4.1.2.1 Cơ cấu nguồn vốn của HDBank – Chi nhánh Cần Thơ
Bảng 4.2: Cơ cấu nguồn vốn của HDBank Cần Thơ từ năm 2011 đến 6 tháng đầu năm 2014
ĐVT: Triệu đồng Khoản mục Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Chênh lệch 2012/2011 Chênh lệch 2013/2012 Tháng 6/2013 Tháng 6/2014 Chênh lệch 6- 2014/6-2013 Số tiền % Số tiền % tiền Số % Vốn huy động 78.515 128.700 144.730 50.185 63,91 16.030 12,45 65.128 76.302 11.174 17,16 Vốn điều chuyển 141.360 120.760 163.696 (20.600) (14,57) 42.936 35,55 119.926 132.850 12.924 10,78 Tổng nguồn vốn 219.875 249.460 308.426 29.585 13,46 58.966 23,64 185.054 209.152 24.098 13,02
55
Qua bảng số liệu cho thấy nguồn vốn của HDBank Cần Thơ tăng dần qua các năm giai đoạn 2011-2013 và có nhiều biến động trong cơ cấu nguồn vốn. Nhìn chung, vốn điều chuyển luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn ở giai đoạn này, hầu hết các năm đều trên 40% và cao nhất là 64,3% năm 2011.
Năm 2011, tổng nguồn vốn là 219.875 triệu đồng, trong đó nguồn vốn huy động là 78.515 triệu đồng, chỉ chiếm 35,71% trong tổng nguồn vốn. Nguyên nhân vốn điều chuyển chiếm tỷ trọng lớn hơn vốn huy động trong năm này là do HDBank còn mới đối với nhiều khách hàng ở Cần Thơ, chưa có được lòng tin của khách hàng, còn thương hiệu của NH thì chưa mạnh như các NH khác trên địa bàn nên lượng tiền gửi của khách hàng không nhiều.
Sang năm 2012, tổng nguồn vốn tăng lên thêm 29.585 triệu đồng, tương ứng 13,46% so với năm 2011. Trong năm này, nguồn vốn huy động chiếm ưu thế hơn vốn điều chuyển, là dấu hiệu đáng mừng trong công tác huy động vốn. Nguyên nhân là do sự phấn đấu của toàn thể cán bộ công nhân viên trong NH đã tích cực trong công tác huy động vốn như quảng bá thương hiệu, đẩy mạnh uy tín, chất lượng phục vụ, đầu tư trang thiết bị hiện đại phục vụ những tiện ích tốt nhất đến khách hàng cùng nhiều chính sách khuyến mãi hấp dẫn.
Đến năm 2013, tổng nguồn vốn tiếp tục tăng, đạt 308.426 triệu đồng, trong đó, vốn huy động tăng đạt 144.730 triệu đồng, tăng 12,45% so với năm 2012. Nguyên nhân là do HDBank Cần Thơ đã sử dụng rất nhiều hình thức khuyến mãi hấp dẫn trong huy động vốn như tiết kiệm có thưởng, rút thăm may mắn, tăng lãi suất huy động, quà tặng hấp dẫn… Tuy nhiên, vốn huy động trong năm này lại chiếm tỷ trọng nhỏ hơn vốn điều chuyển (53,07%). Nguyên nhân là do nhu cầu vay vốn của người dân ngày càng nhiều để mở rộng sản xuất kinh doanh nên đã làm cho vốn huy động không đủ đáp ứng nhu cầu cho vay, NH phải cần vốn điều chuyển xuống từ Hội sở.
