Xây dựng đội ngũ cán bộ thanhtra trong sạch, vững mạnh

Một phần của tài liệu Vai trò của cơ quan thanh tra hành chính trong giải quyết khiếu nại ở việt nam hiện nay (Trang 93 - 102)

Công tác thanh tra là công tác cực kỳ quan trọng nên phải do những ngƣời có phẩm chất đạo đức tốt và có uy tín. Tại Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng (Khoá VIII) bàn về chiến lƣợc cán bộ thời kỳ đẩy mạng công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nƣớc (với chiến lƣợc cán bộ đến năm 2020) đã khẳng định rằng: Cán bộ là nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng, gắn liền với vận mệnh của đất nƣớc và chế độ; là cái gốc của mọi công việc.

Để làm đƣợc tai mắt cho Đảng, cho Chính phủ, cán bộ thanh tra phải là những ngƣời thực sự có năng lực, kinh nghiệm và uy tín. Thực tế cho thấy để làm đƣợc các công việc quan trọng nhƣng khó khăn và phức tạp, nhất là các công việc đòi hỏi hiểu biết sâu sắc về lý luận chính trị, kiến thức chuyên môn khoa học - kỹ thuật, thì thực sự đòi hỏi khả năng về trí tuệ của con ngƣời.

Công tác thanh tra đòi hỏi đội ngũ cán bộ có năng lực. Ngƣời làm việc có năng lực thì công việc mới đem lại hiệu quả. Ngƣời cán bộ thanh tra có năng lực, kinh nghiệm là ngƣời không chỉ nắm vững công việc mà họ phải làm, tức là tinh thông nghiệp vụ, giỏi về chuyên môn nghiệp vụ thanh tra, mà họ còn hiểu biết khá sâu sắc về các vấn đề xã hội mà họ đang sống, giỏi về

các mối quan hệ hành chính, am hiểu luật pháp, giải quyết các mối quan hệ xã hội một cách minh bạch, công tâm theo đúng pháp luật và không trái với tập quán, đạo lý truyền thống của dân tộc

Bên cạnh phẩm chất có năng lực cũng đòi hỏi ngƣời cán bộ thanh tra phải giàu bản lĩnh, kinh nghiệm và có uy tín cao. Thanh tra là một công việc phức tạp, nhất là khi vụ việc thanh tra có liên quan đến nhiều ngành, nhiều cấp hoặc khi đối tƣợng thanh tra là những cán bộ cao cấp thì càng đòi hỏi bản lĩnh, kinh nghiệm của ngƣời đi thanh tra. Bản lĩnh đó thể hiện tinh thần thẳng thắn kiểm tra, phát hiện các sai phạm, đấu tranh đối với mọi đối tƣợng. Kinh nghiệm của ngƣời cán bộ thanh tra có đƣợc là do học hỏi, tôi luyện, đúc rút từ thực tế, đó là sự thuần thục chuyên môn, sắc sảo, khôn ngoan trong xử lý mọi vấn đề, các quan hệ phát sinh trong quá trình thanh tra. Thực tế, khi thanh tra các vụ việc phức tạp, kinh nghiệm sẽ giúp cán bộ thanh tra làm tốt công việc, họ sẽ bóc tách mọi vấn đề, đi đến ngọn nguồn, lạch, sông, có phƣơng sách đúng đắn với các hành vi, thủ đoạn không tích cực của đối tƣợng thanh tra nhằm che đậy các sai phạm.

Ngƣời cán bộ thanh tra phải có uy tín cao. Năng lực và đạo đức là hai phẩm chất tạo ra uy tín cho ngƣời cán bộ thanh tra. Sự tinh thông nghiệp vụ thanh tra, hiểu biết sâu rộng về chính sách, pháp luật cộng với các tấm gƣơng trong sáng về đạo đức cách mạng cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tƣ của cán bộ thanh tra sẽ làm cho đối tƣợng thanh tra tâm phục khẩu phục, thành khẩn sửa chữa khuyết điểm, tiếp thu phê bình để hoàn thành tốt hơn chức trách, nhiệm vụ của mình.

