Số lƣợng và loại hình doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh VĩnhPhúc

Một phần của tài liệu Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh vĩnh phúc luận văn ths (Trang 58 - 64)

Nền kinh tế của tỉnh chịu nhiều ảnh hƣởng từ các biến động kinh tế trong và ngoài nƣớc, nhƣng số lƣợng DNNVV đăng ký kinh doanh vẫn tăng nhanh qua các năm, năm 2007 tăng 26,46%; năm 2008 tăng 31,82%; năm 2012 tăng 20,85%. Bình quân 2007-2012, tăng 28,5%. Hết 2013 trên địa bàn tỉnh có 5.206 DNNVV (chiếm 97% so tổng số doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh), bao gồm: doanh nghiệp trong nƣớc: 5.141 doanh nghiệp; doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài: 65 doanh nghiệp. Các DNNVV đăng ký kinh doanh theo loại hình doanh nghiệp chủ yếu là Công ty TNHH: 3.282 doanh nghiệp (chiếm 63,02%); Công ty cổ phần: 1.273 doanh nghiệp (chiếm 24,45%); Doanh nghiệp tƣ nhân: 586 doanh nghiệp (chiếm 11,28%). Doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài có 65 doanh nghiệp (chiếm 1,25%).

48

Bảng 3.1: Số lƣợng, loại hình DNNVV đăng ký kinh doanh hàng năm

Đơn vị tính: doanh nghiệp, %

STT Chỉ tiêu 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 I Tổng số DNNVV 1.386 1.82 7 2.398 3.078 4.024 4.863 5.20 6 - Tốc độ tăng (%) 26,46 31,8 2 31,25 28,36 30,73 20,85 7,05 II Chia ra

1.1 Doanh nghiệp trong

nƣớc 1.386 1.82 7 2.375 3.047 3.976 4.799 5.14 1 (1) Công ty TNHH 897 1.17 3 1.520 1.977 2.638 3.158 3.28 2 - % so tổng số 64,72 64,2 0 63,39 64,23 65,56 64,94 63,0 2 (2) Công ty Cổ phần 168 271 431 605 837 1.094 1.27 3 - % so tổng số 12,12 14,8 3 17,97 19,66 20,80 22,50 24,4 5 (3) Doanh nghiệp Tƣ nhân 321 383 424 465 501 547 586 - % so tổng số 23,16 20,9 6 17,68 15,11 12,45 11,38 11,2 8 1.2 Doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài FDI - - 23 31 48 64 65 - % so tổng số - - 0,96 1,01 1,19 1,29 1,25

49

Trong tổng số 5.206 (1) DNNVV đăng ký kinh doanh có: 3.723 DNNVV đang hoạt động (chiếm 71,5% so với tổng số DNNVV đăng ký), trong đó doanh nghiệp trong nƣớc: 3.658 chia ra theo loại hình: Công ty TNHH: 2.582 (chiếm 69,31%); Công ty Cổ phần: 787 (chiếm 21,14%); Doanh nghiệp tƣ nhân: 289 (chiếm 7,80%) và doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài FDI: 65 (chiếm 1,75%). Nhƣ vậy, loại hình Công ty TNHH chiếm đa số và phổ biến trong hoạt động kinh doanh.

Hình 3.1: Cơ cấu theo loại hình DNNVV đang hoạt động tính đến 31/12/2013

Loại hình doanh nghiệp

69,31% 21,14%

7,80% 1,75%

Công ty TNHH Công ty Cổ phần Doanh nghiệp Tư nhân Doanh nghiệp FDI

Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư; Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh

Số lƣợng các doanh nghiệp đang hoạt động của tỉnh Vĩnh Phúc so với các doanh nghiệp đang hoạt động tại các tỉnh trong vùng ĐBSH, nhƣ sau: về số lƣợng doanh nghiệp Vĩnh Phúc chỉ hơn hai tỉnh trong vùng là: Hƣng Yên và Hà Nam. Nhƣng nếu tính số doanh nghiệp trên 1.000 dân thì Vĩnh Phúc xếp vị trí thứ 6/11 tỉnh, xếp trên năm tỉnh là: Hải Dƣơng, Hƣng Yên, Thái Bình, Nam Định và Ninh Bình.

