Những vấn đề lý luận chung về đầu tư

Một phần của tài liệu phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lượng tiền gửi tiết kiệm của khách hàng cá nhân tại hdbank – chi nhánh cần thơ (Trang 30 - 33)

2.1.4.1 Khái niệm đầu tư tài chính4

a) Khái niệm chung về đầu tư

Đầu tư là hành vi của một chủ thể sử dụng nguồn lực ở hiện tại với mục đích đạt được một lợi ích nhất định trong tương lai lâu dài.

Nguồn lực hiện tại để đầu tư bao gồm nguồn lực tài chính, nguồn lực vật chất, nguồn lực con người. Song, thường gặp nhất là nguồn lực tài chính. Bằng nguồn lực tài chính, chủ thể đầu tư có thể đổi lấy (mua) các nguồn lực khác để đạt được mục đích của mình (lợi nhuận, việc làm, sự phát triển về kinh tế…) và cũng có thể là vô hình (uy tín, danh tiếng…)

b) Khái niệm về đầu tư tài chính

Đầu tư tài chính là một dạng của đầu tư nói chung, trong đó chủ thể đầu tư bán nguồn lực tài chính thặng dư của mình cho một chủ thể khác với mục đích thu được lợi ích.

Như vậy chủ thể đầu tư tài chính không trực tiếp nhận được các nguồn lực vật chất, nguồn lực con người mà nhận được các văn bản xác nhận về sự dịch chuyển của nguồn lực liên quan. Các văn bản này là các chứng khoán, chứng chỉ đầu tư, sổ tiết kiệm, chứng chỉ tiền gửi…mà thường được gọi là các tài sản tài chính.

2.1.4.2 Các công cụ của đầu tư tài chính5

a) Phân loại theo đặc trưng thời hạn Theo đặc trưng thời hạn có 2 nhóm

- Các công cụ đầu tư tài chính dài hạn: Đây là các công cụ trên thị trường vốn và có thời gian giữ vốn trên một năm. Chúng bao gồm sổ tiết kiệm, chứng chỉ tiền gửi có thời hạn trên một năm, cổ phiếu, trái phiếu (của Công ty hoặc của Chính phủ), chứng chỉ đầu tư.

- Các công cụ đầu tư tài chính ngắn hạn: Đây là các công cụ trên thị trường tiền tệ có thời hạn không quá một năm. Chúng bao gồm sổ tiết kiệm, chứng chỉ tiền gửi có thời hạn không quá một năm, kỳ phiếu, tín phiếu kho bạc, thương phiếu (hối phiếu và lệnh phiếu).

b) Phân loại theo chủ thể tạo công cụ Theo chủ thể tạo công cụ sẽ gồm 2 nhóm:

- Các công cụ đầu tư tài chính do Chính phủ phát hành gồm: Công trái, trái phiếu kho bạc, tín phiếu kho bạc. Lưu ý rằng các công cụ này có thể do Chính phủ Trung ương hoặc địa phương phát hành.

4 Vũ Việt Hùng (2007)

16

- Các công cụ đầu tư tài chính do các tổ chức kinh tế (Doanh nghiệp và các trung gian tài chính) phát hành gồm: Cổ phiếu, trái phiếu, sổ tiết kiệm, chứng chỉ tiền gửi, chứng chỉ đầu tư, kỳ phiếu, thương phiếu.

2.1.4.3 Khái niệm và bản chất của nguồn vốn đầu tư6

a) Khái niệm

Nguồn vốn đầu tư là thuật ngữ dùng để chỉ các nguồn tập trung và phân phối vốn cho đầu tư phát triển kinh tế đáp ứng nhu cầu chung của Nhà nước và xã hội. Nguồn vốn đầu tư bao gồm nguồn vốn đầu tư trong nước và nguồn vốn đầu tư nước ngoài.

b) Bản chất của nguồn vốn đầu tư

Xét về bản chất, nguồn hình thành vốn đầu tư chính là phần tiết kiệm hay tích lũy mà nền kinh tế có thể huy động được để đưa vào quá trình tái sản xuất xã hội. Điều này được cả kinh tế học cổ điển, kinh tế chính trị học Mác – Lênin và kinh tế học hiện đại chứng minh.

Trong tác phẩm “Của cải của các dân tộc”, Adam Smith, một đại diện điển hình của trường phái kinh tế học cổ điển đã cho rằng: “Tiết kiệm là nguyên nhân trực tiếp gia tăng vốn. Lao động tạo ra sản phẩm để tích lũy cho quá trình tiết kiệm. Nhưng dù có tạo ra bao nhiêu chăng nữa, nhưng không có tiết kiệm thì vốn không bao giờ tăng lên”7.

