Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lượng tiền gửi tiết kiệm của

Một phần của tài liệu phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lượng tiền gửi tiết kiệm của khách hàng cá nhân tại hdbank – chi nhánh cần thơ (Trang 96)

của khách hàng cá nhân tại HDBank Cần Thơ

4.2.2.1 Kết quả phân tích hồi quy

Bảng 4.28 là tổng hợp kết quả của mô hình hồi quy gồm biến phụ thuộc là lượng tiền gửi tiết kiệm của khách hàng cá nhân tại HDBank Cần Thơ và các biến độc lập như giới tính, độ tuổi, tình trạng hôn nhân của KH, có người quen làm việc ở ngân hàng, số người phụ thuộc của KH, thu nhập bình quân, chi tiêu bình quân hàng tháng của KH, cảm nhận của KH về lãi suất ngân hàng đưa ra, khuyến mãi từ NH, thái độ phục vụ của nhân viên và thời gian giao dịch tại NH.

Bảng 4.28: Kết quả phân tích hồi quy

Các yếu tố Ký hiệu Hệ số ước lượng (a) Mức ý nghĩa (Sig.) VIF Hằng số -209,592 0,007 Giới tính của khách hàng X1 36,035 0,187 n 1,531 Tuổi của khách hàng X2 3,156 0,003*** 1,299 Tình trạng hôn nhân X3 62,283 0,011** 1,269 Có người quen làm việc ở ngân hàng X4 85,615 0,001*** 1,458 Người phụ thuộc X5 -38,755 0,047** 1,900 Thu nhập bình quân hàng tháng của khách hàng X6 21,513 0,001*** 1,424

Chi tiêu chi tiêu bình quân hàng tháng của khách hàng

X7 -29,574 0,012** 1,374

Lãi suất ngân hàng

đưa ra X8 39,386 0,117n 1,378

Khuyến mãi từ ngân

hàng X9 49,531 0,181

n

82 Các yếu tố Ký hiệu Hệ số ước lượng (a) Mức ý nghĩa (Sig.) VIF Thái độ phục vụ của nhân viên X10 83,262 0,060 * 2,090 Thời gian giao dịch X11 40,865 0,317n 1,684

Tổng số quan sát 86 Hệ số R2 0,701 Hệ số R2 điều chỉnh 0,657 Analysis of variance, ANOVA (Sig.) 0,000 Durbin - Watson 2,066

Nguồn: Kết quả phân tích hồi quy từ số liệu điều tra của tác giả, 9/2014 Ghi chú: ***, **, * tương ứng mức ý nghĩa 1%, 5%,10% và n là không có ý nghĩa

Kết quả phân tích mô hình hồi quy tương quan như sau:

- Sử dụng phân tích phương sai (Analysis of variance, ANOVA) cho kết quả với mức ý nghĩa quan sát Sig. rất nhỏ (Sig.=0,000). Điều đó cho thấy mức độ an toàn bác bỏ giả thuyết H0, có nghĩa là tồn tại mối quan hệ tuyến tính giữa lượng tiền gửi của khách hàng cá nhân tại HDBank Cần Thơ với ít nhất một trong các yếu tố là biến độc lập, như vậy mô hình hồi quy đưa ra là phù hợp.

- Giá trị R2=0,701 có nghĩa là 70,1% ảnh hưởng đến lượng tiền gửi tiết kiệm của khách hàng cá nhân tại HDBank Cần Thơ có thể được giải thích từ mối tương quan tuyến tính giữa lượng tiền gửi tiết kiệm của khách hàng cá nhân tại HDBank Cần Thơ với các biến độc lập đưa vào mô hình. Hệ số Durbin-Watson của mô hình là 2,066 (nằm trong khoảng 1 < d < 3, sử dụng kiểm định Durbin-Watson theo kinh nghiệm) [Mai Văn Nam, 2008]; chứng tỏ mô hình không có hiện tượng tự tương quan.