(1)

Năm 2013 tổng số DNNVV là 5.206, trong đó số doanh nghiệp đang hoạt động là 3.723 bằng 71,5%. (Số liệu này đã đƣợc thông qua tại cuộc họp thẩm tra báo cáo kinh tế xã hội của HĐND).

50

Hình 3.2: So sánh số doanh nghiệp trên 1.000 dân của Vĩnh Phúc với các tỉnh trong Vùng đồng bằng sông Hồng 5.174 105.427 5.811 6.156 6.086 10.092 4.908 6.209 4.108 6.603 4.556 5,10 5,02 3,60 5,22 3,48 4,27 5,37 3,54 15,74 5,29 5,48 0 20.000 40.000 60.000 80.000 100.000 120.000 Vĩnh Phúc Hà Nội Bắc Ninh Quảng Ninh Hải Dương Hải Phòng Hưng Yên Thái Bình Hà Nam Nam Định Ninh Bình 0,00 2,00 4,00 6,00 8,00 10,00 12,00 14,00 16,00 18,00

Tổng số doanh nghiệp Số doanh nghiệp/1.000 dân

Nguồn: Tổng hợp số liệu từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Số doanh nghiệp trên 1.000 dân tăng nhanh qua các năm, năm 2007: 1,43 doanh nghiệp/1.000 dân tăng lên 5,1 doanh nghiệp/1.000 dân năm 2011. Tốc độ tăng trung bình số doanh nghiệp/1.000 dân giai đoạn 2007-2012 là: 28 %/năm.

Số lƣợng các DNNVV của tỉnh so sánh với tổng số các DNNVV của cả nƣớc và vùng Đồng bằng Sông Hồng (ĐBSH) trong các năm có xu hƣớng tăng, cụ thể so với vùng ĐBSH nhƣ sau: năm 2007 (chiếm 2,65%); năm 2008 (chiếm 2,68%); năm 2009 (chiếm 2,71%); năm 2010 (chiếm 2,74%); năm 2011 (chiếm 2,79%); năm 2012 (chiếm 2,83%).

Tuy nhiên, Tốc độ tăng số lƣợng DNNVV của tỉnh cao hơn tốc độ tăng bình quân của cả nƣớc nhƣng vẫn còn thấp so với tiềm năng là do: Hoạt động sản xuất của các nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh phát triển còn chậm, số lƣợng làng nghề thủ công truyền thống không nhiều; Hoạt động thƣơng mại của tỉnh còn thấp; hoạt động dịch vụ, nhất là dịch vụ du lịch đƣợc xác định là ngành mũi nhọn, nhƣng tốc

51

độ phát triển còn chậm. Do suy thoái kinh tế thế giới và chính sách thắt chặt tiền tệ của Nhà nƣớc nên tổng số DNNVV đã đăng ký đến 31/12/2013 nhƣng chƣa đi vào hoạt động, hoặc chờ giải thể là: 1.483 (chiếm 28,5%) cụ thể: tạm dừng sản xuất kinh doanh do có khó khăn về tiêu thụ sản phẩm và về vốn (chiếm 4,5%); có nguy cơ phá sản và giải thể (chiếm 24%). Chia theo lĩnh vực hoạt động: doanh nghiệp thƣơng mại - dịch vụ: 647 (chiếm 43,63%); doanh nghiệp xây dựng: 530 (chiếm 35,74%); doanh nghiệp Công nghiệp: 264 (chiếm 17,8%) và doanh nghiệp Nông, lâm nghiệp: 42 (chiếm 2,83%).

Bảng 3.2: Các DNNVV đăng ký nhƣng chƣa hoạt động, tạm dừng sản xuất kinh doanh hoặc chờ giải thể tính đến 31/12/2013

Đơn vị tính: doanh nghiệp

STT Ngành hoạt động Số lƣợng Cơ cấu (%) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tổng số 1.483 100

