Tổng Thanh tra Chính phủ với tƣ cách là thành viên Chính phủ, theo qui định Điều 26 Luật Khiếu nại, tố cáo sửa đổi, bổ sung năm 2005 có thẩm quyền : 1. Giải quyết khiếu nại mà Thủ trƣởng cơ quan thuộc Chính phủ đã giải quyết lần đầu nhƣng còn có khiếu nại;
2. Giúp Thủ tƣớng Chính phủ theo dõi, kiểm tra đôn đốc các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Uỷ ban nhân dân các cấp trong việc tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, thi hành quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật.
Trƣờng hợp phát hiện có hành vi vi phạm pháp luật gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nƣớc, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức thì kiến nghị Thủ tƣớng Chính phủ hoặc kiến nghị ngƣời có thẩm quyền áp dụng biện pháp cần thiết để chấm dứt vi phạm, xem xét trách nhiệm, xử lý đối với ngƣời vi phạm.
Đối với thẩm quyền thứ hai có phần trùng với nội dung trong công tác quản lí nhà nƣớc về giải quyết khiếu nại của Thanh tra Chính phủ nói chung đã đƣợc đề cập ở phần trên. Ở đây vai trò của cá nhân ngƣời đứng đầu đƣợc thể hiện không tách rời thông qua hoạt động tập thể. Vì thế tác giả chỉ đề cập đến thẩm quyền thứ nhất là giải quyết khiếu nại mà Thủ trƣởng cơ quan thuộc Chính phủ đã giải quyết lần đầu nhƣng còn khiếu nại vì tính chất đặc biệt của nó. Thẩm quyền này vẫn đƣợc giữ nguyên qua hai lần sửa đổi Luật Khiếu nại, tố cáo mặc dù không phải không có những ý kiến khác. Theo tác giả Phạm Hồng Thái chủ biên trong cuốn Tìm hiểu về pháp luật khiếu nại, tố cáo của Nhà xuất bản Thành phố Hồ Chí Minh năm 2003 có ghi :
Trong thẩm quyền giải quyết khiếu nại của Tổng thanh tra nhà nƣớc quy định tại Luật khiếu nại, tố cáo cũng có điểm chƣa hợp lý( … )Quy định nhƣ vậy chƣa khách quan, khi Luật khiếu nại, tố cáo xác định thẩm quyền của Tổng Thanh tra Nhà nƣớc trên cơ sở địa vị pháp lý của cá nhân ngƣời đứng đầu cơ quan thuộc Chính phủ, chứ không phải là trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan đó. Về nguyên tắc, các cơ quan thuộc Chính phủ đều có địa vị pháp lý nhƣ nhau, thậm chí nếu xét về nội dung quản lý nhà nƣớc, nhiều cơ quan thuộc Chính phủ mà ngƣời đứng đầu không phải là Bộ trƣởng, song lại có nội dung quản lý nhà nƣớc rộng hơn nhiều so với cơ quan thuộc Chính phủ mà ngƣời đứng đầu là Bộ trƣởng [ 40 , tr91].
Đây cũng là quan điểm cần nhìn nhận, tham khảo trong quá trình sửa đổi luật sau này. Thực tế, hiện nay các cơ quan thuộc Chính phủ không nhiều,
nội dung quản lí nhà nƣớc không lớn nên số việc khiếu nại mà Tổng Thanh tra Chính phủ giải quyết qua từng năm cũng giảm dần. Theo số liệu của Thanh tra Chính phủ năm 1999, Tổng Thanh tra nhà nƣớc ( nay là Tổng Thanh tra Chính phủ) đã giải quyết 3 vụ việc thuộc thẩm quyền, năm 2000 là 7 vụ, năm 2001 đã giải quyết 3 vụ, năm 2002 đã giải quyết giải quyết 2 vụ, năm 2004 giải quyết 1 vụ. [ 34, tr2]. Nhìn chung các quyết định giải quyết khiếu nại của Tổng Thanh tra Chính phủ cơ bản đƣợc ngƣời dân tôn trọng, các cơ quan, tổ chức, cá nhân chấp hành nghiêm chỉnh. Số vụ việc còn tiếp khiếu hầu nhƣ không có. Chính vì vậy mà thẩm quyền của Tổng Thanh tra Chính phủ vẫn đƣợc tiếp tục ghi nhận trong Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo 2005.