- Độ phóng đại phương sai (VIF) của các biến trong mô hình nhỏ hơn nhiều so với 10 nên ta kết luận các biến đưa vào mô hình không có hiện tượng đa cộng tuyến [Đinh Phi Hổ, 2012].

- Trong tổng số 11 biến đưa vào mô hình thì tất cả các biến đều có hệ số a ≠ 0. Nhưng chỉ có 7 biến là có ý nghĩa thống kê từ 10% đến 1% bao gồm các biến: Tuổi của khách hàng (Sig.=0,003<0,01), tình trạng hôn nhân của KH (Sig.=0,011<0,05), có người quen làm việc ở ngân hàng (Sig.=0,001<0,01), người phụ thuộc (Sig.=0,047<0,01), thu nhập bình quân hàng tháng của khách hàng (Sig.=0,001<0,1), chi tiêu bình quân hàng tháng của khách hàng (Sig.=0,012<0,05), thái độ phục vụ của nhân viên NH (Sig.=0,060). Phần tiếp theo sẽ diễn giải mối quan hệ giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc trong mô hình.

83

4.2.2.2 Giải thích sự tác động của các biến có ý nghĩa thống kê trong mô hình hồi quy tương quan lên lượng tiền gửi tiết kiệm của khách hàng cá nhân tại HDBank Cần Thơ

 Yếu tố có người quen làm việc tại ngân hàng (X4)

Kết quả phân tích bằng mô hình hồi quy tương quan cho thấy yếu tố có người quen làm việc ở ngân hàng có tương quan tỷ lệ thuận với lượng tiền gửi tiết kiệm của người gửi tiền và có mức ảnh hưởng cao nhất (a = 85,615). Hệ số ước lượng giải thích rằng, KH HDBank Cần Thơ sẽ gửi tiết kiệm thêm 85,615 triệu đồng nếu họ có người quen làm việc tại NH này. Mối quan hệ này có ý nghĩa thống kê ở mức 1%. Theo tôi, nguyên nhân là do khi có người quen làm việc tại ngân hàng mà khách hàng gửi tiền thì khách hàng sẽ cảm thấy yên tâm hơn vì nếu ngân hàng có gặp bất kỳ biến cố gì xảy ra thì họ sẽ là người có thông tin trước để dễ dàng ứng phó hoặc là những lợi ích gì từ ngân hàng thì họ cũng được phổ biến nhiều hơn. Hơn nữa là đối tượng khách hàng mà nhân viên ngân hàng nhắm đến đầu tiên chính là những người thân, người quen, bạn bè của họ. Do có được mối quan hệ khá tốt với những khách hàng này nên nhân viên ngân hàng dễ dàng tiếp cận và thuyết phục họ đến gửi tiền tại ngân hàng mình.

 Thái độ phục vụ của nhân viên ngân hàng (X10)

Để đo lường mức độ ảnh hưởng của yếu tố thái độ phục vụ của nhân viên NH đến lượng tiền gửi tiết kiệm của KH cá nhân tại HDBank Cần Thơ, đề tài sử dụng biến giả với giá trị là 0 có nghĩa là KH đánh giá thái độ phục vụ của nhân viên không tốt và giá trị là 1 có nghĩa là KH đánh giá thái độ phục vụ của nhân viên tốt. Kết quả hồi quy cho biết đây là nhân tố có tương quan tỷ lệ thuận với lượng tiền gửi tiết kiệm của KH, trùng với kỳ vọng đặt ra của đề tài với mức ảnh hưởng cao thứ hai (a = 83,262). Hệ số ước lượng này giải thích rằng, người gửi tiền sẽ gửi tiết kiệm thêm 83,262 triệu đồng nếu họ cho rằng thái độ phục vụ của nhân viên là tốt. Về mặt thống kê, mối quan hệ này có ý nghĩa ở mức 10%. Nguyên nhân là trong thực tế, các NHTM có sản phẩm tiết kiệm tương tự nhau với mức lãi suất không chênh lệch là bao. Sự khác biệt lớn nhất giữa các NH mà KH dễ nhận thấy nhất không phải nằm ở yếu tố sản phẩm, mà là ở yếu tố con người, ở chất lượng phục vụ của nhân viên NH. Sự hài lòng hay không hài lòng của KH khi đến giao dịch tại NH phụ thuộc phần lớn vào thái độ phục vụ của nhân viên. Khi KH đến giao dịch tại NH được nhân viên NH chào đón niềm nở, vui vẻ, có thái độ ân cần, chu đáo, hỏi thăm KH, giải quyết vấn đề nhanh chóng, nhất quán sẽ tạo được sự tin tưởng nơi KH, lúc đó KH sẽ rất hài lòng khi gửi tiền tại đây và họ sẽ gửi nhiều hơn và sẽ đến với NH ở những lần sau nữa. Tuy nhiên, chỉ một số nhân viên có thái độ phục vụ không tốt cũng làm mất đi hình ảnh của NH vì “một con sâu làm rầu cả nồi canh”.

