Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến việc tuân thủ điều trị nhóm thuốc lợi tiểu thiazid

Một phần của tài liệu Nhịp cầu dược lâm sàng bài số 2 bệnh tăng huyết áp và cách phòng tránh (Trang 36 - 37)

Tổng quan và mục tiêu nghiên cứu

Việc tuân thủ điều trị đối với các thuốc tăng huyết áp được đánh giá là một yếu tố quyết định trong kiểm soát mức huyết áp tối ưu cho bệnh nhân; tuy nhiên, hiện nay có rất ít nghiên cứu về vấn đề này trên đối tượng bệnh nhân người Trung Quốc. Nghiên cứu này được tiến hành nhằm đánh giá các yếu tố ảnh hưởng tới sự tuân thủ điều trị với các thuốc lợi tiểu thiazid trên một quần thể bệnh nhân tăng huyết áp người Trung Quốc.

Phương pháp nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu bao gồm tất cả các bệnh nhân người Trung Quốc từ 18 tuổi trở lên được kê đơn một thuốc lợi tiểu thiazid tại các cơ sở y tế cộng đồng ở Hồng Kông từ tháng 1 năm 2004 đến tháng 6 năm 2007 và đã có ít nhất hai lần đến lĩnh thuốc tăng huyết áp. Tỷ số thời gian sử dụng thuốc (MPR) là thông số được sử dụng để đo lường sự tuân thủ của từng bệnh nhân;

bệnh nhân được cho là tuân thủ điều trị khi có MPR ≥ 80%. Nghiên cứu sử dụng phân tích hồi quy logic nhị phân để đánh giá các yếu tố ảnh hưởng tới sự tuân thủ tốt trong điều trị.

Kết quả và bàn luận

Trong số 8551 bệnh nhân đủ điều kiện tham gia nghiên cứu, có 84.5% bệnh nhân tuân thủ điều trị (với MPR ≥ 80%). Đối tượng tự trả phí khám chữa bệnh (tỷ số chênh hiệu chỉnh [aOR] là 1.28; khoảng tin cậy 95% [CI 95%] là 1.12-1.46, P <0.001) và đối tượng tái khám định kỳ (aOR 2.47, CI 95% 2.13-2.87, P <0.001) có sự tuân thủ trong điều trị tăng huyết áp cao hơn một cách có ý nghĩa thống kê. Bệnh nhân mới được chỉ định thuốc lợi tiểu thiazid và những bệnh nhân gặp khó khăn về tài chính có mức độ tuân thủ điều trị kém hơn. Không có mối liên quan giữa các yếu tố tuổi tác, giới tính và số lượng bệnh kèm với sự tuân thủ điều trị.

Kết luận

Trong số các bệnh nhân Trung Quốc được nghiên cứu, những bệnh nhân mới được chỉ định dùng thuốc lợi tiểu thiazid và những người gặp khó khăn về tài chính kém tuân thủ hơn trong điều trị tăng huyết áp. Để cải thiện hiệu quả điều trị trên lâm sàng, cần chú trọng vào các đối tượng này bằng cách đưa ra các chiến lược giám sát tuân thủ điều trị thường xuyên và chặt chẽ hơn.

Người dịch: SVD5. Dương Khánh Linh, ĐH Dược Hà Nội Người hiệu đính: DS. Nguyễn Thị Quỳnh Trang, BV Đa Khoa Đà Nẵng Nguồn: Journal of Clinical Pharmacy and Therapeutics (2011)36, 179–186

Ca 1. Một ca phân tích đơn thuốc tăng huyết áp chi tiết

Một phần của tài liệu Nhịp cầu dược lâm sàng bài số 2 bệnh tăng huyết áp và cách phòng tránh (Trang 36 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)