Bước sang năm 2014, tình hình nguồn vốn của HDBank tăng nhẹ 13,02% so với cùng kỳ năm 2013, tương ứng đạt 209.152 triệu đồng vào cuối tháng 6. Trong đó, vốn điều chuyển chiếm 63,52% vẫn tiếp tục chiếm tỷ trọng lớn hơn nguồn vốn huy động (36,48%). Điều này cho thấy công tác huy động vốn của NH vẫn chưa được cải thiện, chưa đáp ứng được nhu cầu vốn cho nền kinh tế, vẫn còn cần đến sự trợ giúp của vốn điều chuyển. Bên cạnh đó, Chính phủ ban hành Nghị quyết 01/NQ-CP về việc ấn định trần lãi suất huy động và cho vay để tăng trưởng tín dụng và kiềm chế lạm phát. Điều này khiến cho công tác huy động vốn của các ngân hàng nhỏ như HDBank Cần Thơ gặp nhiều trở ngại do NH không thể sử dụng lãi suất làm công cụ thu hút KH. Với mặt bằng lãi suất là như nhau thì KH sẽ ưu tiên gửi tiền tại các NH lớn có uy tín hơn. Để thu hút được KH gửi tiền tại NH trong giai đoạn này thật sự là một điều nan giải cần những biện pháp tích cực và quyết liệt hơn nữa nhưng cũng sẽ tốn không ít chi phí.
56
4.1.2.2 Tình hình huy động vốn của HDBank Cần Thơ
Bảng 4.3: Cơ cấu nguồn vốn huy động của HDBank Cần Thơ từ năm 2011 đến 6 tháng đầu năm 2014
ĐVT: Triệu đồng Khoản mục Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Chênh lệch 2012/2011 Chênh lệch 2013/2012 Tháng 6/2013 Tháng 6/2014 Chênh lệch 6- 2014/6-2013 Số tiền % Số tiền % Số tiền % Tiền gửi thanh toán 24.646 31.402 40.783 6.756 27,41 9.381 29,87 22.338 30.933 8.595 38,48
Tiền gửi tiết
kiệm 53.869 97.298 103.947 43.429 80,62 6.649 6,83 42.790 45.369 2.579 6,03
Tổng 78.515 128.700 144.730 50.185 63,92 16.030 12,46 65.128 76.302 11.174 17,16
57
Vốn huy động là nguồn vốn mà ngân hàng huy động tại chỗ với nhiều hình thức khác nhau. Nguồn vốn càng lớn càng tạo thế chủ động trong việc cho vay và tạo ra lợi nhuận cho ngân hàng. Trong những năm gần đây, tình hình kinh tế xã hội của quận Ninh Kiều phát triển rất tốt, đời sống của người dân được nâng cao, thu nhập của người dân được cải thiện, họ bắt đầu tham gia giao dịch với ngân hàng nên hoạt động huy động tiền gửi từ dân cư cũng có nhiều thuận lợi và sau những năm đầu thành lập HDBank Cần Thơ đã đạt được kết quả rất tốt trong công tác huy động vốn.
Nhìn chung, nguồn vốn huy động của NH tăng qua các năm từ tiền gửi thanh toán và tiền gửi tiết kiệm. Với chính sách lãi suất linh hoạt, sự đa dạng về các sản phẩm huy động vốn, công tác huy động vốn của HDBank Cần Thơ đã thực hiện tốt trong năm 2012, đạt 128.700 triệu đồng, tăng 63,92%. Năm 2013, giá trị nguồn vốn huy động của NH tiếp tục tăng đạt 144.730 triệu đồng, tăng 12,46% so với năm 2012. Mặc dù trong những năm qua do ảnh hưởng của lạm phát, tình hình kinh tế khó khăn gây bất lợi cho hoạt động kinh doanh của các NHTM nói chung và HDBank Cần Thơ nói riêng nhưng công tác huy động vốn của HDBank Cần Thơ vẫn ổn định và tăng đều qua các năm là do NH đã dần dần tạo được uy tín trong lòng khách hàng nên vị trí của NH được khẳng định mạnh mẽ hơn. Từ đó, thu hút được một lượng lớn khách hàng gửi tiền vào và bổ sung một nguồn vốn không nhỏ cho NH. Bên cạnh việc đa dạng hóa các phương thức huy động vốn, NH còn thực hiện chính sách lãi suất hợp lý và cạnh tranh, các chương trình khuyến mãi…để thu hút người dân gửi tiền vào.
