Kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh vĩnh phúc luận văn ths (Trang 55 - 58)

- Tăng trƣởng kinh tế: Từ khi tái lập tỉnh (năm 1997), tốc độ tăng trƣởng kinh tế bình quân giai đoạn 1997-2013 đạt 17,2%/năm. Nền kinh tế của tỉnh ngày càng mở rộng về quy mô, tạo điều kiện thuận lợi trong giải quyết việc làm và phát triển DNNVV. Cùng với tốc độ tăng trƣởng nhanh của nền kinh tế, GDP bình quân đầu ngƣời trong tỉnh cũng tăng nhanh, cụ thể: Năm 2005, GDP bình quân đầu ngƣời

45

(theo giá thực tế) mới đạt 9,1 triệu đồng, nhƣng đến năm 2011 đạt 33,6 triệu đồng (tƣơng đƣơng 1.766 USD) tăng bình quân 30,3%/năm; đến năm 2012 GDP/ngƣời của tỉnh đạt khoảng 43 triệu đồng (tƣơng đƣơng với trên 2.000 USD/năm), đến băm 2013 đạt bình quân đầu ngƣời (theo giá hiện hành) ƣớc đạt 56,8 triệu đồng/ngƣời, tƣơng đƣơng 2.569 USD/ngƣời, tăng 12,3% so với thực hiện năm 2011, cao hơn 1,3 lần GDP bình quân đầu ngƣời của cả nƣớc và đứng thứ ba trong vùng KTTĐ Bắc bộ, sau 2 thành phố là Hà Nội và Hải Phòng.

- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hƣớng tích cực: Cơ cấu kinh tế chuyển dịch mạnh theo hƣớng giảm tỷ trọng nông nghiệp tăng mạnh tỷ trọng công nghiệp và xây dựng, dịch vụ. Ngành công nghiệp chế tạo và gia công cơ khí (trong đó, ngành cơ khí chế tạo và lắp ráp đặc biệt trong lĩnh vực sản xuất lắp ráp xe ô tô và xe gắn máy) đóng góp lớn cho nền kinh tế của tỉnh, chiếm tỷ trọng 37,59% trong cơ cấu GDP của tỉnh năm 2001, tăng lên 56,68% năm 2012. Năm 2013. Tuy kinh tế suy thoái nhƣng năm 2013, tốc độ tăng trƣởng đạt 7,89%, đứng thứ 3 trong vùng kinh tế trọng diểm Bắc Bộ, sau Hà Nội (10.2%) và Bắc Ninh(8,25%). Nói thêm 2013 năm thành công của thu hút đầu tƣ Vĩnh Phúc với 42 dự án FDI, DDI, lĩnh vực FDI tăng 3,5 lần về số dự án và 206% về số vốn đăng ký, lĩnh vực DDI tăng 3,34 lần về số vốn đăng ký. Lĩnh vực thu ngân sách nhà nƣớc tăng cao so với cùng kỳ đạt 19.275 tỷ đồng tăng 45% so với năm 2012, thu nội địa đạt 15.700 tỷ đồng tăng 60%, với kết quả thu nội địa này Vĩnh Phúc tiếp tục khẳng định vị trí thứ 2 miền Bắc sau Hà Nội và đứng thứ 5 cả nƣớc. Cơ cấu kinh tế năm 2013, công nghiệp - xây dựng 60,39%, Dịch vụ 28,92%, Nông -lâm - ngƣ nghiệp giảm còn 10,69%. Khu vực kinh tế ngoài nhà nƣớc phát triển nhanh, hoạt động có hiệu quả trên nhiều lĩnh vực, đến năm 2012 chiếm tỷ trọng 40,7% cơ cấu nền kinh tế, đóng góp trong GDP (theo giá TT) chiếm 40,35%, năm 2013 đạt tỷ trọng 43,57% (Trong đó có các DNNVV) hoạt động trên nhiều lĩnh vực, đóng góp quan trọng cho tăng trƣởng và phát triển kinh tế, giải quyết việc làm và cải thiện đời sống nhân dân;