Cán bộ thanh tra phải cố gắng học tập, trau dồi đạo đức, nâng cao trình độ lý luận, nghiệp vụ, chuyên môn.Thanh tra là một công việc đặc biệt, chính vì vậy, ngƣời cán bộ thanh tra phải là một điển hình về năng lực và đạo đức

cách mạng, phải nhƣ cái gương cho người ta soi mặt. Nhƣng không phải ngƣời cán bộ thanh tra nào cũng đều hoàn thiện vì ai cũng có ƣu, có khuyết. Để phấn đấu trở thành một tấm gƣơng sáng về đạo đức cách mạng thì cán bộ thanh tra phải luôn rèn luyện, tu dƣỡng và có ý thức tự phê bình ,sửa mình để tiến tới sự hoàn thiện

Học tập là một vấn đề chủ chốt trong việc tăng cƣờng năng lực của cán bộ thanh tra. Ngƣời cán bộ thanh tra phải không ngừng trau dồi, nâng cao nghiệp vụ thanh tra: đó là các kiến thức chuyên ngành về kinh tế, tài chính; chỉ tiêu, chế độ; chính sách, pháp luật; ngoại ngữ, tin học v.v Chỉ khi làm đƣợc nhƣ vậy thì cán bộ thanh tra mới theo kịp yêu cầu của công tác quản lý nhà nƣớc và công tác thanh tra mới thật sự hiệu lực, hiệu quả, luôn thích ứng với sự phát triển của các vấn đề xã hội là nội dung và đối tƣợng của thanh tra.

Để đáp ứng đƣợc những tiêu chí trên đòi hỏi Nhà nƣớc phải chú trọng tăng cƣờng chất lƣợng và hiệu quả đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ công chức thanh tra. Cụ thể cần:

- Trên cơ sở các tiêu chuẩn về chuyên môn, nghiệp vụ và phẩm chất đạo đức thanh tra viên, cần nghiên cứu đánh giá nhu cầu đào tạo, bồi dƣỡng đội ngũ cán bộ thanh tra. Việc nghiên cứu cần tập trung khảo sát và đánh giá những nội dung nhƣ thời gian đào tạo, chuyên môn cần đào tạo, kỹ năng cần bồi dƣỡng, phƣơng thức đào tạo, bồi dƣỡng.

- Xây dựng và hoàn thiện nội dung chƣơng trình đào tạo, bồi dƣỡng cải tiến nâng cao chất lƣợng giáo trình. Xuất phát từ đặc thù của ngành cần nghiên cứu tập trung vào thử nghiệm Chƣơng trình và tài liệu đào tạo bồi dƣỡng cũng nhƣ nghiên cứu thực tế nhằm xây dựng hệ thõng tài liệu tình huống trong phạm vi toàn ngành.

về nghiệp vụ chuyên môn, nhuần nhuyễn về phƣơng pháp sƣ phạm. Bởi vì đội ngũ giảng viên hiện nay chủ yếu là lấy những cán bộ trong ngành có nhiều kinh nghiệm và thực hiện giảng dạy kiêm nhiệm nên chất lƣợng chƣa cao.

Ngoài ra nhƣ cha ông ta từng nói “ có thực mới vực đƣợc đạo” . Để ngƣời cán bộ thanh tra yên tâm làm nhiệm vụ Nhà nƣớc giao cho, phục vụ nhân dân thì từ phía Nhà nƣớc cần cải tiến chế độ chính sách đối với cán bộ, công chức thanh tra. Đây có thể nói là một nguyện vọng không chỉ riêng cán bộ thanh tra mà của cả hệ thống cán bộ công chức trong bộ máy nhà nƣớc nói chung. Vẫn biết rằng đất nƣớc còn nghèo nhƣng tình trạng lƣơng không đủ đáp ứng nhu cầu tái sản xuất sức lao động thì ngƣời cán bộ thanh tra chƣa thật sự yên tâm để chú trọng vào nghiệp vụ chuyên môn của mình. Vì vậy cần xây dựng chế độ chính sách phù hợp về các mặt, trong đó chú trọng chế độ tiền lƣơng, tiền phụ cấp để tạo ra động lực khuyến khích, động viên cán bộ yên tâm công tác, hoàn thành tốt nhiệm vụ.

Công tác thanh tra trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nƣớc chỉ thực sự phát huy hiệu quả khi có đội ngũ cán bộ có bản lĩnh chính trị, phẩm chất cách mạng, năng lực trí tuệ và tổ chức thực tiễn. Nhất là trong giai đoạn hiện này khi nƣớc ta đang bƣớc sang thời kỳ đổi mới đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá thì việc không ngừng học tập, trau dồi đạo đức cách mạng, nâng cao kiến thức chuyên môn nghiệp vụ thật sự là một yêu cầu cấp thiết đối với mọi cán bộ thanh tra .

