Hoàn thiện các quy định pháp luật về thủ tục góp vốn bằng quyền sử dụng đất

Một phần của tài liệu Góp vốn bằng quyền sử dụng đất tại việt nam (Trang 75 - 77)

dụng đất được góp vốn. Nhà nước nên có quy định thu thuế hoặc một khoản phí đối với việc góp vốn bằng quyền sử dụng đất; quy định việc định giá do các bên thỏa thuận hoặc do tổ chức chuyên nghiệp định giá phải không được thấp hơn khung giá đất do UBND tỉnh nơi có đất ban hành hàng năm, tránh xảy ra trường hợp tạo ra khoảng cách lớn giữa giá đất khi định giá góp vốn và giá đất khi định giá đền bù giải phóng mặt bằng tại cùng một thửa đất.

3.1.1.3. Hoàn thiện các quy định pháp luật về thủ tục góp vốn bằng quyền sử dụng đất bằng quyền sử dụng đất

Thứ nhất, nên quy định việc người góp vốn bằng quyền sử dụng đất được nhận lại quyền sử dụng đất khi hết thời hạn góp vốn với điều kiện việc rút quyền sử dụng đất không làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh và quyền lợi của các chủ nợ; đồng thời cũng phù hợp với quy định của Luật Doanh nghiệp (thành viên góp vốn không được rút vốn khỏi công ty và không được giảm vốn điều lệ).

Thứ hai, có cơ chế thích hợp đảm bảo quyền lợi của chủ nợ đươc đảm bảo trong trường hợp thu hồi đất vì doanh nghiệp vi phạm pháp luật trong việc sử dụng đất.

Thứ ba, nên quy định cụ thể trường hợp người sử dụng đất để thừa kế, nhượng lại, tặng cho khi quyền sử dụng đất đươc góp vốn trong

từng loại hình công ty cụ thể, đặc biệt là công ty hơp danh hoặc người góp vốn bằng quyền sử dụng đất là thành viên sáng lập của công ty.

Thứ tư, để tạo điều kiện cho các chủ đầu tư, trong đó có người sử dụng đất khai thác được tối đa lợi ích từ quyền sử dụng đất, pháp luật cần quy định về điều kiện, thủ tục góp vốn bằng quyền sử dụng đất theo hướng bảo đảm sự phù hợp và thông thoáng hơn nữa của các quy định này. Khi người sử dụng đất có quyền góp vốn không có nghĩa là họ được thực hiện quyền đó bất cứ lúc nào mà phải đáp ứng những điều kiện nhất định. Hiện nay, một trong những điều kiện đó là phải có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, trong khi việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở nước ta chưa được tốt nên có rất nhiều trường hợp có quyền góp vốn mà không thể thực hiện được. Mặc dù tại điều khoản thi hành của Luật Đất đai năm 2003 đã quy định các trường hợp chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhưng có một trong các loại giấy tờ quy định tại khoản 1, 2 và 5 Điều 50 của Luật Đất đai thì cũng được quyền góp vốn bằng quyền sử dụng đất, như do trên thực tế nhiều thửa đất hiện không còn lưu giữ được các loại giấy tờ theo quy định, nên đã làm hạn chế khả năng thực hiện quyền góp vốn bằng quyền sử dụng đất của chủ sử dụng đất.

Quốc hội đã xác định là đến năm 2010, Nhà nước phải cơ bản hoàn thành việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã được triển khai thực hiện liên tục từ năm 1988 đến nay theo quy định của Luật Đất đai năm 1987, năm 1993, năm 2003. Tính đến ngày 31/12/2007, trong cả nước dã cấp được khoảng 25 triệu giấy chứng nhận cho các loại đất, trong đó, đất nông nghiệp đạt 82,7%. đất lâm nghiệp đạt 65,2%, đất ở đô thị đạt 65,2%, đất nông nghiệp đạt 80,2%, đất chuyên dùng đạt 39%. So với yêu cầu đặt ra thì

tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất còn quá chậm nhất là đất đô thị,đất chuyên dùng và đất lâm nghiệp. Bên cạnh đó, ở một số tỉnh thành phố còn tồn đọng nhiều giấy chứng nhận do người sử dụng đất chưa đến nhận, ước tính khoảng trên 100.000 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Nhu cầu góp vốn bằng quyền sử dụng đất là rất lớn và mang tính tất yếu. Khi pháp luật không phù hợp với tính tất yếu khách quan thì tự nó sẽ vạch đường đi cho mình dưới dạng các kênh ngầm. Vì vậy, pháp luật cần quy định việc cơ quan nhà nước phải cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các cá nhân, tổ chức sau khi kiểm tra, xác minh về nguồn gốc và quá trình sử dụng đất mà cá nhân, tổ chức có đủ các điều kiện do pháp luật quy định.

Hiện nay, chúng ta đang triển khai mạnh mẽ chương trình tổng thể cải cách hành chính, trong đó có nội dung cải cách thủ tục hành chính theo mô hình một cửa, giảm các khâu, giảm các giấy tờ và thời gian giải quyết thủ tục hành chính, nhất là trong lĩnh vực đầu tư, phát triển kinh tế. Góp vốn bằng quyền sử dụng đất cũng là một thủ tục hành chính do đó đòi hỏi tất yếu cần cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực này theo hướng nhanh, gọn thuận tiện cho các nhà đầu tư.

Một phần của tài liệu Góp vốn bằng quyền sử dụng đất tại việt nam (Trang 75 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)