 Tình trạng hôn nhân của người gửi tiền (X3)

Yếu tố tình trạng hôn nhân của người gửi tiền có tương quan tỷ lệ thuận với lượng tiền gửi tiết kiệm của họ tại NH với hệ số ước lượng cao thứ ba (a = 62,283). Hệ số ước lượng có ý nghĩa rằng, người gửi tiền đã có gia đình sẽ gửi

84

tiền tiết kiệm tại NH nhiều hơn người gửi tiền còn độc thân là 62,283 triệu đồng. Mối quan hệ này có ý nghĩa thống kê ở mức 5%. Kết quả này có thể được giải thích là do những người đã có gia đình nhận thức được trách nhiệm chăm lo gia đình nên họ bắt đầu tiêu xài tiết kiệm, tích lũy, dự phòng cho tương lai con cái nên họ có xu hướng gửi tiền tiết kiệm tại NH nhiều hơn những người còn độc thân.

 Người phụ thuộc của người gửi tiền (X5)

Kết quả phân tích cho thấy yếu tố số người phụ thuộc của người gửi tiền có tương quan tỷ lệ nghịch với lượng tiền gửi tiết kiệm của họ, có hệ số ước lượng là a=-38,755. Điều này có ý nghĩa là khi cố định các yếu tố còn lại trong mô hình thì số người phụ thuộc càng nhiều thì lượng tiền gửi của khách hàng càng ít. Nói cách khác là khi số người phụ thuộc của người gửi tiền tiết kiệm tăng lên 1 thì số tiền gửi sẽ giảm đi 38,755 triệu đồng. Về mặt thống kê, mối quan hệ này có ý nghĩa ở mức 5%. Kết quả này có thể được giải thích là do khi số người phụ thuộc càng nhiều thì người gửi tiền phải chăm lo, nuôi dưỡng cho những người phụ thuộc đó đồng nghĩa với việc người gửi tiền phải tiêu xài nhiều hơn làm cho khả năng tích lũy của họ giảm đi dẫn tới lượng tiền gửi tiết kiệm vào ngân hàng của họ cũng giảm.

 Chi tiêu của người gửi tiền (X7)

Kết quả phân tích được trình bày ở bảng 4.28 cho thấy chi tiêu của người gửi tiền tiết kiệm có tương quan tỷ lệ nghịch với lượng tiền gửi của họ với hệ số ước lượng là -29,574. Hệ số này có ý nghĩa là khi các yếu tố khác trong mô hình được cố định thì khi chi tiêu bình quân hàng tháng của người gửi tiền tăng lên 1 triệu đồng thì lượng tiền gửi tiết kiệm của họ sẽ giảm đi 29,574 triệu đồng. Mối quan hệ này có ý nghĩa thống kê ở mức 5%. Kết quả này có thể được giải thích là do khi người gửi tiền có mức chi tiêu càng nhiều thì lượng tiền tích lũy của họ sẽ càng thấp dẫn đến lượng tiền gửi tiết kiệm của họ cũng giảm theo.