Tóm lại : Để thực hiện những giải pháp trên, trong thời gian tới chúng tôi kiến nghị cần Nghiên cứu sửa đổi, bổ sung hoàn thiện thể chế thanh tra

để thanh tra thực sự là tai mắt của trên, là ngƣời bạn của dƣới và xây dựng đội ngũ cán bộ thanh tra trong sạch vững mạnh, nhƣ cái gƣơng cho ngƣời ta soi mặt, cụ thể:

1 - Sửa đổi Luật Thanh tra theo hƣớng nhấn mạnh hoạt động thanh tra hành chính, tăng cƣờng kiểm soát bộ máy và hoạt động của các cán bộ, công chức nhà nƣớc

2- Xây dựng Luật Khiếu nại và giải quyết khiếu nại trong đó cần đánh giá xác định rõ vai trò, vị trí của thanh tra hành chính các cấp trong công tác giải quyết khiếu nại. Trong quá trình xây dựng, sửa đổi, bổ sung hoàn thiện quy định pháp luật về khiếu nại trƣớc đây, vấn đề này phản ánh sự lúng túng, chƣa rõ ràng .

3 - Nghiên cứu ban hành quy tắc ứng xử của cán bộ thanh tra, đề cao đạo đức và tác phong làm việc của các cán bộ thanh tra đặc biệt là khi đi tiến hành thanh tra tại địa phƣơng cơ sở và khi tiếp xúc trực tiếp với công dân. Làm sao để cán bộ thanh tra thực sự là ngƣời bạn của cơ sở, là nơi ngƣời dân có thể gửi gắm, trông cậy mỗi khi có oan ức. Nghiên cứu ban hành và thực hiện cơ chế kiểm tra giám sát hoạt động của các đoàn thanh tra thực hiện tốt chức trách công vụ và hoàn thành các nội dung thanh tra, phòng ngừa các hiện tƣợng tiêu cực trong quá trình tiến hành thanh tra, đồng thời xây dựng cơ chế thẩm định các báo cáo kết quả thanh tra trƣớc khi ngƣời ra quyết định thanh tra ký kết luận thanh tra.

KẾT LUẬN

Về mặt lý luận, công tác thanh tra luôn đi kèm với quản lí. Để kiểm tra, kiểm soát nhằm đảm bảo tính đúng đắn, hiệu lực, hiệu quả của chính bộ máy làm việc thì một yêu cầu khách quan là phải có một cơ quan thực hiện chuyên trách công việc này. Kế thừa những quy định mang tính truyền thống và tính phổ biến hiện nay, tên gọi cơ quan này là cơ quan Thanh tra.

Trƣớc tiên khẳng định hoạt động thanh tra không có mục đích tự thân mà là để phục vụ cho công tác quản lý điều hành của nhà nƣớc ngày càng có hiệu quả, hiệu lực, phục vụ nhân dân ngày càng tốt hơn. Chính vì vậy Cơ quan thanh tra nói chung và cơ quan thanh tra hành chính các cấp nói riêng đƣợc giao rất nhiều nhiệm vụ trong đó có công tác giải quyết khiếu nại.Trong cơ chế quản lý liên quan đến nhiệm vụ quyền hạn của thanh tra cũng nhƣ trong thực tiễn tiến hành các cuộc thanh tra thì đây là nhiệm vụ mang tính truyền thống . Điều này càng trở nên cực kỳ quan trọng khi chúng ta đang trong quá trình đổi mới toàn diện đất nƣớc, tiến hành xây dựng nhà nƣớc pháp quyền mà tiêu chí hàng đầu đó là pháp luật phải đƣợc tuân thủ, quyền và lợi ích hợp pháp của ngƣời dân phải đƣợc bảo vệ và tôn trọng. Chúng ta đang sống trong một thời kỳ phát triển hết sức sôi động từ bản thân quá trình phát triển nền kinh tế thị trƣờng với sức tăng trƣởng đáng kể do mọi tiềm năng đƣợc phát huy. Thêm vào đó là sự hội nhập của Việt Nam vào đời sống kinh tế - chính trị của thế giới. Trong bối cảnh đó, các tiêu chí đánh giá luôn có sự biến động, bộ máy quản lý nhà nƣớc vẫn còn dấu ấn của cơ chế quan liêu bao cấp. Bản thân các văn bản pháp luật cũng đƣợc thay đổi thƣờng xuyên nhƣng nhiều khi vẫn không phản ánh hết đƣợc thực tiễn cuộc sống, các quan hệ xã hội mới phát sinh. Chính vì vậy cơ quan thanh tra hành chính và cụ thể là những cán bộ thanh tra phải có quan điểm đúng và nhìn nhận các vấn đề với

