Ca 15. Tương tác thuốc-bện h- NSAID và THA (1)

Một phần của tài liệu Nhịp cầu dược lâm sàng bài số 2 bệnh tăng huyết áp và cách phòng tránh (Trang 57 - 58)

10/6.25 – 1 viên mỗi sáng từ 3 năm nay. Thời gian gần đây, ông nhận thấy huyết áp của mình không ổn định. Do đó, cách đây 15 ngày, bác sĩ của ông đã kê thêm thuốc Amlor 5mg (amlodipine) 1 viên/ngày dùng trong 1 tháng. Hôm nay, ông S. ghé quầy thuốc để mua thêm thuốc ibuprofen để trị đau đầu bất thường và mặt đỏ.

Việc dùng ibuprofen có hợp lý ?

Không, đây không phải loại thuốc giảm đau thích hợp với ông S. Thậm chí, những cơn đau đầu mà ông S. gặp phải có thể là tác dụng không mong muốn do thuốc đang dùng.

Phân tích ca

- Cần tránh sử dụng các thuốc giảm đau nhóm NSAID (đặc biệt là tự ý dùng thuốc) ở các

bệnh nhân tăng huyết áp. Các thuốc NSAID ức chế tổng hợp prostaglandine, gây co mạch và làm giảm tác dụng của các thuốc trị tăng huyết áp. Bên cạnh đó, các thuốc này làm giảm tưới máu ở cầu thận do đó làm tăng nguy cơ suy thận cấp ở các bệnh nhân đang điều trị bằng thuốc lợi tiểu, thuốc ức chế men chuyển và thuốc chẹn thụ thể angiotensin II.

- Hơn nữa, cần thiết phải hỏi ông S. về nguyên nhân của các cơn nhức đầu xuất hiện không lâu sau khi bắt đầu dùng amlodipine. Trên thực tế, các thuốc nhóm dihydropyrin là các loại thuốc giãn mạch có tác dụng không mong muốn thường gặp là đau đầu, đỏ hay nóng mặt. Các triệu chứng này thường xuất hiện khi bắt đầu điều trị và sau đó giảm dần. Phù mặt hoặc chân cũng có thể xảy ra.

Thái độ xử trí

Dược sĩ cần khuyên ông S. không nên sử dụng ibuprofen mà thay vào đó tư vấn cho ông sử dụng paracetamol dạng viên (không dùng dạng sủi bọt vì có chứa nhiều natri). Dược sĩ cũng cần khuyên ông S. liên hệ ngay với bác sĩ nếu các cơn đau đầu không thuyên giảm.

Điều cần nhớ

Cần tránh tự ý sử dụng các thuốc NSAID ở các bệnh nhân tăng huyết áp do nguy cơ làm giảm hiệu quả của thuốc điều trị tăng huyết áp và suy giảm chức năng thận cấp tính.

DS. Trịnh Hồng Nhung (dịch) DS. Võ Thị Hà (hiệu đính)

Ca 16. Tương tác thuốc-bệnh - NSAID và THA (2)

Một phần của tài liệu Nhịp cầu dược lâm sàng bài số 2 bệnh tăng huyết áp và cách phòng tránh (Trang 57 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)