Trong tác phẩm nổi tiếng “Lý thuyết tổng quát về việc làm, lãi suất và tiền tệ” của mình, John Maynard Keynes đã chứng minh được rằng: Đầu tư chính bằng phần thu nhập mà không chuyển vào tiêu dùng. Đồng thời ông cũng chỉ ra rằng, tiết kiệm chính là phần dôi ra của thu nhập so với tiêu dùng:

Tức là:

Thu nhập = Tiêu dùng + Đầu tư Tiết kiệm = Thu nhập – Tiêu dùng Như vậy:

Đầu tư = Tiết kiệm8

2.1.4.4 Các nguồn huy động vốn đầu tư9

a) Nguồn vốn trong nước

 Nguồn vốn Nhà nước bao gồm nguồn vốn của Ngân sách Nhà nước, nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước và nguồn vốn đầu tư phát triển của Doanh nghiệp Nhà nước.

 Nguồn vốn từ khu vực tư nhân bao gồm phần tiết kiệm của dân cư, phần tích lũy của các doanh nghiệp dân doanh, các hợp tác xã. Theo đánh giá

6

Nguyễn Bạch Nguyệt và Từ Quang Phương (2003)

7 Smith (1997)

8 Keynes (1994)

17

sơ bộ, khu vực kinh tế ngoài Nhà nước vẫn sở hữu một lượng vốn tiềm năng rất lớn mà chưa được huy động triệt để.

- Cùng với sự phát triển kinh tế của đất nước, một bộ phận không nhỏ trong dân cư có tiềm năng về vốn do có nguồn thu nhập gia tăng hoặc do tích lũy truyền thống. Nhìn tổng quan, nguồn vốn tiềm năng trong dân cư không phải là nhỏ, tồn tại dưới dạng vàng, ngoại tệ, tiền mặt… Nguồn vốn này xấp xỉ 80% tổng nguồn vốn huy động của toàn hệ thống ngân hàng.

- Vốn của dân cư phụ thuộc vào thu nhập và chi tiêu của các hộ gia đình. Quy mô của nguồn tiết kiệm này phụ thuộc vào:

+ Trình độ phát triển của đất nước (ở những nước có trình độ phát triển thấp thường có quy mô và tỷ lệ tiết kiệm thấp).

+ Tập quán tiêu dùng của dân cư.

+ Chính sách động viên của Nhà nước thông qua chính sách thuế thu nhập và các khoản đóng góp đối với xã hội.

 Thị trường vốn mà cốt lõi là thị trường chứng khoán như một trung tâm thu gom mọi nguồn vốn tiết kiệm của từng hộ dân cư, thu hút mọi nguồn vốn nhàn rỗi của các Doanh nghiệp, các tổ chức tài chính, Chính phủ Trung ương và Chính quyền địa phương tạo thành một nguồn vốn khổng lồ cho nền kinh tế. Đây được coi là một lợi thế mà không một phương thức huy động vốn nào có thể làm được.

b) Nguồn vốn nước ngoài  Nguồn vốn ODA

Đây là nguồn vốn phát triển do các tổ chức quốc tế và các Chính phủ nước ngoài cung cấp với mục tiêu trợ giúp các nước đang phát triển. So với các hình thức tài trợ khác, ODA mang tính ưu đãi cao hơn bất cứ nguồn tài trợ nào khác. Ngoài các điều kiện ưu đãi về lãi suất, thời hạn cho vay dài, khối lượng vốn vay tương đối lớn, bao giờ trong ODA cũng có yếu tố không hoàn lại (còn gọi là thành tố hỗ trợ) đạt ít nhất 25%.

 Nguồn vốn tín dụng từ các NHTM

Điều kiện ưu đãi dành cho loại vốn này không dễ dàng như nguồn vốn ODA. Tuy nhiên, bù lại nó có ưu điểm rõ ràng là không có gắn với các ràng buộc về chính trị, xã hội. Mặc dù vậy, thủ tục vay đối với nguồn vốn này thường là tương đối khắt khe, thời gian trả nợ nghiêm ngặt, lãi suất cao là những trở ngại không nhỏ đối với các nước nghèo.

 Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)

Đầu tư trực tiếp nước ngoài mang theo toàn bộ tài nguyên kinh doanh vào nước nhận vốn nên nó có thể thúc đẩy phát triển ngành nghề mới, đặc biệt là những ngành đòi hỏi cao về kỹ thuật, công nghệ hay cần nhiều vốn. Thay vì nhận lãi suất trên vốn đầu tư, nhà đầu tư sẽ nhận được phần lợi nhuận thích đáng khi dự án đầu tư hoạt động có hiệu quả.

18

 Thị trường vốn quốc tế

Đây là một hình thức huy động vốn rất mới mẻ và còn phức tạp đối với Việt Nam. Trong điều kiện Việt Nam hiện nay, hình thức huy động vốn này ngoài mang lại những ưu điểm như: Có thể huy động vốn với số lượng lớn trong thời gian dài, tạo điều kiện cho Việt Nam tiếp cận với thị trường vốn quốc tế…Bên cạnh đó là những khó khăn của Việt nam trong việc huy động vốn qua hình thức này là hệ số tín nhiệm của Việt Nam rất thấp, còn quá ít kinh nghiệm trong lĩnh vực này. Chính vì vậy, nếu phát hành thì trái phiếu Việt Nam sẽ phải chịu lãi suất ở mức cao.

Một phần của tài liệu phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lượng tiền gửi tiết kiệm của khách hàng cá nhân tại hdbank – chi nhánh cần thơ (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)