Nghệ thuật tặng quà cho con

Một phần của tài liệu 5 ngôn ngữ tình yêu dành cho trẻ em (Trang 47 - 48)

Cho và nhận quà để thể hiện tình yêu thưong là một việc làm rất bình thường. Bản chất của quà tặng không phải là một món hàng vì nó phải thể hiện được tình yêu dành cho người nhận và đưực tặng không điều kiện.

Thế nhưng, điều đáng buồn là trong xã hội ngày nay, quà tặng không phải lúc nào cũng xuất phát từ lòng thành của người trao tặng. Đó là những trường họp “hối lộ” mà chúng ta thấy trong kinh doanh. Lúc này, nó đưực trao tặng vì lợi ích của người cho hơn là người nhận. Đây cũng là cách để người cho cảm ơn về những đóng góp của người nhận và yêu cầu người ấy đóng góp nhiều hơn nữa.

Nhiều trường họp cha mẹ tặng quà cho con cái cũng mang dụng ý tương tự. Khi cha mẹ tặng quà cho con trẻ vì trẻ đã lau dọn phòng, đó không phải là quà tặng thực sự mà là cách cha mẹ trả công cho việc trẻ hoàn thành nhiệm vụ được giao. Hay khi cha mẹ hứa mua kem cho con nếu con ngừng xem ti-vi để làm một việc gì đó thì cây kem này không phải là một quà tặng nữa. Nó là sự mua chuộc để trẻ làm theo ý của cha mẹ. Có thể trẻ không hiểu được ý nghĩa của từ “hối lộ” nhưng em hoàn toàn hiểu được ẩn ý bên trong hành động của cha mẹ.

Đôi khi các bậc phụ huynh thực sự muốn dành cho con một món quà ý nghĩa nhưng vì không hiểu được nhu cầu tình cảm của con nên họ lại phát đi những thông điệp khiến trẻ hoang mang. Trên thực tế, khi không cảm nhận được tình yêu thương của bố mẹ, trẻ có thể

dễ diễn dịch sai ý nghĩa của món quà mà trẻ nhận được. Trẻ sẽ cho rằng đó là quà tặng có điều kiện. Một người mẹ đã tặng cậu con trai một quả bóng chày dù trước đó chị đã nổi cáu vói con vì cậu bé đã làm việc gì đó không đúng. Ngày hôm sau, chị thấy quả bóng nằm trong nhà vệ sinh. Chị vội đi tìm gặp con trai, bé Jason, và hỏi ngay:

- Jason, quả bóng sao lại nằm ở đây? Con không thích quả bóng sao?

Jason chỉ trả lòi: “Con xin lỗi” và im lặng.

Ngày hôm sau, người mẹ lại thấy quả bóng nằm trong thùng rác. Một lần nữa, chị lại

hỏi con. Và cũng như lần trước, cậu bé Jason chỉ nhìn xuống đất và nói: “Con xin lỗi”. Sau

đó không lâu, người mẹ này học được cách làm đầy “khoang tình cảm” của Jason bằng cách trò chuyện vói con trước giờ ngủ. Và chỉ một thòi gian ngắn sau, mọi thứ thay đổi rõ rệt. Khi chị tặng Jason cây gậy bóng chày thì cậu bé đã ôm chầm lấy mẹ với nụ cười rạng rỡ:

“Con cảm 0 7 7 m ẹ!”.

Jason là một cậu bé ngoan nhưng “khoang tình cảm” của em đã bị rỗng. Những đứa trẻ như Jason hiếm khi bày tỏ nỗi buồn hay nhu cầu tình cảm của mình mà chỉ gián tiếp thể hiện nó. Việc từ chối hoặc làm lơ trước quà tặng của cha mẹ là một trong những cách thức thể hiện nhu cầu được làm đầy “khoang tình cảm” của trẻ.

Một phần của tài liệu 5 ngôn ngữ tình yêu dành cho trẻ em (Trang 47 - 48)