Các đường truyền sóng và ống dẫn sóng thực tế

Một phần của tài liệu Cơ sở kỹ thuật siêu cao tấn (Trang 28)

2 Lý thuyết đường truyền

2.2 Các đường truyền sóng và ống dẫn sóng thực tế

Các đường truyền và ống dẫn sóng chủ yếu được sử dụng để phân phát năng lượng cao tần từ một điểm này tới một điểm khác và vì vậy có thể được xem là các thành phần mạch cao tần cơ bản. Trong phần này chúng ta sẽ lần lượt khảo sát đặc tính của một số loại đường truyền và ống dẫn sóng được sử dụng phổ biến. Trong phần trước ta đã biết rằng một đường truyền được đặc trưng bởi một hằng số truyền lan và một trở kháng đặc tính; nếu đường truyền có tổn hao thì suy hao cũng là vấn đề cần quan tâm. Các đại lượng này được rút ra nhờ phép phân tích lý thuyết trường đối với nhiều đường truyền và ống dẫn sóng khác nhau.

Chúng ta sẽ bắt đầu bằng việc thảo luận chung về các kiểu lan truyền và các mode lan truyền khác nhau có thể tồn tại trên các đường truyền và ống dẫn sóng. Các đường truyền gồm hai hay nhiều dây dẫn có thể hỗ trợ sóng điện từ ngang TEM, đặc trưng bởi sự thiếu vắng các thành phần trường dọc theo phương lan truyền. Các sóng TEM có một điện áp, dòng điện và trở kháng đặc tính xác định duy nhất. Các ống dẫn sóng, thường gồm duy nhất một dây dẫn, hỗ trợ các sóng điện ngang TE và/hoặc sóng từ ngang TM, đặc trưng bởi sự có mặt của các thành phần từ trường dọc hay điện trường dọc tương ứng. Với trường hợp này ta không thể đưa ra một định nghĩa duy nhất về trở kháng đặc tính cho các sóng như vậy, mặc dù các định nghĩa có thể được chọn sao cho khái niệm trở kháng đặc tính có thể được sử dụng cho các ống dẫn sóng với những kết quả có ý nghĩa.

Một phần của tài liệu Cơ sở kỹ thuật siêu cao tấn (Trang 28)