Ca 17. Tương tác thuốc- Nguy cơ xoắn đỉnh

Một phần của tài liệu Nhịp cầu dược lâm sàng bài số 2 bệnh tăng huyết áp và cách phòng tránh (Trang 60 - 62)

được kiểm soát kém, cùng với việc nhịp tim tăng nhẹ dẫn đến việc bác sĩ thêm thuốc ISOPTIN (verapamil) 120mg/ ngày vào phác đồ điều trị cũ bằng FLUDEX (indapamide) 1,5mg/ngày và ODRIK (trandolapril) 2mg/ngày. Hôm nay, bà H. đến mua thuốc theo đơn mới và than phiền về việc bị táo bón. Bà tranh thủ hỏi ý kiến dược sĩ về “thuốc nhuận tràng mà bà nhìn thấy trên quảng cáo truyền hình” DULCOLAX (bisacodyl). Tuy nhiên dược sĩ cần phải suy nghĩ kĩ trước yêu cầu này.

Chúng ta có thể cung cấp thuốc DULCOLAX được không?

Không! Đầu tiên khi đề cập đến vấn đề này cần nhấn mạnh: Dulcolax không phải là thuốc nhuận tràng phù hợp cho bệnh nhân này. Hơn nữa, cần phải đặt câu hỏi về nguyên nhân táo bón của bà H.

- DULCOLAX (bisacodyl) là thuốc nhuận tràng kích thích, tác động nhanh (từ 5 đến 10h). Sử dụng kéo dài thuốc này có thể làm mất các chất điện giải và gây ra hạ kali huyết, dẫn đến tình trạng loạn nhịp tim nặng, hoặc gây xoắn đỉnh. Trong trường hợp phối hợp thuốc nhuận tràng loại này với một thuốc gây hạ kali huyết khác, chỉ số kali huyết bệnh nhân cần phải được giám sát chặt. Đây là tương tác cần phải thận trọng khi sử dụng.

- Ở ca này, bà H. đang được điều trị tăng huyết áp bằng indapamide, một thuốc lợi tiểu nhóm thiazid gây hạ kali huyết. Tính tới thời điểm hiện tại, nồng độ kali huyết của bệnh nhân khá cân bằng bởi vì bà cũng đang được điều trị bằng một thuốc gây tăng kali huyết, trandolapril. Thật vậy, các thuốc ức chế men chuyển làm giảm sự tổng hợp angiotensin II, dẫn đến giảm tổng hợp aldosteron và do đó làm tăng nồng độ kali huyết (aldosteron có tác động làm thúc đẩy bài tiết kali qua nước tiểu).

- Do đó, không nên khuyên bệnh nhân dùng thuốc nhuận tràng này vì nó ảnh hưởng đến cân bằng này, đặc biệt khi bà H. còn bắt đầu được điều trị bởi verapamil, thuốc chẹn kênh calci. Thuốc này là một thuốc trong nhóm IV để trị loạn nhịp, gây chậm nhịp tim. Tuy nhiên chính nhịp tim chậm cũng là 1 yếu tố nguy cơ gây xoắn đỉnh. Do đó, để sử dụng verapamil cần nồng độ kali huyết cân bằng.

Thái độ xử lý:

Dược sĩ cần khẳng định nguy cơ hạ kali huyết của thuốc DULCOLAX, có thể dẫn đến xoắn định ở bệnh nhân này. Mặc khác, cần đặt ra câu hỏi nguồn gốc táo bón của bà H., có thể do Isoptine. Cần đề nghị bà H. báo về tình trạng gần đây của bà và sự thay đổi không rõ nguyên nhân cho bác sĩ, và khuyên tăng cường bổ sung nước cũng như thực phẩm chứa chất xơ trong chế độ ăn. Mục tiêu thứ hai, cần khuyên dùng một thuốc nhuận tràng thẩm thấu như lactulose (DUPHALAC), macrogol (FORLAX), sorbitol (SORBITOL) vì những thuốc này không làm giảm nồng độ kali huyết.

Thuốc và tình trạng xoắn đỉnh

Xoắn đỉnh là 1 tình trạng rối loạn nhịp tim đặc biệt, có thể gây tử vong, với nhịp thất nhanh, đặc trưng bởi hình ảnh điện tâm đồ (ECG) điển hình với quãng QRS tăng rộng biên độ rồi giảm co hẹp.

Khả năng xuất hiện tình trạng xoắn đỉnh tăng ở bệnh nhân có khoảng QT kéo dài (bẩm sinh hoặc mới mắc phải).

Tình trạng hạ kali huyết, được xác định khi nồng độ ion kali trong huyết tương <3,5 mmol/L và biểu hiện bằng các triệu chứng: mỏi cơ và chuột rút, là một yếu tố nguy cơ gây xoắn đỉnh, cũng như nhịp tim chậm.

Như vậy, có nhiều loại thuốc có thể gây xoắn đỉnh. Chúng là những loại thuốc: - Kéo dài khoảng QT : như các thuốc chống loạn nhịp (disopyramid, flecainid, quinidin, amiodaron và đặc biệt là sotalol), thuốc chống loạn thần, một vài thuốc kháng histamine H1 như mizolastine, và ebastine; thuốc chống sốt rét như halofantrine, mefloquine và quinine; một vài thuốc kháng nấm nhóm azol như fluconazol, posaconazol và voriconazol; một vài thuốc chống trầm cảm (đặc biệt thuốc chống trầm cảm ba vòng).

- Thuốc hạ kali huyết, như thuốc lợi tiểu quai hoặc thiazid; thuốc nhuận tràng kích thích; thuốc corticoid…

- Thuốc chậm nhịp tim, như một lượng lớn thuốc chống loạn nhịp, thuốc chẹn β, thuốc chẹn kênh Canxi làm chậm nhịp tim (diltiazem và verapamil…), ivabradin, digoxin, thuốc hạ huyết áp

tác động lên hệ thần kinh trung ương, thuốc kháng cholinesterase. Người dịch: DS. Lê Phạm

Phương Ngọc. Hiệu đính: DS. Lê Bá Hải – BM Dược lâm sàng, Đại học Dược Hà Nội

Ca 18. Tương tác thuốc - Muối ăn kiêng

Một phần của tài liệu Nhịp cầu dược lâm sàng bài số 2 bệnh tăng huyết áp và cách phòng tránh (Trang 60 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)