nền bằng SERETIDE (salmeterol, fluticasone), và dùng VENTOLIN (salbutamol) khi cần. Hai năm trước, bà bị bệnh tim nghiêm trọng và được điều trị với COUMADIN (warfarin), DETENSIEL (bisoprolol ) và TAHOR (artovastatin) cho đến bây giờ.
Hôm nay, bà đến để mua tiếp đơn thuốc và bà có kể bà rất mệt, khó thở và bệnh hô hấp thì ngày càng nặng.
Khai thác tiền sử dùng thuốc, dược sĩ nhận thấy trong 1 năm gần đây, bà G. đã 3 lần dùng khí dung, 5 đợt điều trị kháng sinh và 8 chai VENTOLIN. Bà hỏi liệu có phải giai đoạn mãn kinh của bà đã làm nặng thêm bệnh hen suyễn không ?
Chúng ta có thể trả lời thế nào ?
Thật vậy, bệnh hen suyễn có thể chịu ảnh hưởng của nội tiết tố, và tần số cơn hen đạt tối đa trong thời kỳ mãn kinh. Tuy nhiên, cần xem xét đến các nguyên nhân khác.
Phân tích ca
Cần lưu ý tình trạng của bệnh nhân khi bệnh nhân có sự gia tăng những đợt hen suyễn nặng, cũng như việc lạm dụng thuốc giãn phế quản tác dụng ngắn.
Có thể bisoprolol (thuốc chẹn beta) là nguyên nhân làm bệnh hen suyễn nặng hơn. Thực tế, mặc dù bisoprolol được coi là có tác dụng chọn lọc trên tim (nghĩa là tác dụng ưu tiên trên thụ thể beta-1 ở tim), tất cả các thuốc chẹn thụ thể beta vẫn có thể làm trầm trọng thêm bệnh hen suyễn hiện có, do chẹn các thụ thể beta-2 ở phế quản và gây co thắt phế quản nặng, bất kể đường dùng nào, kể cả thuốc nhỏ mắt. Về lý thuyết, celiprolol là một chất chẹn beta-1 nhưng
lại là chất chủ vận beta-2, nên celiprolol là thuốc duy nhất sẽ ít gây ảnh hưởng lên tình trạng hen suyễn.
Thái độ xử lý
Với câu hỏi của bệnh nhân về bệnh hen phế quản nặng lên, nên khuyên bệnh nhân liên hệ với
bác sĩ của mình. Với sự đồng ý của bệnh nhân (ở Pháp, dược sĩ phải hỏi sự chấp thuận của bệnh
nhân trước khi trao đổi với bác sĩ về tình trạng bệnh của mình trừ khi tình huống khẩn cấp nghiêm trọng), dược sĩ đã điện thoại báo với bác sĩ kê toa về việc lạm dụng các thuốc giãn phế quản của bệnh nhân ,và hỏi bác sĩ liệu với bệnh tim của bệnh nhân, có thể thay bisoprolol bằng thuốc khác không. Sau khi cân nhắc, bác sĩ quyết định thay bisoprolol bằng thuốc ức chế men chuyển BRIEM (benazepril) 5 mg. Sáu tháng sau, bệnh hen đã được cải thiện đáng kể và việc sử dụng VENTOLIN giảm xuống còn một chai trong 6 tháng.
Chú ý
Với những bệnh nhân bị tăng huyết áp, nếu có mắc kèm bệnh hen suyễn kiểm soát kém, cần kiểm tra sự hợp lý trong lựa chọn các thuốc hạ huyết áp.
Dịch: SVD4. Trần Phương Thảo, ĐH Dược Hà Nội. Hiệu đính: DS. Đỗ Thị Hà Các ca lâm sàng từ 2 đến 23 được dịch từ 2 số báo:
1. Antihypertenseurs 13 cas pratiques - Le Moniteur des Pharmacies n° 2673 du 14/04/2007 2. Le Moniteur des Pharmaciens Formation. Cahier 2 du n° 2913/2914 du 7 janvier 2012.
Sự phê duyệt thuốc và chế phẩm sinh học mới năm 2014