 Thu nhập của người gửi tiền (X6)

Kết quả phân tích cho thấy thu nhập của người gửi tiền có tương quan tỷ lệ thuận với lượng tiền gửi của họ, trùng với dấu kỳ vọng của mô hình được đặt ra trước đó với hệ số ước lượng là 21,513. Ý nghĩa của hệ số này là khi cố định các biến còn lại của mô hình thì khi thu nhập trung bình hàng tháng của người gửi tiền tăng thêm 1 triệu đồng thì lượng tiền gửi tiết kiệm trung bình của người gửi tiền sẽ tăng thêm 21,513 triệu đồng. Mối quan hệ này có ý nghĩa thống kê ở mức 1%. Điều này được lý giải là khi thu nhập của người gửi tiền càng cao thì sau khi chi trả cho các khoản chi phí cần thiết, khoản tích lũy còn lại của họ càng nhiều thì khả năng gửi tiền vào ngân hàng của họ càng cao, nói cách khác là lượng tiền tiết kiệm của họ càng nhiều.

 Tuổi của người gửi tiền (X2)

Kết quả phân tích cho thấy tuổi của người gửi tiền có tương quan tỷ lệ thuận với lượng tiền gửi tiết kiệm của họ với hệ số ước lượng là 3,156. Điều này có nghĩa là những người càng lớn tuổi thì lượng tiền gửi của họ vào ngân

85

hàng càng lớn. Cụ thể là, khi cố định các biến khác còn lại trong mô hình thì khi tuổi của người gửi tiền tăng thêm 1 thì lượng tiền gửi của họ sẽ tăng thêm 3,156 triệu đồng. Về mặt thống kê, mối quan hệ này có ý nghĩa ở mức 1%. Kết quả này có thể được giải thích là do những người có tuổi, thường là những người có tâm lý cầu an, không thích rủi ro nên họ thường gửi số tiền dành dụm được vào ngân hàng để đảm bảo an toàn và hưởng lãi. Ngược lại, với những người trẻ tuổi thường có tính năng động, thích mạo hiểm…nên họ thường sử dụng vốn vào các kênh đầu tư khác có tỷ suất sinh lời cao hơn nhưng cũng nhiều rủi ro hơn.

86

CHƯƠNG 5

GIẢI PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG HUY ĐỘNG VỐN TỪ TIỀN GỬI TIẾT KIỆM TẠI HDBANK – CHI NHÁNH CẦN THƠ 5.1 PHÂN TÍCH MA TRẬN SWOT CỦA HDBANK – CHI NHÁNH CẦN THƠ

5.1.1 Điểm mạnh

- S1: Đội ngũ cán bộ nhân viên trong ngân hàng trẻ, năng động, sáng tạo, có tinh thần nhiệt huyết trong công việc cùng với Ban lãnh đạo ngân hàng có nhiều kinh nghiệm, làm việc lâu năm. Họ luôn đoàn kết, tương trợ giúp đỡ lẫn nhau trong công việc đưa hiệu quả hoạt động của ngân hàng ngày càng đi lên.

- S2: Với phong cách làm việc chuyên nghiệp, ngân hàng đã tạo được mối quan hệ tốt đẹp với các đối tác lớn và từng bước khẳng định được uy tín của mình trong lòng khách hàng.

