Những ƣu điểm

Một phần của tài liệu Góp vốn bằng quyền sử dụng đất tại việt nam (Trang 64 - 67)

Có thể khẳng định pháp luật nước ta về góp vốn bằng quyền sử dụng đất đã được hình thành và luôn được sửa đổi, bổ sung nhằm đáp ứng đòi hỏi của đời sống xã hội trong từng thời kỳ cách mạng.

Trước hết, sự hoàn thiện đó thể hiện trong việc sử dụng thuật ngữ pháp lý để phản ánh nội dung góp vốn bằng quyền sử dụng đất. Lần đầu tiên, việc góp vốn bằng quyền sử dụng đất được ghi nhận trong Điều lệ đầu tư nước ngoài (năm 1977) với thuật ngữ góp vốn bằng "đất đai". Cũng trong thời gian này, Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam quy định bên Việt Nam có quyền góp vốn bằng quyền sử dụng đất. Luật Đất đai năm 1993 lại quy định người sử dụng đất có quyền "góp đất". Pháp lệnh

cho thuê đất (năm 1994) quy định người sử dụng đất được quyền "góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất". Luật Đất đai năm 2003 quy định việc "góp vốn bằng quyền sử dụng đất". Đây là sự sửa đổi hợp lý vì đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà là đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý, các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân chỉ có quyền sử dụng mà không có quyền sở hữu đối với đất đai. Do đó, họ không thể góp vốn bằng "đất", tài sản không thuộc quyền sở hữu của họ. Mặt khác, nếu xem xét thuật ngữ "góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất" thì cũng chưa hoàn toàn chuẩn xác, vì dễ dẫn đến hiểu lầm là chỉ góp "giá trị đất", trong khi "giá trị đất" được tính ra bằng tiền để sản xuất, kinh doanh, do đó nếu sử dụng thuật ngữ này sẽ dễ nhầm lẫn với việc thế chấp đất tại ngân hàng để vay vốn. Vì vậy, việc sử dụng thuật ngữ "góp vốn bằng quyền sử dụng đất" trong Luật Đất đai năm 2003 là hoàn toàn hợp lý.

Đồng thời, sự hoàn thiện đó thể hiện trong việc xác định những nội dung cụ thể có liên quan đến việc góp vốn bằng quyền sử dụng đất. Có những nội dung điển hình sau đây. Cho đến nay, pháp luật đã quy định khá đầy đủ về tất cả các vấn đề có liên quan đến góp vốn bằng quyền sử dụng đất, tạo khung pháp lý cần thiết cho hoạt động góp vốn bằng quyền sử dụng đất. Cụ thể có những nội dung điển hình sau đây:

Một là, trước đây pháp luật chỉ cho phép góp vốn bằng quyền sử dụng đất để hợp tác sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực nông – lâm – ngư nghiệp, thì nay cho phép góp vốn bằng quyền sử dụng đất để hợp tác sản xuất, kinh doanh ở tất cả các lĩnh vực.

Hai là, thủ tục đăng ký góp vốn bằng quyền sử dụng đất đã cụ thể và thuận tiện hơn. Thủ tục đó đã được quy định chung cho các chủ thể sử dụng đất là hộ gia đình, cá nhân, tổ chức kinh tế mà không có sự phân biệt như trước đây (cá nhân nộp hồ sơ tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có

đất; tổ chức kinh tế thì nộp hồ sơ tại Sở Địa chính hoặc Sở Địa chính - Nhà đất [8]). Đồng thời, thủ tục cũng được giản tiện hơn bằng cách quy định trong hồ sơ đăng ký góp vốn bằng quyền sử dụng đất chỉ cần có một số loại giấy tờ cần thiết (không cần có sơ đồ thửa đất và chứng từ nộp tiền thuê đất; thay giấy chứng nhận quyền sử dụng đất bằng một số loại giấy tờ khác). Sự đổi mới đó đã giúp cho việc đăng ký góp vốn bằng quyền sử dụng đất được thực hiện thống nhất, thuận tiện cho cả cơ quan quản lý và tổ chức, cá nhân sử dụng đất.

Tuy nhiên, nhằm đẩy nhanh tiến độ việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, pháp luật quy định: Kể từ ngày 01-07-2007 người sử dụng đất phải có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mới được thực hiện các quyền chuyển quyền sử dụng đất nói chung, góp vốn bằng quyền sử dụng đất nói riêng [10, Điều 184]. Quy định này đã phát huy tác dụng thúc đẩy việc nhanh chóng đưa Luật Đất đai năm 2003 vào quản lý nhà nước.

Ba là, thủ tục xin xóa đăng ký góp vốn bằng quyền sử dụng đất đã được quy định cụ thể, tạo điều kiện thuận lợi để các bên trong quan hệ góp vốn xác định được thời điểm bắt đầu thủ tục xin xóa đăng ký góp vốn bằng quyền sử dụng đất; tạo ra cơ sở pháp lý cần thiết để cơ quan quản lý nhà nước về đất đai có hướng giải quyết phù hợp với từng trường hợp xóa đăng ký góp vốn bằng quyền sử dụng đất, nhờ đó vừa bảo vệ được quyền lợi chính đáng của người góp vốn bằng quyền sử dụng đất khi chấm dứt góp vốn, vừa nâng cao hiệu lực của quản lý nhà nước trong lĩnh vực đất đai.

Bốn là, việc xử lý quyền sử dụng đất khi chấm dứt góp vốn đã được bổ sung thêm trường hợp cá nhân tham gia hợp đồng góp vốn bị tuyên bố mất tích, mất năng lực hành vi dân sự hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự. Đồng thời, pháp luật cũng quy định cụ thể, chi tiết hơn

về quyền của bên nhận quyền sử dụng đất khi doanh nghiệp liên doanh hoặc bên góp vốn bằng quyền sử dụng đất phá sản. Đặc biệt, quy định về trường hợp thời hạn sử dụng đã hết hoặc bên góp vốn không có nhu cầu tiếp tục sử dụng thì Nhà nước cho doanh nghiệp liên doanh tiếp tục thuê đất, là quy định mới có vai trò quan trọng trong việc tạo điều kiện cho nhà đầu tư được sản xuất, kinh doanh ổn định ngay cả khi hết thời hạn sử dụng đất được góp vốn.

Một phần của tài liệu Góp vốn bằng quyền sử dụng đất tại việt nam (Trang 64 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)