nhãn quan biện chứng, trong sự vận động và phát triển của sự vật, hiện tƣợng để đánh giá chính xác các vấn đề mà mình đƣợc giao nhiệm vụ kiểm tra, xác minh. Từ đó đƣa ra các kiến nghị xác đáng để xử lý bản thân những vấn đề đó, đồng thời đƣa ra các giải pháp hoặc dự kiến cho tƣơng lai. Thanh tra lấy pháp luật làm chuẩn mực nhƣng hơn thế nữa phải thấy đƣợc mục đích tối thƣợng trong quản lý nhà nƣớc là hiệu quả quản lý, tính phục vụ nhân dân để xem xét đánh giá đúng sai, công và tội. Một việc làm nào đó mà chƣa đúng với quy định của pháp luật nhƣng lại có lợi cho nƣớc, cho dân thì chính quy định đó cần phải đƣợc thanh tra kiến nghị sửa đổi. Nhƣ vậy thanh tra ngoài việc xem xét việc làm của đối tƣợng thanh tra còn phải xem xét chính chủ trƣơng, chính sách có đúng không có phù hợp với thực tiễn hay không.

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói : “Đồng bào có oan ức mới khiếu nại hoặc vì chƣa hiểu rõ chính sách của Đảng và Chính phủ mà khiếu nại” và cũng không loại trừ những trƣờng hợp lợi dụng quyền khiếu nại để gây mất trật tự an ninh xã hội. Trong mọi trƣờng hợp, cơ quan thanh tra hành chính với tƣ cách là cơ quan chuyên môn giúp việc cho thủ trƣởng cơ quan quản lý cùng cấp phải tiến hành xem xét, kiểm tra từ đó kiến nghị xác đáng để giúp công tác quản lý nhà nƣớc đƣợc tốt hơn. Để bộ máy nhà nƣớc ngày càng thực sự là của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân

Vì thế, không ngừng củng cố và tăng cƣờng hoạt động của cơ quan thanh tra hành chính các cấp trong công tác giải quyết khiếu nại là một nhiệm vụ trọng tâm của ngành thanh tra cũng nhƣ của các cơ quan quản lý. Luận văn với tƣ cách là nhìn nhận vai trò của cơ quan thanh tra hành chính trong giải quyết khiếu nại là xem xét, đánh giá hoạt động thực tế của hệ thống cơ quan này nhƣ thế nào, có phát huy đƣợc vai trò trong thực tiễn hay không. Khách quan mà đánh giá, có những mặt làm đƣợc, có những hạn chế chƣa phát huy do cả nguyên nhân chủ quan và khách quan. Từ đó, luận văn đã

nghiên cứu, kiến nghị một số giải pháp để tiếp tục củng cố, tăng cƣờng vai trò Thanh tra hành chính trong giải quyết khiếu nại:

Thứ nhất: Tăng cƣờng sự lãnh đạo của Đảng và Chính quyền các cấp đối với công tác thanh tra trong giải quyết khiếu nại;

Thứ hai: Hoàn thiện quy định pháp luật về vai trò của cơ quan thanh tra hành chính các cấp trong công tác giải quyết khiếu nại;

Thứ ba: Đổi mới về tổ chức và hoạt động của Thanh tra Nhà nƣớc nói chung cũng nhƣ cơ quan thanh tra hành chính các cấp nói riêng ;

Thứ tư: Xây dựng đội ngũ cán bộ thanh tra trong sạch, vững mạnh Dù trong thời gian tới có thể nhiệm vụ của thanh tra nói chung trong công tác giải quyết khiếu nại có thay đổi và cơ chế giải quyết khiếu nại có những cải cách đáng kể. Ví dụ nhƣ đề án thành lập cơ quan Tài phán hành chính với tƣ cách là hệ thống cơ quan độc lập thuộc Chính phủ chuyên thực hiện chức năng giải quyết khiếu kiện hành chính của nhân dân. Nếu đƣợc chấp thuận đề án này thì chức năng của cơ quan hành chính nói chung và cơ quan thanh tra hành chính trong giải quyết khiếu nại sẽ có sự thay đổi. Nhƣng thiết nghĩ, dù chức năng, nhiệm vụ của cơ quan thanh tra hành chính có thay đổi nhƣ thế nào nhƣng những đóng góp trong công tác giải quyết khiếu nại là không thể phủ nhận. Và chức năng, quyền hạn có thể thay đổi nhƣng vai trò của cơ quan thanh tra hành chính trong giải quyết khiếu nại vẫn là một lĩnh vực mang tính truyền thống. Vì vậy chúng ta vẫn tiếp tục cải cách nâng cao hiệu quả hoạt động của cơ quan thanh tra hành chính, để xứng đáng là “ tai mắt của trên, là ngƣời bạn của dƣới”.

Một phần của tài liệu Vai trò của cơ quan thanh tra hành chính trong giải quyết khiếu nại ở việt nam hiện nay (Trang 93 - 102)