Tiền gửi thanh toán:
Tiền gửi thanh toán ở HDBank Cần Thơ chủ yếu là của các tổ chức kinh tế. Do yêu cầu trong sản xuất kinh doanh cũng như thấy rõ được những tiện ích từ các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng nên ngày càng có nhiều doanh nghiệp giao dịch thường xuyên với NH. Năm 2012, khoản mục này đạt 31.402 triệu đồng, tăng 27,41% so với năm 2011, chiếm 24,40% tổng nguồn vốn huy động trong năm này. Năm 2013, tiền gửi thanh toán đạt 40.783 triệu đồng, so với năm 2012 tăng với số tiền là 9.381 triệu đồng, tương ứng 29,87%. Đến cuối tháng 6 năm 2014, tiền gửi thanh toán của NH tăng lên đáng kể, đạt 30.933 triệu đồng, tăng 38,48% so với cùng kỳ năm 2013
Nguyên nhân là do nhu cầu thanh toán của các doanh nghiệp ngày càng tăng lên. Bên cạnh đó là do chất lượng dịch vụ của NH ngày càng được nâng cao đã làm hài lòng khách hàng nên đã làm cho số lượng khách hàng tiếp tục tăng lên. Mặc dù tiền gửi thanh toán có tăng lên qua các năm nhưng nó vẫn chiếm tỷ trọng rất thấp trong tổng nguồn vốn huy động vì khách hàng sử dụng loại tiền này không vì mục đích nhận lãi mà chủ yếu là dùng để thanh toán qua NH. Với hình thức huy động này thì HDBank Cần Thơ chưa có khách hàng nhiều, chủ yếu là những khách hàng truyền thống của NH. Nguyên nhân là do NH chưa đủ sức cạnh tranh với các NH khác trên địa bàn, bên cạnh đó NH cũng không chú trọng đến hình thức huy động này mà chỉ chú trọng đến loại hình tiền gửi tiết kiệm là chủ yếu.
58
Tiền gửi tiết kiệm
Tiền gửi tiết kiệm luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng nguồn vốn huy động và cũng là loại tiền gửi mà NH dành nhiều “ưu ái” nhất. Năm 2012, tiền gửi tiết kiệm là 97.298 triệu đồng, chiếm 75,60% trong tổng nguồn vốn huy động, tăng 80,62% so với năm 2011. Nguyên nhân tiền gửi tiết kiệm tăng trong năm này là do NH đưa ra lãi suất hấp dẫn, khách hàng được nhiều quà tặng khi gửi tiền vào NH nên lượng khách hàng đến giao dịch cũng như lượng tiền gửi tăng đáng kể trong năm này. Bước sang năm 2013, loại tiền gửi này đạt 103.947 triệu đồng, chiếm 71,82% tổng nguồn vốn huy động, nhưng chỉ tăng 6,83% so với năm 2012. Công tác huy động vốn của NH tiếp tục được đẩy mạnh qua năm 2014 và được cải thiện trong những tháng đầu năm. Cụ thể cuối tháng 6 năm 2014, tiền gửi tiết kiệm đạt 45.369 triệu đồng, chiếm 59,46%, tăng 6,03% so với cùng kỳ năm 2013. Mặc dù tiền gửi có tăng trong giai đoạn này nhưng vẫn còn ở mức thấp chưa đáp ứng được nhu cầu vốn ngày càng tăng của khách hàng. Nguyên nhân chủ yếu là do HDBank Cần Thơ trên thị trường là một ngân hàng còn non trẻ, đối với người dân vẫn chưa tạo được lòng tin, thị phần còn hạn hẹp, chưa đủ sức cạnh tranh với các NHTM khác trên địa bàn nên hoạt động kinh doanh của ngân hàng nói chung và công tác huy động vốn gặp nhiều trở ngại. Do vậy, để tồn tại và phát triển, NH cần tăng cường nâng cao chất lượng dịch vụ, tạo được sự tin tưởng trong lòng khách hàng thì việc huy động vốn mới có thể được cải thiện.