- S3: HDBank có liên kết với Công ty Manulife Việt Nam, các đơn vị bảo hiểm Bảo Việt và ACElife, tập đoàn Microsoft, Vietjet Air…và các NHTM đối tác khác. Chương trình hợp tác giữa HDBank và các đơn vị bảo hiểm để tặng khách hàng các hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm tiền gửi…giúp cho các khách hàng HDBank sẽ có thêm quyền lợi được lựa chọn, tư vấn và bảo vệ tài chính thông qua các sản phẩm và dịch vụ bảo hiểm nhân thọ an toàn và hiệu quả. Microsoft là đối tác công nghệ chiến lược của HDBank trong việc tối ưu hóa hạ tầng công nghệ thông tin và các giải pháp, phần mềm ứng dụng của ngân hàng giúp nâng cao hiệu quả hoạt động cho HDBank. Bên cạnh đó HDBank còn là đối tác của các NHTM khác thông qua hệ thống Smartlink và Banknet để khai thác sản phẩm thẻ đa năng, thẻ dành cho các đối tượng khách hàng khác nhau với nhiều ưu đãi cho chủ thẻ như thanh toán, rút tiền qua các ngân hàng có liên kết với HDBank không phải trả phí, thuận tiện hơn trong quá trình giao dịch.

- S4: HDBank được phong tặng danh hiệu “Ngân hàng tiết kiệm tốt nhất” do chính sách huy động luôn gắn liền với phương châm đa dạng hóa các kênh tiền gửi và luôn mang lại cho khách hàng những lợi ích thiết thực nhất. HDBank là sự lựa chọn hàng đầu đối với mọi nhu cầu tài chính của người dân, đặc biệt là trong lĩnh vực tiết kiệm.

5.1.2 Điểm yếu

- W1: Ngân hàng có mặt tại TP. Cần Thơ khá lâu sau những ngân hàng khác nên ngân hàng còn quá mới mẻ đối với người dân, chưa được nhiều người biết đến dẫn đến thị phần của ngân hàng tại đây vẫn còn rất thấp.

- W2: Năng lực tài chính cũng như thương hiệu của ngân hàng chưa đủ sức cạnh tranh với các ngân hàng khác trên địa bàn khiến cho thị phần của ngân hàng còn thấp so với các ngân hàng khác.

- W3: Vẫn còn những nhân viên của ngân hàng chưa có đủ kinh nghiệm làm việc, chưa làm tốt được nghiệp vụ chuyên môn, khả năng tư vấn những

87

sản phẩm mới của ngân hàng đến với khách hàng chưa tốt nên không thu hút được nhiều khách hàng sử dụng các dịch vụ của ngân hàng.

- W4: Số lượng nhân viên giao dịch có kinh nghiệm quá hạn chế, nhân viên mới vẫn chưa thích nghi với môi trường làm việc và am hiểu nhu cầu của KH, xử lý công việc không được nhanh chóng gây mất nhiều thời gian của khách hàng.

- W5: Chiến lược Marketing quảng bá hình ảnh ngân hàng và các chương trình khuyến mãi chưa thật sự rộng khắp, chưa mang lại hiệu quả mong muốn.

- W6: Cơ sở vật chất còn yếu kém, chưa hiện đại, chưa đáp ứng được nhu cầu của công việc gây khó khăn cho nhân viên trong quá trình làm việc.

- W7: Sản phẩm ngân hàng còn đơn điệu, chưa có sự khác biệt so với sản phẩm của các ngân hàng khác nên không thu hút được nhiều khách hàng.

- W8: Việc mở rộng mạng lưới tại các điểm trọng yếu còn chậm so với nhu cầu, vì thế làm mất đi cơ hội có được những khách hàng mới, tiềm năng hơn. Chưa tạo được sự thuận tiện cho những khách hàng ở xa khi họ có nhu cầu đến giao dịch với ngân hàng.

5.1.3 Cơ hội

- O1: Ngân hàng nằm ở Q. Ninh Kiều, trung tâm TP. Cần Thơ, là nơi đông dân cư, nhiều người qua lại nên khả năng khách hàng biết đến ngân hàng sẽ rất cao trong thời gian tới.

- O2: Điều kiện kinh tế ở Q. Ninh Kiều khá ổn định, kinh tế ngày càng phát triển, người dân có thu nhập cao hơn, nhu cầu giao dịch tăng lên nên họ

Một phần của tài liệu phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lượng tiền gửi tiết kiệm của khách hàng cá nhân tại hdbank – chi nhánh cần thơ (Trang 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)