Tóm lại: Nhìn tổng quát tình hình khiếu nại những năm qua cho thấy tuy diễn biến phức tạp nhƣng dƣới sự lãnh đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thƣ Trung ƣơng Đảng, sự chỉ đạo, điều hành của Chính phủ và Thủ tƣớng Chính phủ, cùng với các cơ quan quản lí; cơ quan thanh tra hành chính các cấp đã ngày càng làm tốt hơn chức năng quản lí nhà nƣớc trong công tác giải quyết khiếu nại và tham mƣu cho thủ trƣởng cùng cấp trong giải quyết khiếu nại . Ngoài việc tăng cƣờng nắm bắt tình hình để chủ động đề ra các biện pháp xử lý đã tập trung vào công tác thanh tra, kiểm tra trách nhiệm của Thủ trƣởng cơ quan hành chính cấp dƣới trong việc chấp hành Luật khiếu nại, tố cáo; phát hiện và chấn chỉnh kịp thời những hạn chế, yếu kém trong công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại đồng thời tập trung tham mƣu, giải quyết các vụ việc phức tạp, tồn đọng. Cơ quan thanh tra hành chính các cấp đã chủ động cùng với các cơ quan quản lí tháo gỡ những khó khăn, vƣớng mắc trong cơ chế giải quyết khiếu nại và phối hợp chặt chẽ với các cấp địa phƣơng xem xét giải quyết những vụ việc phức tạp, các vụ khiếu nại đông ngƣời, vƣợt cấp. Nhờ sự phát huy tích cực vai trò của cơ quan thanh tra hành chính mà đã tập trung giải quyết đƣợc một khối lƣợng lớn vụ việc khiếu nại phát sinh cũng nhƣ
nhiều vụ việc tồn đọng, phức tạp. Công tác thanh tra, kiểm tra, kiến nghị, kết luận báo cáo cấp có thẩm quyền xử lý, giải quyết đƣợc nâng cao một bƣớc về chất lƣợng và hiệu quả, đƣợc quần chúng nhân dân đồng tình ủng hộ, góp phần quan trọng vào việc giải quyết nhiều vụ việc tranh chấp, khiếu nại ngay tại cơ sở một cách thoả đáng, đúng pháp luật. Nhìn chung, là cơ quan có vị trí quan trọng trong cơ cấu tổ chức của các cơ quan hành chính nhà nƣớc, với những nhiệm vụ, quyền hạn nhất định do pháp luật trao, cơ quan thanh tra hành chính các cấp trong thời gian qua bằng những hoạt động thiết thực đã khẳng định đƣợc vai trò của mình trong công tác giải quyết khiếu nại thông qua chức năng tham mƣu giúp việc cho thủ trƣởng cơ quan quản lí nhà nƣớc cùng cấp trong giải quyết khiếu nại và tiến hành quản lí nhà nƣớc về công tác giải quyết khiếu nại.
Tuy nhiên, nhiều vụ việc khiếu kiện chƣa đƣợc giải quyết kịp thời hoặc giải quyết chậm dứt điểm do công tác thẩm tra, xác minh, thu thập chứng cứ để giải quyết chƣa đảm bảo chính xác, có một số vụ do nhận thức và vận dụng pháp luật để giải quyết còn có ý kiến khác nhau hoặc áp dụng chƣa đúng chính sách, pháp luật dẫn đến quá trình giải quyết còn nhùng nhằng. Do đó khi ban hành quyết định giải quyết chƣa đƣợc công dân đồng tình. Có những vụ việc xảy ra không phức tạp nhƣng cách giải quyết ban đầu của chính quyền địa phƣơng chƣa chính xác, còn né tránh trách nhiệm, hoạt động áp dụng chính sách, pháp luật chƣa đúng, còn biểu hiện tuỳ tiện, tắc trách dẫn đến sự việc khiếu kiện kéo dài, phức tạp. Sự phối hợp giữa các cấp ngành chức năng trong quá trình giải quyết khiếu nại chƣa chặt chẽ. Công tác kiểm tra, đôn đốc của cấp trên với cấp dƣới chƣa thƣờng xuyên, nhiều quyết định giải quyết đã ban hành nhƣng không đƣợc thực hiện, kể cả một số trƣờng hợp đã rõ là có sai phạm nhƣng vẫn đùn đẩy, né tránh, không mạnh dạn sửa sai hoặc bao che cho cấp dƣới hoặc không kiên quyết xử lý những ngƣời sai phạm.
Chƣơng 3
CÁC GIẢI PHÁP TĂNG CƢỜNG VAI TRÒ CƠ QUAN THANH TRA HÀNH CHÍNH TRONG GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI