phần của tài liệu phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lượng tiền gửi tiết kiệm của khách hàng cá nhân tại hdbank – chi nhánh cần thơ (Trang 33 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)