cho việc góp vốn bằng quyền sử dụng đất
Theo quy định của pháp luật hiện hành, việc đinh giá đất để xác định giá trị của quyền sử dụng đất góp vốn do bên góp vốn và bên nhận góp vốn thỏa thuận hoặc do một tổ chức đinh giá đất chuyên nghiệp định giá và được các bên góp vốn và nhận góp vốn chấp thuận.
Quy định như vậy đã đã tạo ra sự tự do rất lớn của các bên tham gia quan hệ góp vốn bằng quyền sử dụng đất, phù hợp với nguyên tắc luật Dân sự và xu hướng chung của các nước trên thế giới; tạo một không gian pháp lý thông thoáng cần thiết cho các bên thỏa thuận về giá đất khi góp vốn bằng quyền sử dụng đất. Tuy nhiên, việc các cá nhân, tổ chức góp vốn vào sản xuất, kinh doanh lại không phải nộp thuế nên trên thực tế, để hướng tới việc khuếch trương thanh thế của công ty, các bên trong quan hệ góp vốn bằng quyền sử dụng đất thường nâng cao giá trị quyền sử dụng đất lên gấp nhiều lần so với giá đất trên thị trường và giá đất do Nhà nước quy định. Việc đó có tác hại rất lớn, dễ tạo ra sự lầm tưởng cho các đối tác về thực lực của công ty có vốn góp bằng quyền sử dụng đất và trên thực tế đã có nhiều trường hợp do có "uy tín ảo" nên công ty không thực hiện được những hợp đồng đã giao kết, gây thiệt hại cho những cá nhân, tổ chức khác.
Nhận xét sau đây đã phần nào phản ánh được thực trạng đó.
Đầu tháng tám vừa qua một cơ quan thẩm định giá thuộc Bộ Tài chính đã đóng dấu lên bản chứng thư thẩm định chính thức định giá mặt tiền đường Lê Lợi ở trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh với giá 180 triệu đồng/m2. Ít ngày sau, một cơ quan
Minh kết quả định giá mặt tiền một số tuyến đường ở khu trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh với giá kỷ lục 212 triệu đồng/m2
[3]. Quy định định giá như vậy cũng dễ xảy ra việc định giá thấp hơn giá trị thực tế của thửa đất, gây thiệt hại cho người sử dụng đất. Do đó, cần tạo ra cơ chế phù hợp để hạn chế việc các bên trong quan hệ góp vốn