1 Nông, lâm nghiệp, thủy sản 42 2,83

2 Xây dựng 530 35,74

3 Công nghiệp 264 17,80 4 Dịch vụ-thƣơng mại 647 43,63

Nguồn: Theo kết quả khảo sát giữa Cục thuế và Sở Kế hoạch và Đầu tư. Nhìn chung: Sự tăng nhanh về số lƣợng và chất lƣợng DNNVV làm cho các DNNVV ngày càng đóng vai trò đáng kể đối với sự tăng trƣởng kinh tế của tỉnh, giữ ổn định về kinh tế, ổn định xã hội nhất là khu vực nông thôn và miền núi, đồng thời phát huy các nguồn nội lực đa dạng (tiền vốn; tài nguyên; lao động), kinh nghiệm kinh doanh,...tận dụng mọi cơ hội để phát triển đóng góp cho nền kinh tế của tỉnh phát triển ổn định và bền vững hơn, giảm dần sự phụ thuộc vào khu vực FDI.

Các DNNVV đã đăng ký nhƣng chƣa hoạt động, doanh nghiệp tạm dừng sản xuất kinh doanh, hoặc đang chờ giải thể, là do một số nguyên nhân sau:

52

- Về thị trường: Thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm hàng hoá giảm, sức mua của ngƣời dân giảm (đối với các sản phẩm hàng hoá tiêu dùng), cùng với chính sách cắt giảm đầu tƣ công của Chính phủ nên sức mua hàng hoá từ khu vực nhà nƣớc giảm, bên cạnh đó các chi phí đầu vào cũng nhƣ giá cả hàng hoá bán ra cao, nên việc tiêu thụ các sản phẩm càng thêm khó khăn, dẫn đến kết quả là không có lãi, hoặc lãi quá ít để có thể bù đắp đƣợc chi phí. Mặt khác các doanh nghiệp kinh doanh thƣơng mại còn phải chịu sự cạnh tranh ngày càng tăng từ các trung tâm thƣơng mại, từ các siêu thị với các nhà kinh doanh bán lẻ nhƣ: Big C, CoopMart, ..., tạo nên sức ép cạnh tranh lớn cho các DNNVV thƣơng mại trên địa bàn tỉnh.

Riêng đối với các DNNVV hoạt động xây dựng, do việc thắt chặt tiền tệ, cắt giảm đầu tƣ công, thực hiện kiềm chế lạm phát của Chính phủ nên nhiều dự án đầu tƣ xây dựng khu đô thị phải tạm dừng hoặc giãn tiến độ; thị trƣờng bất động sản trầm lắng cũng ảnh hƣởng rất lớn đến hoạt động doanh nghiệp xây dựng và doanh nghiệp cung cấp các sản phẩm liên quan.

- Về vốn: Lãi suất huy động cao và kéo dài, nguồn vốn lƣu động của doanh nghiệp ít, các đơn hàng chậm đƣợc thanh toán, các doanh nghiệp còn chiếm dụng vốn của nhau nhiều doanh nghiệp thua lỗ, không có khả năng thanh toán dẫn tới phá sản, kéo theo hàng loạt các doanh nghiệp thuộc nhóm ngành liên quan cũng bị ảnh hƣởng.

- Nội tại doanh nghiệp: DNNVV thƣờng bắt đầu từ công ty gia đình, kinh nghiệm và trình độ quản lý của chủ doanh nghiệp còn hạn chế nên việc quản lý doanh nghiệp yếu, năng lực đội ngũ nhân lực thiếu chuyên nghiệp, thiếu chiến lƣợc kinh doanh dài hạn, việc kiểm soát các chi phí, vốn, doanh thu còn hạn chế do đó hiệu quả kinh doanh thấp, khi gặp rủi ro và có những thay đổi trong chính sách vĩ mô, rất dễ dẫn đến giải thể, phá sản.

Tuy nhiên, đây cũng là dịp để đánh giá năng lực các doanh nghiệp, với những doanh nghiệp thực sự yếu kém, không có sự đầu tƣ đúng hƣớng, tất yếu bị đào thải, phân bổ lại các nguồn lực và cơ hội phát triển cho các doanh nghiệp sử dụng nguồn lực tốt hơn và hiệu quả hơn. Qua đó sàng lọc những doanh nghiệp có sức cạnh

53

tranh, có khả năng phát triển mở rộng thị trƣờng để vƣợt qua khó khăn sẽ đứng vững và phát triển.

Một phần của tài liệu Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh vĩnh phúc luận văn ths (Trang 58 - 64)