- Thu ngân sách trên địa bàn tỉnh liên tục tăng: năm 2005 đạt 3.182,9 tỷ đồng (trong đó, thu nội địa đạt 2.450,3 tỷ), năm 2011 đạt 15.353,8 tỷ đồng (trong đó thu

46

nội địa đạt 10.901,3 tỷ đồng), năm 2012 đạt 16.484 tỷ đồng năm 2013 đạt trên 17.600 tỷ đồng (trong đó thu nội địa đạt 11.638 tỷ đồng - vƣợt dự toán HĐND tỉnh giao) cao nhất từ trƣớc đến nay và là một trong nhóm các tỉnh có số thu cao nhất cả nƣớc.

- Hình thành và phát triển nhiều khu công nghiệp: Đến hết năm 2012, trên địa bàn tỉnh quy hoạch khu công nghiệp, đã đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt chủ trƣơng đầu tƣ với quy mô diện tích là 5.973ha, đến hết năm 2013 đã có 20 khu công nghiệp và cụm công nghiệp đƣợc hình thành. Các khu công nghiệp tập trung quy mô lớn với trình độ công nghệ tƣơng đối hiện đại. Đáp ứng nhu cầu lao động, chủ yếu là lao động kỹ năng trong các khu công nghiệp tăng nhanh, đòi hỏi phải phát triển các DNNVV.

3.1.3 Dân số và lao động

Quy mô dân số của tỉnh ở mức trung bình, năm 2012, quy mô dân số là 1.014,6 ngàn ngƣời, theo dự tính năm 2013 dân số là 1.123 ngàn ngƣời. Lao động Vĩnh Phúc đang dịch chuyển cơ cấu theo hƣớng tăng tỷ trọng ngành công nghiệp - dịch vụ, giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp. Lao động qua đào tạo trong tỉnh ngày càng tăng. Tỷ lệ lao động qua đào tạo: tăng từ 25% năm 2005 lên 51,2% năm 2011, năm 2012 là 54%, năm 2013 là 56,3%. Tỷ lệ đã qua đào tạo nói chung của lực lƣợng lao động tỉnh Vĩnh Phúc cao hơn so với mức bình quân chung của cả nƣớc. Mức tăng nhanh chóng này là do công tác đào tạo đƣợc chú trọng hơn, sự tham gia của xã hội rộng rãi hơn, và đặc biệt là lĩnh vực dạy nghề tăng rất nhanh (bình quân tăng 16,92%/năm). Tỷ trọng lao động qua đào tạo của mỗi nhóm ngành so với tổng số lao động của nhóm ngành đó đều có xu hƣớng tăng lên theo thời gian.

Thể lực và tầm vóc của nhân lực tỉnh Vĩnh Phúc đã đƣợc cải thiện và từng bƣớc đƣợc nâng cao, rõ nhất là tại khu vực thành phố Vĩnh Yên, các trung tâm huyện, thị và các khu vực đô thị. Trong những năm gần đây, mức độ hiểu biết và ý thức chấp hành pháp luật của ngƣời lao động đƣợc nâng lên. Thói quen làm việc tuân thủ những quy định và kỷ luật đã có bƣớc tiến bộ nhất định, nhất là trong các doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài. Trong đó có nguyên nhân tăng cƣờng công

47

tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật đến ngƣời dân nói chung và ngƣời lao động nói riêng.

Tuy nhiên, phần lớn lao động đang làm việc trong các DNNVV, xuất thân từ nông thôn, quen với lối sản xuất nông nghiệp nên khi làm việc trong DNNVV lao động chƣa thể thích nghi ngay với môi trƣờng làm việc mới. Do đó, trong giai đoạn đầu, việc chấp hành ý thức tổ chức, kỷ luật, pháp luật lao động còn hạn chế, cần thời gian để thích nghi.

Tóm lại, những thành công trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh đã tạo cho tỉnh vị thế mới đối với cả nước, vùng đồng bằng Sông Hồng và vùng KTTĐ Bắc Bộ. Đồng thời tạo nhiều điều kiện thuận lợi và quan trọng về phát triển DNNVV của tỉnh trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh vĩnh phúc luận văn ths (Trang 55 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)